Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm

Hôm nay, chúng ta cùng đến với bài: ” Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm”. Thông qua bài học, chúng ta cùng tìm hiểu về công nghiệp năng lượng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Đó là những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta.

A. Kiến thức trọng tâm

1. Công nghiệp năng lượng

Công nghiệp năng lượng bao gồm:

  • Khai thác nguyên, nhiên liệu: Than, dầu khí, các loại khác…
  • Sản xuất điện: Thủy điện, nhiệt điện, các loại khác…

a. Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu

  • Công nghiệp khai thác than:
    • Sản lượng liên tục tăng
    • Than Antraxit: ở Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn
    • Than nâu:Ở ĐBSH, trừng lượng hàng chục tỉ tấn
    • Than Bùn: ở U Minh.
  • Công nghiệp khai thác dầu, khí:
    • Dầu khí tập trung ở thềm lục địa, trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí.
    • Hai bể trầm tích lớn nhất về trữ lượng là bể Cửu Long và Nam Côn Sơn.
    • Khai thác dầu khí bắt đầu từ 1986, sản lượng tăng liên tục.
    • Khí đốt ở Nam Côn Sơn từ mỏ Lan Tây, Lan Đỏ -> sản xuất khí điện đạm ( Phú Mĩ, Cà Mau)
    • Công nghiệp lọc hóa dầu với nhà máy lọc dầu Dung Quất ( Quảng Ngãi).

b. Công nghiệp điện lực

  • Tiềm năng phát triển: than, dầu trữ năng thủy điện, gió…
  • Sản lượng điện tăng nhanh 5,2 tỉ kWh (1985) lên đến 52,1 tỉ kWh (2005).
  • Mạng lưới tải điện: đường dây siêu cao áp 500 KV từ Hòa Bình đi Phú Lâm.
  • Tiềm năng thủy điện nước ta lớn, các nhà máy phân bố ở các sông có độ dốc lớn, nguồn nước dồi dào như: sông Hồng, sông Đồng Nai, sông Xê xan,…
  • Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện miền Bắc là than ở Quảng Ninh. Miền Trung và miền Nam lại dựa vào nguồn dầu nhập nội.

2. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

  • Cơ cấu: rất đa dạng trong đó có ba nhóm ngành chính đó là chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi và chế biến thủy, hải sản.
  • Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
  • Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp.
  • Việc phân bố ngành công nghiệp này mang tính quy luật: phụ thuộc và nguồn nguyên liệu và thị trường.

B. Bài tập & Lời giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Trang 118 sgk Địa lí 12

Dựa vào bản đồ Địa chất – khoáng sản Việt Nam hoặc Alat địa lí Việt Nam) và kiến thức đã học, hãy trình bày về tài nguyên than của nước ta (Các loại, trữ lượng, phân bố).

Xem lời giải

Trang 121 sgk Địa lí 12

Hãy phân tích những thế mạnh về tự nhiên đối với việc phát triển công nghiệp điện lực nước ta?

Xem lời giải

Trang 122 sgk Địa Lí 12

Hãy giải thích vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?

Xem lời giải

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Trang 124 sgk Địa lí 12

Tại sao công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?

Xem lời giải

Câu 2: Trang 124 sgk Địa lí 12

Hãy xác định các nhà máy thủy điện lớn nhất của nước ta trên bản đồ (lược đồ) và giải thích sự phân bố của chúng?

Xem lời giải

Câu 3: Trang 124 sgk Địa lí 12

Phân tích cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm (cơ sở nguyên liệu, tình hình sản xuất và phân bố).

Xem lời giải

Câu hỏi: Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Vì sao công nghiệp năng lượng trở thành ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta?

Xem lời giải

Câu hỏi: Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, so sánh 2 ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm?

Xem lời giải

Back to top button