Lớp 5

Kể về một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường

Đề bài: Kể về một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường

ke ve mot hanh dong dung cam bao ve moi truong

I. Dàn ýKể về một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường

1. Mở bài

Giới thiệu chung về sự việc được kể

2. Thân bài

– Câu chuyện diễn ra ở đâu? Thời gian nào?
– Diễn biến câu chuyện ra sao?
+ Hành động xấu gây ảnh hưởng là gì? Do ai làm? Gây ảnh hưởng gì?
+ Hành động nào của người đó mà em thấy dũng cảm lên tiếng để bảo vệ môi trường? Mang lợi ích gì?

3. Kết bài

Cảm nghĩ của em về hành động đó

II. Bài văn mẫuKể về một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường

1. Kể về một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường, mẫu số 1:

Những ngày mưa lũ ở quê em, nước sông dâng cao gây ngập các ao hồ nuôi cá, tôm. Cá vì vậy mà tràn ra ngoài rất nhiều, đặc biệt là ở các kênh mương. Điều này khiến cho những hộ gia đình có ao hồ bơi thiệt hại rất lớn. Mặt khác, một số người dùng kích điện để đánh bắt cá tôm đem bán nhằm kiếm thêm thu nhập.

Hôm đó, như thường lệ, chú Huy cũng ra đồng, đến các kênh mương đánh cá. Khi chú đưa hai đầu của chiếc sào có dòng điện chạy qua xuống nước thì các loài cá tôm và những động vật xung quanh vùng điện giật gây tê liệt rồi chết đi. Sau đó, chú dùng vợt vớt cá lên bỏ vào giỏ của mình.

Bên kia mương, chú Mai kéo điện từ nhà ra tới bờ mương để bắt cá. Tôi rất lo sợ, vì qua bài học cô giáo giảng, em biết được rằng việc đánh bắt cá bằng dụng cụ kích điện là vô cùng nguy hiểm. Tôi cố lấy hết dũng cảm đến và nói với hai chú:

– Dạ thưa chú, cháu nghĩ các chú không nên đánh bắt cá bằng các dụng cụ như thế này ạ.

Chú Huy ngước lên, nhìn tôi bằng vẻ cảnh cáo rồi bảo:

– Để yên cho chú làm, cháu đừng cản như thế, không hay đâu.

Tôi gắng giải thích:

– Chú ạ, chú biết không, nước và đất thuộc hai loại môi trường có khả năng dẫn điện. Nên lỡ mà nguồn điện có hở khi đang trong quá trình đánh bắt, nguồn điện phóng ra rất dễ gây suy tim..

Chưa kịp để tôi nói xong, chú Huy ngắt lời:

– Mày đừng nói gở, thằng nhóc con này.

Chú Mai bên cạnh nghe thế , bèn nói:

– Để cho cháu nó nói hết xem nào

Tôi tiếp lời:

– Khi dùng kích điện đánh bắt, không chỉ cá tôm bị giết mà còn những loài sinh vật có lợi cho môi trường cũng bị tiêu diệt, gây ảnh hưởng vô cùng lớn đến hệ sinh thái và môi trường lắm các chú ạ. Pháp luật nước ta cũng đã ban hành điều luật nghiêm cấm việc dùng kích điện đấy ạ.

Rồi tôi thêm kể một vài trường hợp trên báo đài đưa tin tử vong vì đánh bắt cá.

Các chú dần hiểu ra, rồi dừng lại hành động của mình, lên bờ mương vỗ vai tôi mà nói:

– Thằng bé này được đấy, ngoan ngoãn lại còn biết bảo vệ môi trường, bảo vệ những người xung quanh mình. Chú rất cảm kích vì những lời cháu nói. Từ nay các chú sẽ ngưng dùng việc này lại.

Rồi cả hai chú và tôi nữa cùng vận động, tuyên truyền, giải thích cho bà con trong thôn, trong xóm hiểu và ý thức hơn để tránh tình trạng đánh bắt cá bằng kích điện.

Tôi rất vui vì việc làm của mình được mọi người ủng hộ, đồng tình. Hy vọng rằng tất cả chúng ta đều hiểu và chúng tay góp sức để bảo vệ chính mình, bảo vệ nguồn thủy sản cho môi trường, cho chính chúng ta.

>> Những bài văn hay về chủ đề bảo vệ môi trường:

Để rèn luyện kĩ năng quan sát và viết bài văn miêu tả, bên cạnh bàiKể về một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường, các em học sinh có thể tham khảo thêm một sốBài văn hay lớp 5khác như:Kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường, Kể lại một việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường,Kể việc làm tốt của em hoặc những người xung quanh để bảo vệ môi trường, Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường.

2. Kể về một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường, mẫu số 2:

Đó là câu chuyện dã từ hai năm về trước, vào mùa hè năm đó mình cùng bà về quê nội chơi, tại Quảng Nam. Câu chuyện hôm đó cả làng ai cũng đều biết rồi truyền tai nhau kể lại.

