Địa lí 12

Đề thi thử THPT quốc gia môn Địa năm 2017 Đề 3

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017

BÀI THI: MÔN ĐỊA LÝ 

(Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề)

 

Câu 1. Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng

A. 0,5 triêụ km                      

B. 0,7 triêụ km                 

C. 1,0 triêụ km                 

D. 1,2 triêụ km

 

Câu 2. Vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở là

A. nội thủy.           

B. lãnh hải.         

C. vùng tiếp giáp lãnh hải.         

D. vùng đặc quyền kinh tế.

 

Câu 3. Vùng núi cao nhất nước ta là

A. Đông Bắc.                  

B. Tây Bắc.            

C. Trường Sơn Bắc.       

D. Trường Sơn Nam.

 

Câu 4. Căn cứ vào cấp quản lí, đô thị nào sau đây của nƣớc ta không phải là đô thị trực thuộc Trung Ương?

A. Hà Nội.                      

B. TP Hồ Chí Minh.               

C. Huế.                                

D. Đà Nẵng.

 

Câu 5. Vùng nào sau có sản lượng lơng thực lớn nhất ở nƣớc ta?

A. Đồng Bằng Sông Hồng                                      

B. Đồng Bằng Sông Cửu Long.

C. Đông Nam Bộ.                                                   

D. Bắc Trung Bộ.

 

Câu 6. Vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta là

A. Đông Nam Bộ.                                              

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.                           

D. Trung du miền núi Bắc Bộ

 

Câu 7. Vùng có trữ năng thủy điêṇ bâc̣ nhất ở nước ta là

A. Bắc Trung Bộ.                                   

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Đông Nam Bộ.                                  

D. Tây Nguyên.

 

Câu 8. Đồng bằng sông Cửu Long phát triển về chăn nuôi thủy cầm và thủy sản là do

A. kênh rạch chằng chịt.                                      

B. chính sách ưu tiên phát triển.

C. có diện tích mặt nƣớc lớn.                               

D. đem lại lợn nhuận cao cho người sản xuất.

 

Câu 9. Tây Nguyên dẫn đầu cả nước về diện tích trồng cây công nghiệp nào?

A. Cây điều.                

B. Cây chè.                    

C. Cây cao sản.                          

D. Cây cà phê.

 

Câu 10. Vùng sản xuất muối lớn nhất nước ta là

A. Bắc Trung Bộ.                                   

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. đồng bằng sông Cửu Long.                 

D. Đông Nam Bộ.

 

Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh, thành phố nào sau đây không giáp với nước Lào?

A. Hà Tĩnh.          

B. Quảng Bình.              

C. Quảng Trị.                 

D. Đà Nẵng.

 

Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh có số lƣợng trâu, bò lớn nhất nước ta là

A. Nghệ An.             

B. Thanh Hóa.                   

C. Kon Tum.                   

D. Sơn La.

 

Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 25, vùng có nhiều di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, nghệ thuật là

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.                        

B. đồng bằng sông Hồng.

C. Bắc Trung Bộ.                                               

D. Tây Nguyên.

 

Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 23, quốc lộ 1 không đi qua vùng kinh tế nào của nước ta?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.                              

B. Tây Nguyên.

C. Đông Nam Bộ.                                                    

D. Duyên Hải Nam Trung Bộ.

 

Câu 15. Đồng bằng sông Cửu Long được bồi đắp phù sa của hệ thống sông nào?

A. Sông Hồng và Sông Thái Bình.                     

B. Sông Đồng Nai.

C. Sông Cả.                                                           

D. Sông Mê Công.

 

Câu 16. Gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng mạnh nhất tới vùng núi nào của nước ta?

A. Tây Bắc.                                    

B. Trường Sơn Bắc.

C. Đông Bắc.                                 

D. Trường Sơn Nam.

 

Câu 17. Nhận định nào sau đây không đúng với cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn kỷ thuật của nước ta hiện nay?

A. Lao động đã qua đào tạo ngày càng tăng.

B. Lao động chưa qua đào tạo ngày càng giảm.

C. Tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo cao hơn đã qua đào tạo.

D. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo cao hơn chưa qua đào tạo.

