Giải sgk vật lí 12

Giải bài 38: Phản ứng phân hạch

Năng lượng của các phản ứng hạt nhân đã tạo nên một nguồn năng lượng mới cho nhân loại. Những phản ứng hạt nhân nào đã được sử dụng? Để trả lời các câu hỏi này, ConKec xin chia sẻ bài Phản ứng phân hạch thuộc chương trình SGK lớp 12. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời câu hỏi một cách chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn

A.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Cơ chế của phản ứng phân hạch

1. Phản ứng phân hạch là gì?

  • Phân hạch là phản ứng trong đó một hạt nhân nặng vỡ thành hai hạt nhân trung bình (kèm theo một vài nơron phát ra).

2. Phản ứng phân hạch kích thích

  • Để có phản ứng phân hạch xảy ra phải cho một nơron bắn vào hạt nhân X, đưa hạt nhân X lên trạng thái kích thích  từ đó  bị vở thành hai hạt nhân trung bình kèm theo một vài nơron phát ra

II. Năng lượng phân hạch

1. Phản ứng phân hạch toả năng lượng

2. Phản ứng phân hạch dây chuyền

  • Giả sử sau mỗi phân hạch có k nơtrôn được giải phóng đến kích thích các hạt nhân khác tạo nên những phân hạch mới. Sau n lần phân hạch, số nơtrôn giải phóng là  và kích thích  phân hạch mới.

Khi k < 1: phản ứng phân hạch dây chuyền tắt nhanh.

Khi k = 1: phản ứng phân hạch dây chuyền tự duy trì, năng lượng phát ra không đổi.

Khi k > 1: phản ứng phân hạch dây chuyền tự duy trì, năng lượng phát ra tăng nhanh, có thể gây nên bùng nổ.

  • Để  khối lượng của chất phân hạch phải đạt đến một đạt đến một giá trị tối thiểu nào đó gọi là khối lượng tới hạn.

3. Phản ứng phân hạch có điều khiển

  • Được thực hiện trong các lò phản ứng hạt nhân, tương ứng trường hợp k = 1.
  • Dùng các thanh điều khiển có chứa bo hay cađimi hấp thụ các nơron thừa để đảm bảo k = 1. Nhiên liệu phân hạch trong các lò phản ứng thường là$^{235}\textrm{U}$hay$^{239}\textrm{Pu}$

B. Bài tập & Lời giải

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi giữa bài

Trang 195 – sgk vật lí 12

Quá trình phóng xạ$\alpha $có phải là phân hạch hay không?

Xem lời giải

Trang 195 – sgk vật lí 12

Tại sao không dùng proton thay cho nơtron?

Xem lời giải

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi cuối bài

Bài tập 1: trang 198 – sgk vật lí 12

So sánh quá trình phóng xạ α và quá trình phân hạch.

Xem lời giải

Bài tập 2: trang 198 – sgk vật lí 12

Căn cứ vào độ lớn của$\frac{W_{lk}}{A}$chứng tỏ rằng, quá trình phân hạch thường chỉ xảy ra đối với các hạt nhân có số nuclôn lớn hơn hay bằng 200.

Xem lời giải

Bài tập 3: trang 198 – sgk vật lí 12

Chọn câu đúng.

Phần lớn năng lượng giải phóng trong phân hạch là:

A. động năng các nơtron phát ra.

B. động năng các mảnh.

C. năng lượng tỏa ra do phóng xạ của các mảnh.

D. năng lượng các photon của tia γ.

Xem lời giải

Bài tập 4: trang 198 – sgk vật lí 12

Hoàn chỉnh các phản ứng:

$_{0}^{1}\textrm{n}+_{92}^{235}\textrm{U}\rightarrow _{39}^{94}\textrm{Y}+_{?}^{140}\textrm{I}+x(_{0}^{1}\textrm{n})$

$_{0}^{1}\textrm{n}+_{92}^{235}\textrm{U}\rightarrow _{?}^{95}\textrm{Zn}+_{52}^{138}\textrm{Te}+x(_{0}^{1}\textrm{n})$

Xem lời giải

Bài tập 5: trang 198 – sgk vật lí 12

Xét phản ứng phân hạch:

$_{0}^{1}\textrm{n}+_{92}^{235}\textrm{U}\rightarrow _{53}^{139}\textrm{I}+_{39}^{94}\textrm{Y}+3(_{0}^{1}\textrm{n})+\gamma$

Tính năng lượng tỏa ra khi phân hạch một hạt nhân $^{235}\textrm{U}$.

Xem lời giải

Bài tập 6: trang 198 – sgk vật lí 12

Tính năng lượng tỏa ra khi phân hạch 1kg $^{235}\textrm{U}$ Cho rằng mỗi phân hạch tỏa ra năng lượng 200MeV.

Xem lời giải

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button