ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017
BÀI THI: MÔN ĐỊA LÝ
(Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề)
Câu 1: Được xem như đường biên giới đất liền của nước ta là vùng
A. tiếp giáp lãnh hải
B. lãnh hải
C. nội thủy
D. vùng đặc quyền kinh tế
Câu 2: Các cơn bão thường diễn ra sớm hoặc muộn bất thường vào tháng V và tháng XII thường có đặc điểm:
A. có cường độ yếu.
B. thường có lượng mưa lớn đặc biệt.
C. có diện mưa bão rộng.
D. ít đi vào đất liền.
Câu 3: Căn cứ vào biểu đồ giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất các ngành trong nông nghiệp (Atlat địa lí Việt Nam trang 18), nhận định náo sau đây đúng với sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp:
A. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng, cơ cấu chuyển dịch
B. Giảm tỉ trọng nông nghiệp tăng tỉ trọng thủy sản và lâm nghiệp
C. Giảm tỉ trọng nông nghiệpvà lâm nghiệp, tăng tỉ trọng thủy sản
D. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng, cơ cấu ổn định
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết lưu lượng nước trung bình của sông Mê Công (trạm Mỹ Thuận) lớn nhất vào tháng nào trong năm?
A. Tháng VIII.
B. Tháng VII.
C. Tháng VI.
D. Tháng X.
Câu 5: Thành phần kinh tế nhà nước có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta là do
A. chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP
B. có số lượng doanh nghiệp thành lập mới hàng năm nhiều nhất trên cả nước
C. Chi phối hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế
D. nắm các ngành và các lĩnh vực kinh tế then chốt của quốc gia
Câu 6: Ở nước ta trong thời gian qua, diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn cây công nghiệp hằng năm vì
A. cơ cấu diện tích cây công nghiệp mất cân đối trầm trọng.
B. sản phẩm cây công nghiệp hằng năm không đáp ứng được yêu cầu.
C. đáp ứng hu cầu thị trường, giá trị kinh tế cao, xuất khẩu
D. cây công nghiệp hằng năm có vai trò không đáng kể trong nông nghiệp.
Câu 7: Ở Tây nguyên, chè được trồng:
A. trên các cao nguyên cao, nhiệt độ thấp
B. trên các cao nguyên thấp, kín gió
C. nhiều ở tất cả các tỉnh
D. ở những nơi có đất badan
Câu 8: Ý nào sau đây đúng khi nói về điều kiện khai thác và nuôi trồng thủy sản hiện nay nước ta?
A. Các dịch vụ thủy sản chỉ tập trung ở thành phố
B. Chưa hình thành các cơ sở chế biến thủy sản
C. Phương tiện, tàu thuyền, ngư cụ vẫn còn lạc hậu, hạn chế đánh bắt xa bờ
D. Nhân dân ta chưa có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
Câu 9: Vấn đề đặt ra khai thác dầu khí ở thềm lục địa là
A. Tăng cường hợp tác với các nước, chuyển giao sông nghệ
B. Xây dựng nhà máy lọc dầu tại nơi khai thác
C. Tránh xảy ra sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí
D. Hợp tác toàn diện lao động với nước ngoài
Câu 10: Đặc điểm nào không đúng với chất lượng lao động nước ta.
A. cần cù, sáng tạo, ham học hỏi.
B. có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất công nghiệp.
C. chất lượng lao động đang ngày càng được nâng lên.
D. có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
Câu 11: Đặc điểm nào không thuộc hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta
A. Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để đảm bảo tốt nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.
B. Xây dưng cơ cấu ngành tương đối linh hoạt, thích nghi cơ chế thị trường.
C. Đẩy mạnh các ngành mũi nhọn, trọng điểm, đưa CN năng lượng đi trước một bước. Các ngành khác điều chỉnh theo nhu cầu thị trường.
D. Đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm
Câu 12: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm dân số nước ta hiện nay?
A. Đông dân, nhiều thành phần dân tộc
B. Dân số già hóa, gia tăng tự nhiên giảm
C. Phân bố không đều
D. Dân số thành thị chiếm tỉ lệ cao
Câu 13: Để giảm bớt tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp chủ yếu và lâu dài là
A. giảm tỉ suất gia tăng dân số ở nông thôn
B. đa dạng hóa các hoạt động kinh tế nông thôn
C. phát triển, mở rộng mạng lưới đô thị
D. kiểm soát nhập hộ khẩu của dân nông thôn về thành phố
Câu 14: Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta không phải là ngành
A. có thế mạnh lâu dài.
B. đem lại hiệu quả kinh tế cao.
C. tác động mạnh đến việc phát triển các ngành khác.
D. dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 15: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp nhằm mục đích để :
A. Sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế – xã hội và môi trường.
B. Thúc đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
C. Sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ.
D. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất – kỹ thuật để phat triển đất nước
Câu 16: Hướng chuyên môn hóa sản xuất công nghiệp của cụm Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả là
A. Hoá chất, giấy
B. Cơ khí, luyện kim
C. Vật liệu xây dựng, phân hóa học
D. Cơ khí, khai thác than
Câu 17: Tiếp giáp với biển Đông trên 3260km nên nước ta:
A. có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều.
B. chịu tác động thường xuyên của gió mùa.
C. thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức.
D. có hơn ½ số tỉnh, thành nằm giáp biển.
Câu 18: Cho biểu đồ
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Tốc độ tăng trưởng sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản trong giai đoạn 2005 – 2010.
B. Sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản trong giai đoạn 2005 – 2010.
C. Thể hiện sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản của nước ta trong giai đoạn 2005 – 2010.
D. So sánh sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản của nước ta trong giai đoạn 2005 – 2010.
Câu 19: Gió Phơn khô nóng ở đồng bằng ven biển Trung Bộ có nguồn góc từ
A. áp cao Bắc Ấn Độ Dương
B. áp cao Nam Ấn Độ Dương
C. áp cao cận Chí tuyến Nam Thái Bình Dương.
D. áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam
Câu 20: Cho bảng số liệu sau
CƠ CẤU LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHÂN THEO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN KĨ THUẬT CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
(Đơn vị %)
Năm Trình độ |
1996 |
2005 |
2010 |
2013 |
2014 |
Đã qua đào tạo |
12,3 |
25,0 |
14,6 |
17,9 |
18,6 |
Trong đó: |
|
|
|
|
|
Chứng chỉ nghề sơ cấp |
6,2 |
15,5 |
3,8 |
5,3 |
4,9 |
Trung học chuyên nghiệp |
3,8 |
4,2 |
3,4 |
3,7 |
3,7 |
Cao đẳng, đại học trở lên |
2,3 |
5,3 |
7,4 |
8,9 |
10,0 |
Chưa qua đào tạo |
87,7 |
75,0 |
85,4 |
82,1 |
81,4 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Nhận xét nào su đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Trình độ người lao động nước ta không biến động
B. Phần lớn lao động nước ta chưa qua đào tạo
C. Chiếm tỉ lệ cao nhất là trung cấp
D. Lực lượng lao động có trình độ cao khá nhiều
Câu 21: Căn cứ vào Atlát trang 15, nhận định nào sau đây đúng với sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta từ năm 1995- 2007:
A. giảm tỉ trọng lao động ở khu vực III, tăng tỉ trọng KVIII, KVI
B. chuyển dịch theo xu hướng CNH- HĐH
C. giảm tỉ trọng lao động ở khu vực II, ttăng tỉ trọng khu vực III
D. chuyển dịch theo xu hướng tăng vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 22: Cho biểu đồ sau
Căn cứ vào biểu đồ, nhận xét nào dưới đây là đúng?
A. Tỉ trọng cây công nghiệp còn rất thấp dưới 10%, tăng
B. Tỉ trọng cây công nghiệp tăng 5,9%, cây lương thực vẫn chiếm cao nhất
C. Tỉ trọng cây lương thực lớn nhất nhưng lại tăng tới 8%, cây thực phẩm giảm
D. Tỉ trọng cây thực phẩm, cây ăn quả và các cây khác giảm 4,9%
Câu 23: Cho bảng số liệu sau
DÂN SỐ VIỆT NAM QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: Nghìn người)
Năm |
2000 |
2005 |
2009 |
2014 |
Tổng số |
77 631 |
82 392 |
86 025 |
90 729 |
Thành thị |
18 725 |
22 332 |
25 585 |
30 035 |
Nông thôn |
58 906 |
60 060 |
60 440 |
60 694 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Để thể hiện cơ cấu dân số nước ta giai đoạn 2000 – 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ cột.
B. Biểu đồ đường.
C. Biểu đồ kết hợp.
D. Biểu đồ miền.
Câu 24: So với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh
A. có quy mô công nghiệp nhỏ hơn
B. có nhiều thiên tai nhiều hơn
C. có cơ cấu kinh tế phát triển hơn
D. có địa hình thấp hơn
Câu 25: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 6- 7, hãy cho biết vịnh Vân Phong và Cam Ranh thuộc tỉnh (thành phố) nào?
