Giải sgk vật lí 12

Giải bài 26: Các loại quang phổ

Quang phổ là gì? Làm thế nào để thu được quang phổ của nguồn sáng S. Bài học này, ConKec sẽ giới thiệu đến các bạn Bài 26: Các loại quang phổ

Nội dung bài viết gồm hai phần:

  • Lý thuyết
  • Hướng dẫn giải bài tập SGK

A. Lý thuyết

Máy quang phổ là dụng cụ để phân tích một chùm ánh sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc.

I. Giới thiệu sơ lược về máy quang phổ lăng kính

Cấu tạo: Gồm 3 bộ phận chính:

  1. Ống chuẩn trực: Gồm một thấu kính hội tụ và một khe hẹp F đặt ở tiêu điểm chính của thấu kính, có tác dụng biến chùm sáng phân kì thành chùm sáng song song sau khi đi qua ống chuẩn trực.
  2. Hệ tán sắc: Gồm một hoặc nhiều lăng kính P, có tác dụng phân tích chùm ánh sáng tới thành chùm sáng đơn sắc, song song.
  3. Buồng tối (buồng ảnh): Là hộp kín, một đầu gắn thấu kính hội tụ, đầu kia có phim ảnh, có tác dụng hội tụ các tia sáng của các ánh sáng đơn sắc do đó mà ta thu được hệ ảnh của khe hẹp F, mỗi ảnh ứng với một bước sóng xác định và được gọi là một vạch phổ.

Chú ý: Tập hợp các vạch quang phổ chụp được làm thành quang phổ của nguồn sáng.

II. Các loại quang phổ

1. Quang phổ vạch phát xạ

Quang phổ vạch phát xạ là hệ thống các vạch sáng (vạch màu) riêng lẻ trên nền tối.

quang pho h 0

Nguồn phát: Các chất khí áp suất thấp được nung đến nhiệt độ cao, hoặc được kích thích.

Đặc điểm:

  • Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng các vạch, vị trí các vạch (màu sắc các vạch) và độ sáng tỉ đối của các vạch.
  • Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch đặc trưng cho nguyên tố đó.

Ứng dụng: xác định thành phần nguyên tố cấu tạo nên vật.

2. Quang phổ vạch hấp thụ

Quang phổ vạch hấp thụ là hệ thống các vạch tối trên nền quang phổ liên tục.

spectral lines en 0

Điều kiện để có quang phổ vạch hấp thụ: Đặt một chất khí áp suất thấp trên đường đi của một chùm ánh sáng trắng.

Đặc điểm:

  • Vị trí của các vạch tối trùng với vị trí các vạch màu của nguyên tố có trong chất khí đang xét trong điều kiện chất khí ấy được phát sáng.
  • Nếu đặt trên đường đi của chùm ánh sáng trắng một chất rắn hoặc chất lỏng thì trên nền quang phổ liên tục của nguồn sáng trắng ta thấy có những đám vạch tối. Đó là do các nguyên tố của chất rắn và chất lỏng hấp thụ rất nhiều bức xạ đơn sắc kề nhau.

Ứng dụng: Nhận biết thành phần cấu tạo các vật.

3. Quang phổ liên tục

 Quang phổ liên tục là dải sáng có màu biến đổi liên tục (liền nhau, không bị đứt đoạn) bắt đầu từ màu đỏ.

quang pho lien tuc 0

Nguồn phát: Quang phổ liên tục do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khi áp suất cao  (chất khí có tỉ khối lớn) được nung nóng đến phát sáng phát ra.

Đặc điểm:

  • Quang phổ liên tục chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật phát sáng, không phụ thuộc vào cấu tạo chất của vật.
  • Nhiệt độ càng cao, quang phổ liên tục càng mở rộng dần về phía tím.

B. Bài tập & Lời giải

Câu 2: SGK Vật lí 12 – Trang 137:

Quang phổ liên tục là gì? Điều kiện để có quang phổ liên tục là gì? Đặc điểm của quang phổ liên tục là gì?

Xem lời giải

Câu 3: SGK Vật lí 12 – Trang 137:

Quang phổ hấp thụ là gì? Trình bày cách tạo ra quang phổ hấp thụ. Đặc điểm của quang phổ hấp thụ là gì?

Xem lời giải

Câu 1: SGK Vật lí 12 – Trang 137:

Quang phổ vạch phát xạ là gì? Điều kiện để có quang phổ vạch phát xạ là gì? Đặc điểm của quang phổ vạch phát xạ là gì?

Xem lời giải

Câu 4: SGK Vật lí 12 – Trang 137:

Quang phổ vạch phát xạ do chất nào dưới đây bị nung nóng phát ra ?

A. Chất rắn.

B.Chất lỏng.

C. Chất khí ở áp suất thấp.

D. Chất khí ở áp suất cao.

Xem lời giải

Câu 5: SGK Vật lí 12 – Trang 137:

Chỉ ra câu sai.

Quang phổ liên tục được phát ra bởi chất nào dưới đây khi bị nung nóng?

A. Chất rắn.

B. Chất lỏng.

C. Chất khí ở áp suất thấp.

D. Chất khí ở áp suất cao.

Xem lời giải

Câu 6: SGK Vật lí 12 – Trang 137:

Trong quang phổ vạch phát xạ của hidro, ta thấy vạch lam nằm bên phải vạch chàm. Vậy các vạch đỏ và vạch tím nằm như thế nào?

Xem lời giải

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button