A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Hiện tượng quang – phát quang: là sự hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác.
- Sự huỳnh quang là: Sự phát quang của các chất lỏng và khí có đặc điểm là ánh sáng phát quang tắt rất nhanh sau khi tắt ánh sáng kích thích.
- Sự lân quang là: Sự phát quang của nhiều chất rắn có đặc điểm ánh sáng phát quang có thể kéo dài một khoảng thời gian nào đó sau khi tắt ánh sáng kích thích.
2. Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn bước sóng ánh sáng kích thích:
λhq > λkt.
B. Bài tập & Lời giải
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi giữa bài
Trang 164 – sgk vật lí 12
Tại sao sơn quét trên các biển báo giao thông hoặc trên đầu các cọc chỉ giới có thể là sơn phát quang mà không là sơn phản quang ( phản xạ ánh sáng )?
Xem lời giải
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi cuối bài
Bài tập 1: trang 165 – sgk vật lí 12
Hiện tượng quang – phát quang là gì?
Phân biệt hiện tượng huỳnh quang và hiện tượng lân quang.
Xem lời giải
Bài tập 3: trang 165 – sgk vật lí 12
Sự phát sáng của vật nào dưới đây là sự phát quang?
A. Tia lửa điện.
B. Hồ quang điện.
C. Bóng đèn ống.
D. Bóng đèn pin
Xem lời giải
Bài tập 4: trang 165 – sgk vật lí 12
Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng màu lam thì ánh sáng huỳnh quang không thể là ánh sáng nào dưới đây?
A. Ánh sáng đỏ.
B. Ánh sáng lục.
C. Ánh sáng lam.
D. Ánh sáng chàm.
Xem lời giải
Bài tập 5: trang 165 – sgk vật lí 12
Một chất có khả năng phát quang ánh sáng màu đỏ và ánh sáng màu lục. Nếu dùng tia tử ngoại để kích thích sự phát quang của chất đó thì ánh sáng phát quang có thể có màu nào?
A. Màu đỏ.
B. Màu vàng.
C. Màu lục.
D. Màu lam.
Xem lời giải
Bài tập 6: trang 165 – sgk vật lí 12
Ở trên áo của các công nhân làm đường hay dọn vệ sinh trên đường thường có những đường kẻ to bản, nằm ngang, màu vàng hoặc màu lục.
a) Những đường kẻ đó dùng để làm gì?
b) Những đường kẻ đó bằng chất liệu phát quang hay phản quang?
c) Hãy đề xuất một thí nghiệm đơn giản để nhận biết những chất liệu đó là phát quang hay phản quang.