Chế độ thai sản cho lao động nam khi vợ không tham gia BHXH được quy định chi tiết lại Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13.
Khi vợ sinh con thì ngoài chế độ thai sản dành cho vợ thì chồng cũng được hưởng chế độ thai sản. Trong trường hợp chỉ có chồng tham gia BHXH thì khi vợ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản. Sau đây, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn thủ tục hưởng chế độ thai sản cho lao động nam khi vợ sinh con nhưng không tham gia bảo hiểm xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo.
Chế độ thai sản sau khi sinh mà con chết
Chế độ thai sản mới nhất năm 2017
Chế độ thai sản cho lao động nam khi vợ không tham gia BHXH
Câu hỏi: Tôi đi làm và có đóng Bảo hiểm xã hội đầy đủ trong khi vợ tôi làm tại nhà và không tham gia BHXH. Ngày 10/07/2017 vừa rồi vợ tôi sinh con bằng phương pháp đẻ thường, vậy tôi có được hưởng chế độ bảo hiểm gì không? Số tiền được hưởng cụ thể là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.”
Về thời gian hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam khi có vợ sinh con căn cứ khoản 2 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội quy định:
“Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.”
Theo đó, vợ bạn sinh con bằng phương pháp thông thường vì vậy bạn sẽ được nghỉ 5 ngày làm việc. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của bạn được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ bạn sinh con.
Về mức hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
“1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.”
Theo đó, mức hưởng chế độ thai sản của bạn sẽ là:
Mức hưởng = Bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ chế độ thai sản / 24 ngày x số ngày nghỉ hưởng chế độ thai sản là 5 ngày.
Ngoài ra, trường hợp của bạn vợ bạn sinh con nhưng chỉ có bạn tham gia bảo hiểm xã hội và đáp ứng được điều kiện thì bạn còn được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con theo căn cứ tại Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
“Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”
Và khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:
“Điều 9. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
b) Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con”.
Theo đó, nếu bạn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời hạn 12 tháng trước khi vợ bạn sinh thì bạn còn nhận được trợ cấp một lần khi vợ sinh bằng 02 lần lương cơ sở (lương cơ sở hiện nay là 1.300.000 đồng), tương đương 2.600.000 đồng.
Thủ tục hưởng chế độ thai sản
– Bản sao giấy khai sinh của con.
– Người sử dụng lao động làm hồ sơ theo mẫu C70a-HD.
– Hồ sơ nộp tại bộ phận một cửa của cơ quan BHXH nơi bạn tham gia.
Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)