Lớp 5

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2021 – 2022

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2021 – 2022 hệ thống lại toàn bộ những kiến thức quan trọng, cùng 2 đề ôn thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 5, có đáp án kèm theo.

Qua đó, giúp các em luyện giải đề ôn tập, rồi so sánh đáp án thuận tiện hơn để đạt kết quả cao trong bài thi giữa học kì 2 sắp tới. Đồng thời, còn giúp thầy cô dễ dàng giao đề ôn tập cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của TH Văn Thủy:

Ôn tập lý thuyết giữa học kì 2 môn Toán lớp 5

1. Số học: Số tự nhiên, phân số, số thập phân

  • Đọc, viết, so sánh
  • Thực hiện bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia
  • Tính giá trị biểu thức, tìm thành phần chưa biết
  • Các bài toán có liên quan đến 4 phép tính
  • Sử dụng các tính chất giao hoán, kết hợp,…. để tính nhanh

2. Đại lượng: Khối lượng, độ dài, diện tích, thể tích, thời gian.

  • Đổi
  • So sánh
  • Các phép tính với các đại lượng…

3. Toán có lời văn:

  • Giải toán có lời văn về tính chu vi, diện tích , thể tích các hình đã học;
  • Giải toán về vận tốc, quãng đường và thời gian: 1 động tử, 2 động tử (Cùng chiều, ngược chiều)
  • Ôn giải toán có quan hệ tỉ lệ, tỉ số phần trăm, các dạng toán điển hình
  • Toán về biểu đồ hình quạt

4. Hình học: Tính chu vi, diện tích, thể tích các hình đã học:

  • Chu vi, diện tích của hình thang, hình tròn……
  • Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, hình lập phương…
  • Thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương…

Đề ôn tập thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 5 – Đề 1

PHẦN I: Trắc nghiệm

Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1:

a. Hình lập phương là hình:

A. Có 6 mặt đều là hình vuông, có 8 đỉnh và 12 cạnh bằng nhau
B. Có 6 mặt đều là hình chữ nhật, có 8 đỉnh và 12 cạnh bằng nhau.
C. Có 6 mặt đều là hình chữ nhật, có 12 đỉnh và 8 cạnh.

b. Trong hình bên, AH là đường cao của mấy hình tam giác?

A. 3 hình
B. 4 hình A
C. 5 hình
D. 6 hình

1651233662 444 Toan 5 1

c. Số thích hợp để điền vào chỗ chấm: 0,22 m3 = ………. dm3 là bao nhiêu?

A. 22
B. 220
C. 2200
D. 22000

d. Một hình tròn có bán kính là 6cm thì diện tích là:

A. 113,04cm2
B. 113,03cm2
C. 113,02cm2
D. 113cm2

e. Diện tích của phần tô đậm trong hình chữ nhật dưới đây là:

A. 20 cm2
B. 14 cm2
C. 24 cm2
D. 34 cm2

1651233662 577 Toan 5 2

f. Hình lập phương có cạnh là 5m. Vậy thể tích hình lập phương đó là:

A. 150 m3
B. 125 m3
C. 100 m3
D. 25 m3

Câu 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm

a. 3 năm 6 tháng = …… tháng
b. 1,5 giờ = ……. phút
c. 0,75 phút = ……. giây
d. 15 phút = …… giờ

PHẦN II: Tự luận

Bài 1: Đặt tính rồi tính

8 giờ 39 phút + 6 giờ 25 phút

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

2 ngày 7 giờ x 6

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

6 năm 9 tháng – 3 năm 9 tháng

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

4 giờ 24 phút : 3

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

Bài 2: Một bể kính nuôi cá dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 1m, chiều rộng 50cm, chiều cao 60cm.

a. Tính diện tích dùng làm bể kính đó (bể không có nắp).

b. Tính thể tích của bể cá đó.

c. Mức nước trong bể cao bằng 3/4 chiều cao của bể. Tính thể tích nước trong bể đó (độ dày kính không đáng kể).

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Bài 3. Lúc 6 giờ 30 phút một người đi xe lửa từ tỉnh A về nhà và đi hết 3 giờ 15 phút, sau đó đi tiếp bằng xe đạp hết 45 phút nữa thì về đến nhà. Hỏi người đó về đến nhà lúc mấy giờ?

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Đáp án đề ôn tập giữa học kì 2 lớp 5 môn Toán

PHẦN I: Trắc nghiệm

Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1:

a. A
b. D
c. B
d. A
e. B
f. B

Câu 2.

Viết số thích hợp vào chỗ chấm

a. 3 năm 6 tháng = 42 tháng
b. 1,5 giờ = 90 phút
c. 0,75 phút = 45 giây
d. 15 phút = 0,25 giờ

PHẦN II: Tự luận

Bài 1: Đặt tính rồi tính

Kết quả là:

8 giờ 39 phút + 6 giờ 25 phút = 14 giờ 64 phút =15 giờ 4 phút

6 năm 9 tháng – 3 năm 9 tháng = 3 năm

2 ngày 7 giờ x 6 = 12 ngày 42 giờ = 13 ngày 20 giờ

4 giờ 24 phút : 3 = 4 giờ 24 phút

Bài 2: Một bể kính nuôi cá dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 1m, chiều rộng 50cm, chiều cao 60cm.

a. Tính diện tích dùng làm bể kính đó (bể không có nắp).

b. Tính thể tích của bể cá đó.

c. Mức nước trong bể cao bằng 3/4 chiều cao của bể. Tính thể tích nước trong bể đó (độ dày kính không đáng kể).