 

Câu 18. Trong cơ cấu lãnh thổ kinh tế đã hình thành nên các vùng kinh tế trọng điểm nhằm mục đích chính là

A. đa dạng hóa sản phẩm.

B. thị trường trao đổi rộng khắp.

C. phát huy lợi thế của từng vùng.

D. thúc đẩy kinh tế vùng.

 

Câu 19. Trong cơ cấu ngành công nghiệp thì tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến tăng và chiếm lớn nhất là do

A. thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.

B. cơ cấu ngành đa dạng.

C. giải quyết được nhiều việc làm cho lao động.

D. đảm bảo nhu cầu thiết yếu không thế thay thế được.

 

Câu 20. Điều kiêṇ khí hâụ khó khăn nhất cho sản xuất thủy sản nước ta là

A. ảnh hưởng mạnh của gió mùa, mùa đông lạnh.

B. bão diễn ra hàng năm và tần suất lớn.

C. hạn hán.

D. tính phân mùa mua – khô rõ rêṭ.

 

Câu 21. Khó khăn lớn nhất về điều kiện tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở vùng Tây Nguyên là

A. thiếu nước vào mùa khô.

B. địa hình bị cắt xẻ.

C. diện tích đất bị xói mòn lớn.

D. khí hậu phân hóa.

 

Câu 22. Những tỉnh, thành phố nào ở nước ta có hai huyêṇ đảo?

A. Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa.

B. Quảng Ninh, Hải Phòng, Kiên Giang.

C. Quảng Ninh, Kiên Giang, Khánh Hòa.

D. Quảng Ninh, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu.

 

Câu 23. Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO HOẠT ĐỘNG Ở NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ 2010.

(đơn vị: %)

 

Năm

 

Tổng số

Chia ra

Đánh bắt

Nuôi trồng

2000

100,0

55,5

44,5

2010

100.0

38,4

61,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013, nhà xuất bản Thống kê 2014)

Để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản phân theo hoạt động ở nƣớc ta năm 2000 và 2010, cần phải vẽ biểu đồ

A. cột chồng.                        

B. miền.                      

C. tròn.                    

D. cột ghép.

 

Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng nào sau đây chịu ảnh hưởng nhiều nhất của gió Tây khô nóng?

A. Trung du miền núi Bắc Bộ.                         

B. Bắc Trung Bộ.

C. Duyên Hải Nam Trung Bộ.                          

D. Tây Nguyên.

 

Câu 25. Tính chất thất thƣờng của khí hậu nƣớc ta là do

A. sự hoaṭ đôṇ g của các khối khí

B. lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài.

C. điạ hình phức tap̣ .

D. hướng điạ hình.

 

Câu 26. Dựa vào nguyên tắc quản lý, sử dụng mà Nhà nƣớc ta đã phân thành những loại rừng

A. rừng chắn gió, chắn sóng, chắn cát.

B. rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.

C. rừng ven biển, rừng đầu nguồn, rừng lấy gỗ.

D. rừng tự nhiên, rừng trồng, khai thác.

 

Câu 27. Biểu hiện rõ nhất về sức ép của gia tăng dân số nhanh đến chất lượng cuộc sống là

A. giảm tốc độ phát triển kinh tế.

B. giảm GDP bình quân đầu người.

C. ô nhiễm môi trường.

D. cạn kiệt tài nguyên.

 

Câu 28. Diện tích gieo trồng lúa của nước ta tăng nhanh trong thời gian gần đây là do

A. thâm canh tăng vụ.

B. nâng cao hệ số sử dụng đất.

C. khai hoang mở rộng diện tích.

D. đưa các giống lúa ngắn ngày vào canh tác.

 

Câu 29. Tuyến đƣờng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội ở phía Tây đất nước ta là

A. quốc lộ 1.

B. đường sắt Thống nhất.

C. đường quốc lộ 8A.

D. đường Hồ Chí Minh.

 

Câu 30. Ở trung du và miền núi nƣớc ta phân bố công nghiệp phân tán, nhỏ lẻ trong không gian là do

A. ngành nông nghiệp trồng lúa kém phát triển.

B. lao động với tay nghề thấp.

C. điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

D. giao thông đi lại khó khăn,kinh tế kém phát triển.

 

Câu 31. Bô – xít phân bố chủ yếu ở vùng nào của nước ta?

