Lớp 10

Phân tích bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

Đề bài: Anh/chị hãy Phân tích bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

phan tich bai tho hoang hac lau tong manh hao nhien chi quang lang

3 Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

1. Phân tích bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, mẫu số 1:

Lý Bạch (701-762) là một trong ba nhà thơ cự phách đời Đường, được người đời ca ngợi là “Thi tiên” và đã để lại hơn một nghìn bài thơ tuyệt tác. Là một kiếm khách – thi sĩ, ông coi thường danh lợi, thích ngao du sơn thuỷ, cầu tiên phỏng đạo. Trăng, rượu, hoa, cảnh núi sông tráng lệ, tình bằng hữu, tình quê hương lòng khao khát tự do… chứa chan trong những vần thơ lãng mạn tràn đầy hùng tâm tráng chí. Ông có làm quan khoảng 3 năm ở kinh đô Tràng An nhưng đã vứt bỏ áo mũ, với thanh gươm túi thơ lại lên đường… “Vọng Lư Sơn bộc bố”, “Hành lộ nan”, “Tĩnh dạ tư”, “Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo nhiên chi Quảng lăng”, “Tảo phát Bạch Đế thành”… là những bài thơ nổi tiếng của “Thi tiên” cho thấy một hồn thơ tuyệt đẹp.

Bài thơ Hoàng hạc lâu tống mạnh Hạo nhiên chi Quảng lăng ghi lại một kỷ niệm sâu sắc tại lầu Hoàng Hạc, Lí Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi về Quảng Lăng, qua đó nói lên tình lưu luyến, thương nhớ bạn.

Nơi Lý Bạch đưa tiễn bạn lên đường đi xa về phía tây là lầu Hoàng Hạc, một thắng cảnh thuộc Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc. Lầu Hoàng Hạc gắn liền với huyền thoại Phí Văn Vi đắc đạo thành tiên, đã từ đây cưỡi hạc ra đi. Bạn là Mạnh Hạo Nhiên (689-740) một nhà thơ nổi tiếng, bạn vong niên của Lý Bạch một kẻ sĩ hào hiệp hào hoa, phóng khoáng, ưa ngao du, rất tâm đầu ý hợp với Lý Bạch Hai chữ “Cố nhân” (bạn cũ, người xưa) trong câu đầu nói lên mối quan hệ sâu sắc, lâu bền về tình bạn đẹp giữa hai nhà thơ. Đó là bạn tao nhân mặc khách:

“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu”
(Bạn từ lầu Hoàng Hạc lên đường)

Câu thơ dịch rất hay và thanh thoát, nhưng chữ “tây” chưa dịch được để nói lên hướng đi của bạn. Chữ “bạn” chưa lột tả hết ý và cảm xúc của từ “cố nhân”. Trong thơ cổ, mỗi lần từ “cố nhân” xuất hiện, gợi tả bao tình nghĩa làm rung động hồn người:

“Dạng chu tầm thuỷ tiện
Nhân phỏng cố nhân cư”

Mạnh Hạo Nhiên

(Thuật dòng đủng đỉnh thuyền bơi
Cố nhân gần đó, qua chơi thăm nhà)
“Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân”

(câu 2330- “Truyện Kiều”)

Câu hai phát triển và hoàn thiện câu thơ thứ nhất, nói rõ thời gian bạn lên đường và nơi bạn sẽ đến. Mạnh Hạo Nhiên lên đường vào một ngày tháng ba (tam nguyệt) mùa hoa khói (yên hoa), xuôi về nơi phồn hoa đô hội, Dương Châu – một trong những đô thị đẹp nổi tiếng thời Đường:

“Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”
(Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng )

Chữ “há” có bản phiên âm là “hạ”, được Ngô Tất Tố dịch thành “xuôi dòng”, thật là sáng tạo. “Yên hoa” là một thi liệu, một ẩn dụ giàu chất thơ mà ta gặp nhiều trong Đường thi. Câu thơ không chỉ xác định thời gian và không gian đi, đến mà còn diễn tả nỗi niềm của kẻ ở người đi. Lầu Hoàng Hạc và Dương Châu cách xa hàng nghìn dặm như hiện lên qua vần thơ. Đằng sau hai địa danh mà nhà thơ nói đến là cả một nