Giải sgk vật lí 12

Giải bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân

Cơ chế nào các nuclon liên kết với nhau tạo thành hạt nhân bền vững? Để trả lời câu hỏi trên, Tech 12 xin giới thiệu bạn đọc ” Bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân” . Hi vọng với hệ thống tóm tắt lí thuyết và hệ thống bài giải chi tiết sẽ giúp bạn đọc học tốt hơn.

 A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Lực hạt nhân

  • Các nuclôn trong hạt nhân hút nhau bằng các lực rất mạnh gọi là lực hạt nhân.
  • Lực hạt nhân không có cùng bản chất với lực tĩnh điện hay lực hấp dẫn. Lực hạt nhân lớn hơn rất nhiều so với các loại lực khác nên gọi là lực tương tác mạnh. Lực hạt nhân chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi kích thước hạt nhân.

II. Năng lượng liên kết của hạt nhân

1. Độ hụt khối

  •  Độ chênh lệch của khối lượng hạt nhân và tổng khối lượng của nuclôn tạo thành hạt nhân gọi là độ hụt khối của hạt nhân:

∆m = Zmp + ( A – Z )mn – mX

2. Năng lượng liên kết

  • Khi các nuclôn liên kết với nhau để tạo thành hạt nhân thì khối lượng giảm đi nên giải phóng ra một lượng năng lượng, năng lượng này cũng chính là năng lượng cần cung cấp để phá vở hạt nhân thành các nuclôn riêng lẽ nên gọi là năng lượng liên kết.

Wlk = [ Zmp + ( A – Z )mn – mx ]c2

Hay Wlk = ∆mc2.

  • Năng lượng liên kết  của một hạt nhân được tính bằng tích của độ hụt khối của hạt nhân với thừa số c2.

3. Năng lượng liên kết riêng

  • Năng lượng liên kết riêng của mỗi hạt nhân là năng lượng tính cho từng nuclôn trong hạt nhân: $\frac{Wlk}{A}$
  • Năng lượng liên kết riêng đặc trưng cho mức độ bền vững của hạt nhân.

III. Phản ứng hạt nhân

1. Định nghĩa và đặc tính

  • Phản ứng hạt nhân là quá trình biến đổi của hạt nhân này thành hạt nhân khác.

a. Phản ứng hạt nhân tự phát

  • Là quá trình tự phân rã của một hạt nhân không bền vững thành các hạt nhân khác.

b. Phản ứng hạt nhân kích thích

  • Quá trình các hạt nhân tương tác với nhau tạo ra các hạt nhân khác.

2. Các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân

a. Bảo toàn điện tích.

b. Bảo toàn số nuclôn (bảo toàn số A).

c. Bảo toàn năng lượng toàn phần.

d. Bảo toàn động lượng.

3. Năng lượng phản ứng hạt nhân

W = ( mtrước – msau )c2  

Nếu W > 0  thì phản ứng tỏa năng lượng.

Nếu W < 0  thì phản ứng thu năng lượng.

Bài tập & Lời giải

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi giữa bài 

Trang 184 – sgk vật lí 12

Hãy giải thích rõ hơn bảng 36.1

36.1

Xem lời giải

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi cuối bài

Bài tập 1: trang 186 – sgk vật lí 12

Hãy chọn câu đúng.

Năng lượng liên kết riêng

A. Giống nhau với mọi hạt nhân.

B. Lớn nhất với các hạt nhân nhẹ.

C. Lớn nhất với các hạt nhân trung bình.

D. Lớn nhất với các hạt nhân nặng.

Xem lời giải

Bài tập 2: trang 186 – sgk vật lí 12

Hãy chọn câu đúng

Bản chất lực tương tác giữa các nuclôn trong hạt nhân là:

A. Lực tĩnh điện

B. Lực hấp dẫn

C. lực điện từ

D. Lực tương tác mạnh.

Xem lời giải

Bài tập 3: trang 187 – sgk vật lí 12

Phạm vi tác dụng của lực tương tác mạnh trong hạt nhân là bao nhiêu?

A. 10-13 cm.

B. 10-8 cm.

C. 10-10 cm.

D. Vô hạn.

Xem lời giải

Bài tập 4: trang 187 – sgk vật lí 12

Hạt nhân nào có năng lượng liên kết riêng lớn nhất?

A. Heli

B. Cacbon

C. Sắt

D. Urani.

Xem lời giải

Bài tập 5: trang 187 – sgk vật lí 12

Năng lượng liên kết của $_{10}^{20}\textrm{Ne}$ là 160,64 MeV.

Xác định khối lượng của nguyên tử $_{10}^{20}\textrm{Ne}$

Xem lời giải

Bài tập 6: trang 187 – sgk vật lí 12

Khối lượng nguyên tử của $_{26}^{56}\textrm{Fe}$ là 55,934939u. Tính Wlk và $\frac{W_{lk}}{A}$

Xem lời giải

Bài tập 7: trang 187 – sgk vật lí 12

Hoàn chỉnh các phản ứng sau:

$_{3}^{6}\textrm{Li}+?\rightarrow _{4}^{7}\textrm{Be}+_{0}^{1}\textrm{n}$

$_{5}^{10}\textrm{B}+?\rightarrow _{3}^{7}\textrm{Li}+_{2}^{4}\textrm{He}$

$_{17}^{35}\textrm{Cl}+?\rightarrow _{16}^{32}\textrm{S}+_{2}^{4}\textrm{He}$

Xem lời giải

Bài tập 8: trang 187 – sgk vật lí 12

Phản ứng:

$_{3}^{6}\textrm{Li}+_{1}^{2}\textrm{H}\rightarrow 2\left ( _{2}^{4}\textrm{He} \right )$

tỏa năng lượng 22,4 MeV. Tính khối lượng nguyên tử của $_{3}^{6}\textrm{Li}$. Khối lượng của $_{1}^{2}\textrm{H}$ và $_{2}^{4}\textrm{He}$ lần lượt là 2,01400u và 4,00150u.

Xem lời giải

Bài tập 9: trang 187 – sgk vật lí 12

Chọn câu sai.

Trong một phản ứng hạt nhân, có bảo toàn

A. năng lượng

B. động lượng

C. động năng

D. điện tích.

Xem lời giải

Bài tập 10: trang 187 – sgk vật lí 12

Phản ứng nào sau đây thu năng lượng?

A.$_{1}^{1}\textrm{H}+_{1}^{2}\textrm{H}\rightarrow _{2}^{3}\textrm{He}$

B.$_{1}^{2}\textrm{H}+_{1}^{2}\textrm{H}\rightarrow _{2}^{4}\textrm{He}$

C.$_{1}^{2}\textrm{H}+_{1}^{3}\textrm{H}\rightarrow _{2}^{4}\textrm{He}+_{0}^{1}\textrm{n}$

D.$_{2}^{4}\textrm{He}+_{7}^{14}\textrm{N}\rightarrow _{8}^{17}\textrm{O}+_{1}^{1}\textrm{H}$

Xem lời giải

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button