Tổng hợp

Chử Đồng Tử là ai? Chử Đồng Tử quê ở đâu?

Cùng các giáo viên trường Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội tìm hiểu xem Chử Đồng Tử là ai, ông quê ở đâu. Tại sao người đời gọi ông là Vị Thánh tổ của doanh thương Việt Nam.

Chử Đồng Tử là ai?

Theo truyền thuyết, Chử Đồng Tử quê ở làng Chử Xá (nay thuộc xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội). Chàng trai nghèo họ Chử là kết quả cuộc nhân duyên giữa ông Chử Cù Vân và bà Bùi Thị Gia. Vợ mất sớm, ông Chử Cù Vân ở vậy một mình nuôi con. Không may một lần bị hoả hoạn, hai cha con chỉ còn duy nhất một cái khố, mỗi khi có việc ra ngoài hai cha con phải thay nhau dùng. Chẳng bao lâu Chử Cù Vân bị bệnh nặng, trước khi qua đời, ông dặn Chử Đồng Tử : “Cha chết đi, con giữ cái khố lại mà che thân, cho thiên hạ khỏi chê cười”. Không đành lòng để cha chết trần, chàng vẫn chôn cha cùng với cái khố. Không có quần áo che thân, hằng ngày chàng ngâm mình dưới nước bắt cua, bắt cá để kiếm sống qua ngày.

Chử Đồng Tử là ai?
Chử Đồng Tử là ai?

Thuở ấy, vua Hùng thứ 18 có người con gái nhan sắc tuyệt trần, tên là Tiên Dung. Vào một ngày đẹp trời, thuyền của công chúa Tiên Dung dạo chơi dọc sông Hồng. Lúc đó, Chử Đồng Tử đang ngâm mình bắt cá dưới sông, nhìn thấy từ xa đoàn thuyền dong buồm đi tới, sợ quá chàng liền chạy lên bờ nhằm khóm lau vùi mình xuống cát. Ngắm phong cảnh hữu tình, công chúa Tiên Dung cho dừng thuyền, sai tỳ nữ lên bờ quây màn tắm bên một khóm lau, chẳng ngờ lại đúng nơi chàng trai họ Chử giấu mình. Nước dội cát trôi, phút chốc nàng thấy lộ ra thân hình một chàng trai trẻ cũng không quần áo. Trước người con gái có thân thể như ngọc như ngà, Chử Đồng Tử sợ hãi định chạy trốn. Ngẫm là chuyện trời định, Tiên Dung bình tĩnh nói: “Ta và chàng tình cờ gặp nhau ở đây, đều mình trần như thế này, âu cũng là nhân duyên do trời sắp đặt”. Liền đó, Tiên Dung truyền mang quần áo cho Chử Đồng Tử và cùng chàng làm lễ kết duyên ngay trên thuyền.

Vua Hùng nghe tin con gái lấy kẻ nghèo hèn thì đùng đùng nổi giận không nhận là con nữa. Tiên Dung thấy vậy không dám về, ở lại cùng Chử Đồng Tử sống một cuộc sống bình dị mà hạnh phúc. Họ mưu sinh bằng nghề chài lưới và trao đổi hàng hoá trên sông. Nơi ấy trở thành nơi đô hội, thuyền bè buôn bán tấp nập. Cảm mến tình cảm vợ chồng Chử Đồng Tử, Tiên Ông đã truyền phép thần cho Chử Đồng Tử. Họ cùng nhau đi khắp vùng Khoái Châu dùng chiếc gậy thần để cứu sống những người chết do bị nạn dịch, đói khổ… Trên đường cứu nhân độ thế, Tiên Dung tình cờ gặp nàng Tây Sa vốn là công chúa Tây cung giáng trần, bèn kết nghĩa chị em, rồi se duyên cho Chử Đồng Tử, cùng nhau giúp đời. Nàng Tây Sa rất giỏi bùa chú dùng chiếc gậy thần và cái nón tiên xây dựng cung điện bằng châu ngọc và kho tàng đầy đủ của cải, màn gấm chiếu hoa. Khi nhà vua lâm bệnh nặng, Chử Đồng Tử – Tiên Dung đã bí mật cho nàng Tây Sa về chữa bệnh cho vua cha. Được thuốc tiên, nhà vua khỏi bệnh liền phong cho nàng Tây Sa là “Công chúa của nước Phật”.