Bài giải

Đổi 50cm = 0,5m ; 60cm = 0,6m

a, Diện tích xung quanh của bể kính là:

(1+0,5) x 2 x 0,6 = 1,8 (m2)

Diện tích kính dùng để làm bể là:

1,8 + 1 x 0,5=2,3 (m2)

b, Thể tích của bể cá đó là:

1 x 0,5 x 0,6 = 0,3 (m3)

c, Thể tích nước có trong bể là:

0,3 x 3/4 = 0,225(m3)

Đáp số: a, 2,3m2 ; b, 0,3m3 ; c, 0,225m3

Bài 3. Lúc 6 giờ 30 phút một người đi xe lửa từ tỉnh A về nhà và đi hết 3 giờ 15 phút, sau đó đi tiếp bằng xe đạp hết 45 phút nữa thì về đến nhà. Hỏi người đó về đến nhà lúc mấy giờ?

Bài giải

Tổng số thời gian người đó đi là:

3 giờ 15 phút + 45 phút = 4 giờ

Người đó về nhà lúc:

6 giờ 30 phút + 4 giờ = 10 giờ 30 phút

Đáp số: 10 giờ 30 phút

Đề ôn tập thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 5 – Đề 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: (0,5 điểm) Chữ số 5 trong số 254,836 chỉ:

A. 50 000

B. 5000

C. 500

D. 50

Câu 2: (0,5 điểm) 125 % của 120 tấn là:

A. 10,41 tấn

B. 96 tấn

C. 125 tấn

D. 150 tấn

Câu 3: (0,5 điểm) Thể tích của hình lập phương có cạnh 3cm là:

A. 9cm3

B. 27cm3

C. 54cm3

D. 62cm3

Câu 4: (0,5 điểm) Muốn tính diện tích của hình tròn:

A. Lấy bán kính nhân 2 rồi nhân với 3,14

B. Lấy bán kính nhân với 3,14

C. Lấy bán kính nhân với bán kính.

D. Lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với 3,14

Câu 5: (0,5 điểm) Chọn số thích hợp vào chỗ chấm: 3 giờ rưỡi = ………. phút

A. 180

B. 200

C. 210

D. 220

Câu 6: (0,5 điểm) Mua 5m dây điện phải trả 14 000 đồng. Hỏi mua 7,5m dây điện cùng loại phải trả bao nhiêu tiền?

A. 42 000 đồng

B. 20 000 đồng

C. 21 000 đồng

D. 40 000 đồng

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Bài 1: (2 điểm) Đặt tính rồi tính

6,03 + 135,1

……………………

……………………

……………………
3,6 – 1,67

……………………

……………………

……………………

1,31 x 3,1

……………………

……………………

……………………

10,65 : 2,5

……………………

……………………

……………………

Bài 2: (1 điểm) Tìm y:

a) 71,6 – y = 23,5 x 2

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………
b) y : 9,4 = 23,5

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

Bài 3: (1 điểm) Viết số thích hp o ch chm:

a) 35dm = ………… m

b) 1566 cm3=…………………………… m3

c) 12ha 800 m2 = ………………………ha

d) 4,5 giờ =…………….giờ…………….phút

Bài 4: (2 điểm) Một căn phòng có chiều dài là 8m, chiều rộng là 4m và chiều cao bằng 3,2m.

a) Nếu quét sơn xung quanh và trần nhà thì diện tích quét sơn là bao nhiêu m2 (Biết tổng diện tích các cửa là 8,5m2)

b) Giá 1m2 sơn và công thợ là 40 000đ. Hỏi số tiền cần trả để sơn bên trong căn phòng đó là bao nhiêu?

Bài 5: (1 điểm) Tính nhanh: 13,25 : 0,5 + 13,25 : 0,25 + 13,25 : 0,125

Đáp án đề ôn tập giữa học kì 2 lớp 5 môn Toán

Phần 1: Trắc nghiệm: 3 đ

– Đúng mỗi câu đạt 0,5 đ

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

D

D

B

D

C

C

Phần 2: Tự luận: 7 đ

Câu 1: (2 đ): Đúng mỗi câu đạt 0,5đ:

a. 141,13

b. 1,93

c. 4,061

d. 4,26

Câu 2: (1 đ): Mỗi ý đúng 0,25đ

71,6 – Y = 23,5 x 2

71,6 – Y = 47 (0,25 điểm)

Y = 71,6 – 47 (0,25 điểm)

Y = 24,6

Y : 9,4 = 23,5

Y = 23,5 x 9,4 (0,25 điểm)

Y = 220,9 (0,25 điểm)

Câu 3: (1đ): Mỗi ý đúng 0,25đ

a) 35dm = 3,5 m

b) 1566 cm3 = 0,001566 m3

c) 12ha 800 m2 = 12,08 ha

d) 4,5 giờ = 4 giờ 30 phút

Câu 4: (2đ)

Bài giải:

a) Diện tích xung quang của căn phòng là:

(8 + 4) x 2 x 3,2 = 76,8 (m2)

0,5 điểm

Diện tích trần nhà là:

4 x 8 = 32 (m2)

0,25 điểm

Diện tích cần quét sơn là:

76,8 + 32 – 8,5 = 100,3 (m2)

0,5 điểm

b) Số tiền cần trả để sơn bên trong của phòng đó:

40 000 x 100,3 = 4 012 000 (đồng)

0,5 điểm

Đáp số: a) 100,3 m2

b) 4 012 000 đồng

0,25 điểm

Câu 5: (1đ)

13,5 : 0,5 + 13,5 : 0,25 + 13,5: 0,125

= 13,5 x 2 + 13,5 x 4 + 13,5 x 8 (0,25 điểm)

= 13,5 x (2 + 4 + 8) (0,25 điểm)

= 13,5 x 14 (0,25 điểm)

= 189 (0,25 điểm)

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button