Địa lí 12

Giải bài 41 vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long

Để hiểu được đặc điểm tự nhiên, của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), với những thế mạnh và hạn chế của nó đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng. Cũng như nhận thức được vấn đề cấp thiết và những biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên nhằm biến ĐBSCL thành một khu vực kinh tế quan trọng của cả nước, chúng ta cùng đến với bài “Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long” địa lí 12.

A. Kiến thức trọng tâm

1. Các bộ phận hợp thành của đồng bằng sông Cửu Long

  • Lãnh thổ: gồm có 13 tỉnh, thành phố.
  • Vị trí: tiếp giáp Đông Nam Bộ, Campuchia, Vịnh Thái Lan và Biển Đông
  • Là châu thổ lớn nhất nước ta, bao gồm:
    • Phần đất liền nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu (Thượng và hạ châu thổ)
    • Phần nằm ngoài phạm vi tác động trực tiếp của 2 sông trên (Đồng bằng Cà Mau).

2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu

Tự nhiên

Thế mạnh

Hạn chế

Đất

Chủ yếu về chất lượng và số lượng.

Đất phù sa ngọt màu mỡ nhất, chiếm diện

tích khá lớn …

Đất phèn, đất mặn nhiều , đất thiếu

dinh dưỡng , quá chặt, khó thoát nước .

Khí hậu

Tính chất cận xích đạo, nguồn nhiệt cao, lượng mưa lớn .

Mùa khô kéo dài, thiếu nước

Các thiên tai khác: lũ lụt…

Sông ngòi

Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt

Mùa khô thiếu nước, tăng độ nhiễm phèn, mặn .

Sinh vật

Thực vật : rừng tràm , rừng ngập mặn

Động vật : cá , chim …

Tài nguyên biển phong phú ,hàng trăm bãi cá, bãi tôm….

Có nguy cơ giảm thành phần loài .

Khoáng sản

Dầu khí, đá vôi, than bùn …

Khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế xã hội .

3. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long

  • Việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là một vấn đề cấp bách để vùng này trở thành vùng kinh tế quan trọng .
  • Biện pháp:
    • Phát triển thủy lợi: chống úng lụt trong mùa mưa, thau chua rửa mặn trong mùa khô .
    • Khai hoang mở rộng diện tích gieo trồng kết hợp cải tạo đất, lai tạo giống mới.
    • Cần duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.
    • Chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lí.
    • Vùng biển: kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo, đất liền kinh tế liên hoàn.
    • Chủ động sống chung với lũ.

Bài tập & Lời giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1: Trang 185 – sgk địa lí 12

Hãy kể tên 13 tỉnh, thành phố ở Đồng bằng sông Cửu Long?

Xem lời giải

Câu 2: Trang 186 – sgk địa lí 12

Tài nguyên đất ở Đồng bằng Sông Cửu Long có thuận lợi và khó khăn như thế nào đối với việc phát triển nông nghiệp?

Xem lời giải

Câu 3: Trang 187 – sgk địa lí 12

Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước?

Xem lời giải

Câu 4: Trang 188 – sgk địa lí 12

Dựa vào hình 41.3, hãy so sánh cơ cấu sử dụng đất giữa đồng bằng sông Cửu Long với đồng bằng sông Hồng?

Xem lời giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1: Trang 189 – sgk địa lí 12

Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng Sông Cửu Long?

Xem lời giải

Câu 2: Trang 189 – sgk địa lí 12

Phân tích các thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên  và ảnh hưởng của nó đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long?

Xem lời giải

Câu 3: Trang 189 – sgk địa lí 12

Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng Sông Cửu Long cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? Tại sao?

Xem lời giải

Câu hỏi: Tại sao “Sống chung với lũ” là cách ứng xử tốt nhất đối với tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long?

Xem lời giải

Câu hỏi: Nêu những biểu hiện chứng tỏ vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa khai thác hết các tiềm năng cho việc sản xuất lương thực?

Xem lời giải

Câu hỏi: Tại sao trong thời gian vừa qua, tình trạng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long lại diễn ra hết sức nghiêm trọng?

Xem lời giải

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button