Có kẻ nịnh thần về kinh đô tâu với vua Hùng rằng: Vợ chồng công chúa Tiên Dung dùng phép lạ dựng thành quách, muốn lập riêng bờ cõi. Ngỡ con làm phản, vua Hùng sai quan quân đến dẹp. Vợ chồng Chử Đồng Tử không dám cưỡng lại mệnh cha, chờ chịu tội. Nửa đêm hôm ấy một trận cuồng phong nổi lên, cả lâu đài thành quách của vợ chồng Chử Đồng Tử cùng bay lên trời, để lại một đầm nước rộng mênh mông. Người đời sau gọi đầm ấy là đầm Nhất Dạ  (đầm một đêm). Nơi Chử Đồng Tử vùi thân giấu mình nay thuộc xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Tương truyền sau khi Chử Đồng Tử và Tiên Dung hóa (về trời), vua Hùng Duệ Vương đã đến chỗ con gái ở. Hối hận và thương con, nhà vua đã ban tước Chử Công cho Chử Đồng Tử và cho lập đền thờ.

1

Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử

Lễ kết nhân duyên với công chúa Tiên Dung

Thuở ấy, Tiên Dung là con gái giai nhân tuyệt sắc của vua Hùng thứ 18. Vào ngày nọ, công chúa Tiên Dung vãn cảnh trên con thuyền dọc sông Hồng. Chử Đồng Tử bấy giờ đang bắt cá dưới sông bèn vội vã túm lấy mớ lau để che thân. Ngắm cảnh giữa chừng, Tiên Dung cho người dựng lều tắm quanh khóm lau bên bờ, chẳng ngờ lại là nơi Đồng Tử đang ẩn mình.

Chẳng mấy chốc mà nàng công chúa phát hiện ra một chàng trai trẻ trần truồng ở gần đó. Trước người con gái có thân thể như ngọc như ngà, Chử Đồng Tử sợ hãi định chạy trốn. Ngẫm là chuyện trời định, Tiên Dung bình tĩnh nói: “Ta và chàng tình cờ gặp nhau ở đây, đều mình trần như thế này, âu cũng là nhân duyên do trời sắp đặt”. Tiên Dung truyền chuẩn bị lễ phục cho Đồng Tử và 2 người tổ chức buổi nên duyên vợ chồng.

Chử Đồng Tử trốn đoàn thuyền công chúa Tiên Dung dưới khóm lau
Chử Đồng Tử trốn đoàn thuyền công chúa Tiên Dung dưới khóm lau

Truyền thuyết “Công chúa nước Phật”

Vua Hùng hay tin con gái bén duyên với kẻ tiểu tốt liền nổi cơn thịnh nộ quyết từ con. Tiên Dung sợ cha không dám trở về, đành chung sống một cuộc đời bình dị cùng Đồng Tử. Họ mưu sinh ngày qua ngày bằng nghề đánh bắt thủy sản và thương nghiệp bên bờ sông. Nơi ấy dần trở nên tấp nập tàu bè thương lái ra vào trao đổi hàng hóa. Cảm phục trước tình cảm vợ chồng, Tiên Ông đã ban phước thánh cho chàng trai họ Chử. Họ cùng chu du khắp vùng Khoái Châu cùng chiếc gậy phép chữa lành bách bệnh cho nhân dân.

Trên đường cứu nhân độ thế, Tiên Dung kết nghĩa chị em với nàng Tây Sa từ Tây cung. Ngày nhà vua mắc trọng bệnh, Chử Đồng Tử – Tiên Dung đã bí mật truyền nàng Tây Sa về quê chữa trị cho vua cha. Thấm thoắt, nhà vua khỏi bệnh nhờ phước tiên liền phong cho nàng Tây Sa là “Công chúa của nước Phật”.

