Tin tức

Làm gì để trẻ không bỏ nhà đi?

Con trai tôi trước đay là một đứa rất ngoan, thế nhưng thời gian gần đây, khoảng nửa năm cháu học hành xa sút. Liên tục bỏ nhà đi vài ba ngày mới về. Thời gian đầu cháu không có hành động trộm cắp đồ đạc trong nhà nhưng thời gian này không chỉ lấy trộm tiền của bố mẹ mà còn lấy cả đồ đạc đi bán. Cháu rất mê chơi game và hình như bây giờ lại có cả bạn gái nữa. Chúng tôi đã tìm đủ cách để giữ cháu ở nhà thậm chí buổi sáng luôn luôn có người chở cháu đến trường nhưng đến giờ tan học rất ít khi đón dược cháu vì cháu đã tạt ngang đâu đó chơi rồi. Tôi rất mong dịch vụ tư vấn của công ty thám tử Thành Đạt cho tôi lời khuyên?

(Ngọc Châu- Hà Nội hỏi)

Trả lời:

Theo TS. Đinh Thị Kim Thoa, quả thật đây là vấn đề nhức nhối của nhiều gia đình và của cả xã hội. Đây cũng là hệ quả của việc mà chúng ta đã chưa quan tâm thích đáng đến việc giáo dục cháu trước đây. Chính vì vậy giáo dục lại bao giờ cũng khó khăn hơn rất nhiều và mất công hơn nữa. Có lẽ bây giờ gia đình phải thực sự đầu tư thời gian cho cháu. Hãy kết hợp tốt hơn với nhà trường và nhóm bạn của cháu. Trước mắt, anh chị hãy đến gặp nhà trường để cùng phối hợp thực hiện. Anh chị nên tìm hiểu thêm về cháu qua thày cô và bạn bè để từ đó mới có cách giáo dục phù hợp. Ngoài ra, anh chị hãy thử theo dấu chân cháu để biết cháu đi đâu, làm gì, bạn cháu là ai (nhưng hãy nhớ là bí mật)…

Để trẻ không bỏ nhà đi gia đình hãy thay đổi cách giáo dục

Việc cháu đi chơi nhiều, chắc chắn sẽ có nhu cầu tiêu tiền và từ nhu cầu này sẽ sinh ra hành vi không mong đợi. Hãy nói chuyện với cháu xem cháu thích gì nhất? Hãy thoả mãn cho cháu một số nhu cầu nào đó, thậm chí đừng lấy việc học hành để thúc ép cháu. Những cháu mải chơi đồng nghĩa với việc không thích học và các cháu không thấy mình thành công trong học tập (có nhiều nguyên nhân). Trong khi đó các cháu lại có nhu cầu khẳng định mình rất cao, và một số trẻ đã tìm cách bỏ học để hành động theo ý mình, để khẳng định bản thân…

Hãy cố gắng hiểu tâm lý của trẻ

Ngoài ra, gia đình hãy tìm một người tin cậy (có thể là anh em họ, có thể là người bạn thân tốt của cháu) luôn chơi cùng cháu, thậm chí gia đình cho hai cháu đi đâu đó xa chơi… Mục đích là tạo cho cháu cảm giác mới khác lạ, cảm giác về ý nghĩa của cuộc sống… Và chính người bạn này sau đó sẽ hướng đạo cho cháu rất tốt. Khai thác mạnh hơn vai trò của bạn tốt với cháu. Các cháu tuổi này nhiều khi nghe bạn hơn nghe gia đình đấy.

Việc giáo dục cháu quả thật không đơn giản, và gia đình có thể đến gặp thêm chúng tôi để có thể tư vấn cụ thể hơn.

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button