Địa lí 12

Thực hành bài 13: Đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống của một số dãy núi và đỉnh núi trang 56

Hôm nay, ConKec cùng các bạn đến với bài thực hành đọc bản đồ địa hình.Thông qua bài học này, các bạn học sinh sẽ nhận dạng và biết được vị trí của các dãy núi, cao nguyên hay đồng bằng rộng lớn…Đây sẽ là một kiểu học đế giúp các bạn áp dụng đối với những dạng bài tập kiểu vận dụng bản đồ.

Bài tập 1: Xác định vị trí của các dãy núi, đỉnh núi và dòng sông trên Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam) hoặc Atlat Địa lí Việt Nam)?

a) Các dãy núi, cao nguyên

  • Các dãy núi Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Hoành Sơn, Bạch Mã; các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
  • Các cao nguyên đá vôi: Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu.
  • Các cao nguyên badan: Đăk Lak, Plây ku, Mơ Nông, Di Linh.

b) Các đỉnh núi

  • Phanxipăng: 3143m, Khoan La San: 1853m, Pu Hoạt: 2452m, Tây Côn Linh: 2419m; Ngọc Linh: 2598m; Pu xai lai leng: 2711m; Rào Cỏ 2235m; Hoành Sơn :1046m; Bạch Mã 1444m; Chư Yang Sin: 2405m; Lang Biang: 2167m.

c) Các dòng sông

  • Sông Hồng, Sông Chảy, Sông Lô, sông Đà, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Hương, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Đà Rằng, sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu.

 bai 13

Bài tập 2: Điền vào lược đồ trống:

  • Các cánh cung: Sông Gâm, sông Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
  • Các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Hoành Sơn, Bạch Mã.
  • Các đỉnh núi: Tây Côn Linh, Phanxipăng, Ngọc Linh, Chư Yang Sin

 bai 1333

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button