[Cánh Diều] Đạo đức 1

[Cánh diều] Giải đạo đức 1 bài: Phòng tránh bị bỏng

1. Khởi động

a. Cùng bạn chơi trò chơi Vượt chướng ngại vật

screenshot 136 5

Hướng dẫn:

Cùng bạn trong lớp tham gia trò chơi:

  • Trên sàn lớp học có đặt rải rác các miếng bìa làm chướng ngại vật. Trên mỗi miếng bìa ghi tên một đồ vật nguy hiểm, có thể làm em bị bỏng.
  • Nắm tay bạn đi từ điểm xuất phát đến điểm đích nhưng không được chạm vào các chướng ngại vật.

b. Vì sao em không nên chơi gần những vật này?

Hướng dẫn:

Em không nên chơi gần các vật như phích nước nóng, bép ga, bếp than, lò vi sóng, ống bô xe máy,… vì chơi gần những vật này sẽ nguy hiểm nếu em chạm vào chúng sẽ bị bỏng.

2. Khám phá

a. Tìm những đồ vật có thể gây bỏng

screenshot 137 4

Hướng dẫn:

Quan sát tranh và tìm những dồ vật có thể gây bỏng:

Bếp ga, ấm siêu tốc, nến đang cháy, lò vi sóng, phích nước nóng.

b. Đoán xem điều gì có thể xảy ra với bạn trong mỗi tranh?

screenshot 138 4

screenshot 139 4

screenshot 140 2

  • Ngoài các hành động trên, em còn biết những hành động nào khác có thể gây bỏng?

Hướng dẫn:

Quan sát các bức tranh và đoán những việc có thể xảy ra:

  • Tranh 1: Bạn nữ đang kê ghế đứng nghịch bếp, trong khi trên bếp có nồi thức ăn đang sôi.

=> Bạn nữ có thể bị bỏng do lửa tạt vào tay hoặc nồi thức ăn nóng đố vào người.

  • Tranh 2: Bạn nam đang thò tay (không đeo găng) vào lò nướng để lấy chiếc bánh mì vừa nướng xong còn đang rất nóng.

=> Bạn có thể bị bỏng tay bời lò nướng hoặc chiếc bánh.

  • Tranh 3: Bạn nam đang ở trong phòng tắm và mở vòi nước nóng để nghịch.

=> Bạn có thể bị bỏng tay hoặc cả người do nước nóng bắn vào.

  • Tranh 4: Bạn nữ đang mở phích nước sôi để lấy nước.

=> Bạn có thể bị phích nước đổ vào người và bị bỏng.

  • Tranh 5: Bạn nam đang chơi đá bóng trong bểp, trong khi trên bếp đang có nồi canh đang sôi.

=> Nếu quả bóng rơi trúng nồi canh nóng, bạn có thể bị bỏng do nước nóng đổ hoặc bắn vào người.

  • Tranh 6: Bạn nhỏ đốt giấy.

=> Bạn có thế bị giấy cháy vào tay gây bỏng.

– Ngoài ra em nêu thêm những hành động khác có thể gây bỏng mà em biết. Ví dụ:

+ Ngịch chiếc bật lửa hay que diêm.

+ Chạy nhảy gần chiếc xe máy vừa mới đi về.

c. Nêu những việc cần làm để phòng tránh bị bỏng

screenshot 141 2

Hướng dẫn:

Để phòng tránh bị bỏng em cần cẩn thận:

  • Không chơi đùa gần bếp khi đang đun nấu và các vật nóng như: nồi nước sôi, phích nước sôi, bàn ủi vừa sử dụng, ống pô xe máy vừa đi về,. . .
  • Không nghịch diêm, bật lửa.
  • Không tự ý sử dụng bếp dầu, bếp ga, lò nướng, lò vi sóng,. . .
  • Cẩn thận khi sử dụng vòi nước nóng….

d. Tìm hiểu các bước sơ cứu khi bị bỏng qua các hình dưới đây:

screenshot 142 1

Hướng dẫn:

Khi bị bỏng cần thực hiện các bước sơ cứu:

  • Bước 1: Ngâm vùng da bị bỏng trong nước sạch, mát.
  • Bước 2: Xịt hoặc bôi thuốc chống bỏng.
  • Bước 3: Đến cơ sở y tế để khám và điều trị.

3. Luyện tập

Xử lí tình huống và đóng vai

          screenshot 143 1

  • Tình huống 2: Hoa thấy em bé bò đến gần chiếc bàn ủi mới dùng

           screenshot 144 1

  • Tình huống 3: Huy nhìn thấy em bé chơi gần xe máy bố vừa mới đi về.

           screenshot 145 1

Hướng dẫn:

Vào vai các bạn trong các bức tranh và xử lí tình huống:

  • Tình huống 1: Nam rủ Bình chơi đuổi bắt nhau trong bếp. Bình nên làm gì?

=> Bình nên khuyên Nam không nên chơi đuối bắt nhau trong bếp để tránh bị bỏng do ngã vào bếp đang cháy hoặc va phải nồi thức ăn đang nấu trên bếp.

  • Tình huống 2: Hoa đang ngồi xem ti vi thì nhìn thấy em bé đang bò ra chỗ để chiếc bàn ủi vừa mới sử dụng. Hoa nên làm gì?

=> Hoa nên chạy lại ngăn em bé hoặc cất chiếc bàn ủi ra chỗ khác đế em không bị bỏng.

  • Tình huống 3: Huy đang ngồi đọc sách ở hiên thì nhìn thấy em bé chạy lại gần chiếc xe máy mà bố vừa đi làm về. Huy nên làm gì?

=> Huy nên ngăn em bé, không để em đến gần chiếc xe máy để tránh bị bỏng do ống pô gây ra.

4. Vận dụng

Hướng dẫn:

Em thực hiện:

  • Cùng bạn thực hành sơ cứu vết bỏng.

           screenshot 146 1

  • Nhờ cha mẹ hướng dẫn cách sử dụng an toàn một số đồ dùng trong gia đình có nguy cơ gây bỏng.
  • Thực hiện: Không chơi đùa gần phích nước sôi, bàn ủi vừa sử dụng, bếp đang đun nấu.

Lời khuyên:

     Phòng tránh bị bỏng em ơi

Em cần cẩn thận khi chơi, khi đùa.

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button