Ngày hôm đó là ngày 23- 6, hai anh em chú Phước và chú Thọ đang gặt lúa trên đồng, bỗng phát hiện một nhóm lâm tặc từ trong rẫy lật đật đi ra, một nhóm khác thì đang cưa gỗ nơi khu rừng một cách đầy lén lút , đây là khu rừng nguyên sinh ở hồ Đông Tiễn do nhà nước quản lý. Vì chúng quá đông, nên chưa làm gì được, hai chú ấy đành hô to để chúng bỏ chạy.

Lần theo đường đi của lâm tặc, họ tìm thấy một nơi tập kết gỗ rất lớn, vào khoảng gần 20 mét khối gỗ quý hiếm, những cây gỗ đã sống hàng chục năm trong rừng này. Hai anh em chú Phước ngăn chặn, không cho những người còn lại vận chuyển gỗ đi. Chúng bực mình, kéo thêm nhiều kẻ khác đến tấn công, hòng để doạ hai chú ấy, song các chú vẫn một mực đinh ninh, giữ vững, quyết không cho chúng rời bãi tập kết gỗ. Vừa ngăn cản, chú Phước vừa lấy điện thoại gọi báo về đồn kiểm lâm của tỉnh.Trong lúc chờ đợi người cán bộ từ trên xuống, dù rất đói và mệt song chú Phước và chú Thọ vẫn cố giữ số gỗ mặc cho nhiều kẻ vẫn ngang nhiên kéo đến để tẩu tán.

Khi lực lượng kiểm lâm tới, số gỗ được hai chú bàn giao cho các cán bộ tịch thu. Uỷ ban nhân dân huyện khen tặng thành tích chống phá rừng cho hai chú. Mọi người trong làng đều khâm phục trước tinh thần dũng cảm của chú Phước và chú Thọ.

3. Kể về một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường, mẫu số 3:

Một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường mà em được nghe là câu chuyện về chú kiểm lâm Hoàng Văn Cái, một người con sinh ra tại Quảng điền, Thừa Thiên Huế. Là một con người yêu thiên nhiên và mong muốn bảo vệ một môi trường trong lành, bảo vệ lá phổi của rừng xanh, anh luôn ý thức được trách nhiệm của mình trong công việc, tập trung cao độ và hoàn thành tốt những nhiệm vụ cấp bách , đặc biệt là trong công tác đối phó với nạn lâm tặc đang hoành hành.

Vào tháng 4 năm 2019, đội kiểm lâm do anh Cái chỉ huy đang trên đường tuần tra rừng thì phát hiện có đoàn người đang nhanh chóng vận chuyển hơn 30 mét khối gỗ trái phép từ thác Charmăng theo đường rừng để tẩu tán ra ngoài.

Lúc này, đội ta lực lượng rất ít, chỉ có ba người, vì vậy anh nhanh chóng gọi điện cho trạm kiểm lâm số 2 lên trợ giúp. Lần theo dấu vết của chúng, đến khi các đối tượng này sắp hoàn thành những bước cuối thì anh Cái chỉ đạo lực lượng ùa ra, tấn công bất ngờ khiến chúng hoang mang, không kịp bỏ chạy. Các chiến sĩ đội kiểm lâm số 2 lúc này chưa kịp tới, anh Cái tiếp tục ra lệnh cho anh em tập kết lại tất cả số gỗ mà bọn chúng đã vứt lại. Khoảng 30 phút sau, trong khi các anh kiểm lâm đang làm nhiệm vụ, vì bức xúc với hành động của kiểm lâm, bọn lâm tặc kéo theo người vào đe doạ, hòng cướp lại số gỗ bị thu hồi. Chúng dùng đá xán vào người rồi dọa nạt, khích tướng và lăng mạ các anh kiểm lâm. Giữ bình tĩnh, các anh đương đầu một cách đầy quả cảm đề bảo vệ số gỗ. Sự cương quyết và dũng cảm của lực lượng kiểm lâm đã khiến chúng chấp nhận đầu hàng và bỏ chạy. Số gỗ được giữ nguyên vẹn, song các anh đều bị thương, có người bị rách ở đầu phải khâu 2 , có người bị bầm tím ở tay và lưng, anh Cái bị rách tai, khâu 4 mũi.

Không chỉ là một người dũng cảm trong công việc của mình, anh Cái còn rất hài hước, luôn tạo tiếng cười cho mọi người bằng. Những câu chuyện vui vẻ của anh trên đường tuần tra luôn là liều thuốc làm vơi đi những khó nhọc, mệt mỏi cho các đồng nghiệp. Đặc biệt, anh Cái có năng khiếu âm nhạc nên thường dùng những lời hát, câu về độ mình tự sáng tác để tuyên truyền mọi người bảo vệ rừng và cảm hoá người dân về ý thức tránh chặt phá rừng làm nương rẫy.

Một con người mẫu mực như anh Cái luôn là tấm gương sáng cho chúng em nói theo. Em hy vọng rằng sẽ có nhiều người giỏi giang và trách nhiệm như anh Cái, để bảo vệ làng xóm quê hương mình mãi mãi xanh tươi.

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button