1. Khởi động
a. Cùng bạn chơi trò Tìm đồ vật có sử dụng điện
Hướng dẫn:
Cùng các bạn chơi trò chơi “Tìm các đồ vật sử dụng điện” trong bức tranh:
- Các đồ vật có điện: Bếp diện, ổ điện, điều hòa, máy hút bụi, máy sấy, vợt đánh muỗi
- Các đồ vật không có điện: Bình nước, chổi, quạt tay.
b. Chia sẻ: Ở nhà em, lớp em có sử dụng những đồ điện nào?
Hướng dẫn:
Chia sẻ với các bạn đồ vật sử dụng điện ở lớp, ở nhà em:
Ví dụ: Quạt trần, quạt cây, bóng đèn, nồi cơm điện, lò vi sóng ….
2. Khám phá
a. Điều gì có thể xẩy ra với bạn trong mỗi bức tranh dưới đây?
- Ngoài các hành động trên, em còn biết những hành động nào khác có nguy cơ bị điện giật?
Hướng dẫn:
Quan sát bức tranh và dự đoán:
- Tranh 1: Bạn nhỏ đang sờ tay vào tủ điện ở trên đường.
=> Đó là hoạt động nguy hiểm, bạn có thể bị điện giật.
- Tranh 2: Bạn nhỏ đang dùng tay nghịch kéo dây của một chiếc quạt cây đang cắm điện.
=> Nếu dây quạt bị hở thì bạn nhỏ có thể bị điện giật.
- Tranh 3: Bạn nhỏ đang dùng ngón tay chọc vào ổ điện.
=> Bạn sẽ bị điện giật.
- Tranh 4: Bạn nhỏ đang dùng kéo cắt dây điện của chiếc đèn bàn đang cắm trong ổ điện.
=> Bạn có thể bị điện giật.
- Tranh 5: Bạn nhỏ ngậm đầu dây sạc điện thoại trong khi dây đang cắm trong ổ điện.
=> Bạn có thể bị điện giật.
- Tranh 6: Hai bạn nhỏ đang dùng que để khều chiếc diều bị mắc trên dây điện ngoài đường.
=> Các bạn có thế bị điện giật.
- Tranh 7: Hai bạn nhỏ đi qua nơi có dây điện bị đứt, rơi xuống đường trong khi trời đang mưa to.
=> Các bạn có thể bị điện giật.
– Ngoài ra em nêu thêm những hành động khác có thể nguy cơ bị điện giật mà em biết. Ví dụ:
- Trèo lên cột điện
- Dùng tay ướt để cắm phích cắm vào ổ điện
b. Cùng bạn thảo luận cách phòng tránh bị điện giật
Hướng dẫn:
Để phòng tránh bị điện giật, các em cần:
- Không thò ngón tay, chọc que kim loại vào ổ điện.
- Không nghịch đồ điện khi đang được cắm điện.
- Không đi chân đất, dùng tay ướt, đứng ở chỗ ẩm ướt để cắm phích cắm vào ổ điện hoặc để bật công tắc, cầu dao điện.
- Không dùng que để khều, lấy đồ vật bị mắc trên dây điện.
- Không đến gần tủ điện, leo trèo cột điện.
3. Luyện tập
a. Em sẽ làm gì trong mỗi tình huống dưới đây?
- Tình huống 1: Em và bạn chơi cầu lông ở ngoài ngõ, không may quả cầu vướng vào dây điện.
- Tình huống 2: Em thấy dây cắm nồi cơm điện bị mất lớp nhựa bảo vệ bên ngoài.
- Tình huống 3: Em nhìn thấy dây điện ở ngoài đường bị đứt, treo lơ lửng.
- Tình huống 4: Em nhìn thấy em bé kéo dây điện của chiếc quạt đang chạy.
- Tình huống 5: Em nhìn thấy một người bị điện giật.
Hướng dẫn:
Xử lý các tình huống:
- Tình huống 1: Em và bạn không nên tìm cách khều quả cầu lông mắc trên dây điện vì rất nguy hiểm, có thể bị điện giật.
- Tình huống 2: Em nên nói với mẹ hoặc người lớn trong gia đình để dùng băng dính điện bọc lại chỗ dây điện bị hở để đảm bảo an toàn.
- Tình huống 3: Em nên báo ngay cho người lớn biết.
- Tình huống 4: Em nên ngăn em bé lại hoặc gọi ngay người lớn trong gia đình can thiệp để tránh cho em khỏi bị điện giật.
- Tình huống 5: Em không nên chạm tay vào người bị điện giật bởi như vậy em cũng sẽ bị điện giật. Trong trường hợp này, em có thể ngắt cầu dao điện hoặc hô lớn để gọi người lớn đến cứu.
b. Cùng bạn chới trò An toàn hay nguy hiểm?
Hướng dẫn:
Cùng bạn chơi trò chơi:
- Hành động nào an toàn sẽ hô to “An toàn! An toàn!”.
- Hành động nào nguy hiểm sẽ hô to “Nguy hiểm! Nguy hiểm!”.
4. Vận dụng
Hướng dẫn:
Em hãy:
- Cùng thầy cô giáo và các bạn quan sát các ổ cắm, thiết bị điện trong lớp đã đảm bảo an toàn chưa và báo cho nhà trường.
- Nhờ bố mẹ hướng dẫn cách sử dụng an toàn một số thiết bị điện trong gia đình.
- Thực hiện: Không thò tay, chọc que vào ồ điện; không nghịch dây điện; không lại gần bốt điện, tủ điện, trèo lên cột điện.
Lời khuyên:
Điện rất cần thiết cho đời
Nhưng cũng nguy hiểm với người đó em
Vậy nên em phải thường xuyên
Phóng tránh điện giật, chớ nên xem thường.