A. Trung du miền núi Bắc Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đông Nam Bộ.

 

Câu 32. Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển vùng duyên hải miền Trung sẽ góp phần

A. phát huy lợi thế, tiềm năng vùng biển.

B. đem lại nguồn thu lớn cho vùng.

C. hạn chế ô nhiễm môi trường.

D. giải quyết việc làm cho lao động.

 

Câu 33. Ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng trong việc đánh bắt xa bờ của nước ta là

A. bảo vệ vùng trời, vùng biển, thềm lục địa.

B. bảo vệ nguồn lợi hải sản, bảo vệ vùng biển.

C. bảo vệ dầu khí, bảo vệ mặt nước.

D. bảo vệ ngư dân, bảo vệ đất liền.

 

Câu 34. Cho bảng số liệu

SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CÓ HẠT BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2005 – 2012

(đơn vị: kg/người)

Năm

2005

2010

2012

Đồng bằng sông Hồng

356

365,5

359,9

Đồng bằng sông Cửu Long

1.155,9

1.269,1

1410,1

(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2013, nhà xuất bản Thống kê 2014)

Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?

A. Sản lượng lương thực cả 2 đồng bằng tăng nhanh.

B. Sản lượng lương thực bình quân ở đồng bằng sông Hồng tăng nhanh hơn.

C. Sản lượng lương thực bình quân ở đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn nhiều so với đồng bằng sông Hồng.

D. Sản lượng lương thực bình quân ở đồng bằng sông Hồng tăng liên tục trong giai đoạn trên.

 

Câu 35. Cho biểu đồ:

bai353

Biểu đồ trên thể hiện:

A. cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo  thành phần kinh tế.

B. tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế.

C. tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế.

D. tình hình phát triển mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế.

 

Câu 36. Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005-2012

Năm

2005

2010

2011

2012

Than (nghìn tấn)

34.039

44.835

46.611

42.083

Dầu (nghìn tấn)

18.519

15.014

15.185

16.739

Khí tự nhiên (triệu m3)

6.440

9.402

8.480

9.355

(Nguồn:. Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê 2014)

Để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lƣợng một số sản phẩm của ngành công nghiệp nước ta giai đoạn 2005 – 2012, cần phải vẽ biểu đồ nào?

A. Đường.                        

B. Cột ghép.                     

C. Cột chồng.                 

D. Miền.

 

Câu 37. Điều kiện tự nhiên quan trọng nhất để xây dựng các cảng nước sâu phát triển GTVT biển là

A. bờ biển có nhiều vịnh biển kín, nhiều cửa sông.

B. bờ biển khúc khủy, ăn sâu vào đất liền.

C. nhiều quần đảo, đảo ven bờ chắn gió.

D. có vị trí địa lý rất thuận lợi.

 

Câu 38. Nét đặc trưng phân biệt vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với các vùng kinh tế khác là

A. tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất, có trình độ phát triển kinh tế cao nhất.

B. dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.

C. lịch sử khai thác khá lâu đời.

D. phát triển các ngành dịch vụ.

 

Câu 39. Ý nghĩa về tăng cường hợp tác ở nước ta với các nước láng giềng về vấn đề biển và thềm lục địa nhằm:

A. ổn định khu vực, bảo vệ lợi ích chính đáng, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

B. ổn định khu vực, bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân.

C. ổn định khu vực, bảo vệ và khai thác tài nguyên vùng biển.

D. phát triển khai thác, đánh bắt xa bờ để giữ vững chủ quyền lãnh thổ.

 

Câu 40. Cho bảng số liệu:

TÌNH HÌNH XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005-2012

Năm

2005

2007

2010

2012

Tổng kim ngạch (tỉ USD)

69

111

157

229

Xuất khẩu

32

49

72

115

Nhập khẩu

37

62

85

114

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch (%)

100

161

228

332

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014)

Để thể hiện tình hình xuất, nhập khẩu và tốc độ tăng trƣởng tổng kim ngạch của nước ta giai đoạn 2005-2012, biểu đồ nào sau thích hợp nhất?

A. Biểu đồ cột                             

B. Biểu đồ kết hợp (cột và đường)            

C. Biều đồ đường                        

D. Biểu đồ miền

                    ——————————————–HẾT—————————————-

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button