Truyền thuyết đầm Nhất Dạ và đền thờ Chử Đồng Tử

Vua Hùng được kẻ nịnh thần bẩm tấu về âm mưu dựng nên thành quách, bờ cõi riêng của vợ chồng Tiên Dung – Chử Đồng Tử. Ngờ con làm phản, vua Hùng tức tốc phái trăm quân đến dẹp loạn. Vợ chồng Đồng Tử chỉ biết hạ lệnh cha và chịu tội. Nửa đêm, một cơn gió lạ nhấc tung thành quách của cặp vợ chồng lên không trung, để lại một đầm nước trống. Đầm đấy nay được gọi là đầm Nhất Dạ (hình thành chỉ sau một đêm). Xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, Hà Nội là nơi ngày xưa Đồng Tử vùi mình ẩn nấp. Tương truyền rằng vua Hùng Duệ Vương đến gặp con gái sau khi cặp vợ chồng hóa về trời. Ăn năn tột cùng, vua ban tước hiệu Chử công cho Chử Đồng Tử và lập đền thờ.

Lễ hội tưởng nhớ "Tam vị đức Thánh"
Lễ hội tưởng nhớ “Tam vị đức Thánh”

Truyền thuyết thờ cúng Đức Thánh tổ

Cảm mến trước mối tình bất tử, đền thờ Đức thánh được người dân thờ phụng. Nổi tiếng nhất là đền Đa Hoà thuộc huyện Khoái Châu – theo sự tích lễ hội Chử Đồng Tử. Ngôi đền này năm 1894 được Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh, người làng Phú Thị, tổng Mễ Sở hưng công xây dựng lại. Khu đền được gia trí trên khu đất cao và rộng 18.720m². Trong đó có 18 nóc nhà tượng trưng cho 18 đời vua Hùng. Trong đền hiện vẫn còn lưu giữ nhiều thánh vật như tượng Đồng Tử và nhị vị phu nhân.

Bên cạnh có còn có đền Hóa là đền thờ “Chính” thuộc thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Các di vật như 3 pho tượng cổ bằng vàng-đồng đen, lọ cổ 100 chữ thọ đã được dân cất dấu và sau này chuyển tạm về đền thờ “Tránh” Đa Hòa. Sau này nhân dân Khoái Châu đã trùng tu ngôi đền này.

Đền thờ Đồng Tử ở Khoái Châu
Đền thờ Đồng Tử ở Khoái Châu

Chử Đồng Tử – Người Phật tử đầu tiên của Việt Nam

Người ta cho rằng, người Ấn đã xuất hiện đầu tiên trong các phiên buôn hàng tại khu chợ ngày xưa. Mà Ấn Độ là nơi khởi nguồn của Phật giáo. Khi đi buôn trên biển, ông đã lần đầu gặp vị tăng sĩ Ấn Độ có tên Phật Quang trên một hòn đảo.

Theo dữ kiện trên, Đồng Tử và Tiên Dung gặp nhau là do duyên số định đoạt.

Nếu như Đồng Tử không vì chữ hiếu mà chôn khố theo cha. Thì liệu anh có khố mặc khi làm việc? Nếu vậy, anh cũng không việc gì phải vùi mình vào khóm lau để tránh Tiên Dung. Nếu không vì tính chu du và phóng khoáng của mình, liệu Tiên Dung có giong buồm đi đó đây và chạm mặt Đồng Tử trong một viễn cảnh khó tin nhất không?

Nếu Tiên Dung không thành hôn với Đồng Tử. Liệu nàng có phải sống mưu sinh xa nhà tránh vua cha? Nếu không khởi nghiệp buôn bán và đi đó đây, liệu Đồng Tử có bao giờ được gặp vị tăng sĩ người Ấn trên đảo nọ? Nhân – quả, quả – nhân duyên, đây chính là sự khởi kết trùng trùng.

Như vậy, từ cuộc gặp gỡ đầy duyên phận với Tiên Dung và sau là nhà sư Ấn Độ Phật Quang, Chử Đồng Tử đã trở thành Phật tử Việt Nam.

Đồng Tử rất có thể là vị phật tử đầu tiên ở Việt Nam
Đồng Tử rất có thể là vị phật tử đầu tiên ở Việt Nam

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button