A. Quảng Ninh
B. Huế
C. Hải Phòng
D. Khánh Hòa
Câu 26: Một trong những biểu hiện về sự khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là:
A. Giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP
B. Các sản phẩm nông nghiệp đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ của người dân
C. Nhà nước bắt đầu có các chính sách qua tâm đến nông nghiệp, nông thôn
D. Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với vùng sinh thái nông nghiệp
Câu 27: Vùng có mức độ tập trung công nghiệp nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Cửu Long
B. Đồng bằng Sông Hồng
C. Đông Nam Bộ
D. Duyên Hải Nam Trung Bộ
Câu 28: Ngành nào sau đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay :
A. Luyện kim
B. Năng lượng
C. Hóa chất
D. Sản xuất hàng tiêu dùng
Câu 29: Cho bảng số liệu sau: Sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta giai đoạn 1995 – 2010.
Năm |
1995 |
2000 |
2006 |
2010 |
2012 |
Than(triệu tấn) |
8,4 |
11,6 |
38,8 |
44,8 |
45,1 |
Dầu thô (triệu tấn) |
7,6 |
16,3 |
16,8 |
15,0 |
16,7 |
Điện(tỉ kwh) |
14,7 |
26,7 |
57,9 |
91,7 |
115,1 |
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô, điện của nước ta thời kỳ 1995-2010 là
A. biểu đồ đường
B. biểu đồ kết hợp
C. biểu đồ cột
D. biểu đồ miền
Câu 30: Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 ở Trung Bộ là
A. gió Đông Bắc cùng với dải hội tụ nhiệt đới.
B. gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới.
C. gió Tây Nam cùng với bão.
D. gió Tây Nam cùng với Biển Đông.
Câu 31: Đông Nam Bộ trở thành vùng có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta là do
A. khai thác hiệu quả các thế mạnh vốn có.
B. tiềm năng thủy điện lớn nhất cả nước.
C. giàu tài nguyên khoáng sản nhất cả nước.
D. dân số và nguồn lao động lớn nhất cả nước.
Câu 32: Về mùa đông, từ Đà Nẵng trở ra Bắc loại gió nào sau đây chiếm ưu thế?
A. Tín phong bán cầu Bắc.
B. Gió phơn Tây Nam.
C. Tín phong bán cầu Nam.
D. Gió mùa Đông Bắc.
Câu 33: Khó khăn lớn nhất đối với việc khai thác tiềm năng thủy điện của nước ta là
A. các sông lớn chủ yếu bắt nguồn bên ngoài lãnh thổ
B. sông ngòi nước ta ngắn dốc
C. lượng nước phân bố không đều trong năm
D. sông nhiều nước, giàu phù sa
Câu 34: Căn cứ vào Atlat địa lý Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh là
A. Phú Quốc,Cát Bà
B. Cát Bà, Bạch Long Vĩ
C. Cô Tô, Cát Bà
D. Cái Bầu, Cô Tô
Câu 35: Nguyên nhân làm cho khí hậu nước ta có đặc điểm nhiệt đới gió mùa là
A. nước ta ở trong vùng nội khí tuyến, nằm gần trung tâm gió mùa châu Á, tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn.
B. trong năm Mặt Trời hai lần đi qua thiên đỉnh và vị trí nước ta tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn.
C. trong năm Mặt Tròi luôn đứng cao trên đường chân trời và vị trí nước ta nằm gần trung tâm gió mùa châu Á.
D. vị trí nước ta nằm gần trung tâm gió mùa châu Á và tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn.
Câu 36: Nhân tố quyết định đến quy mô, cơ cấu và phân bố sản xuất nông nghiệp nước ta là:
A. Khí hậu và nguồn nước.
B. Lực lượng lao động.
C. Cơ sở vật chất – kĩ thuật.
D. Hệ thống đất trồng
Câu 37: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là
A. có địa hình cao nhất nước ta.
B. đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
C. gồm các dãy núi liền kề với các cao nguyên.
D. có 3 mạch núi lớn hướng tây bắc – đông nam.
Câu 38: Nguyên nhân cơ bản làm cho Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long là do
A. đất dai màu mỡ, phì nhiêu hơn.
B. lịch sử định cư sớm hơn.
C. khí hậu thuận lợi hơn.
D. giao thông thuận tiện hơn.
Câu 39: Nguyên nhân làm cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nước ta phân bố rộng rãi là
A. Giải quyết số lượng lớn lao động có chuyên môn cao.
B. Nước ta có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng, thị trường tiêu thụ rộng.
C. Là ngành mang lại nhiều lợi nhuận, thu hồi vốn nhanh
D. Nguyên liệu chủ yếu của ngành là sản phẩm từ nông nghiệp và từ thủy sản, khó bảo quản, vận chuyển xa tốn kém.
Câu 40: Ở nước ta, vùng hạn hán nghiêm trọng nhất, kéo dài 6-7 tháng/năm là:
A. Tây Nguyên với mùa khô sâu sắc.
B. đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô.
C. vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.
D. các thung lũng khuất gió ở miền Bắc.
————————–HẾT—————————-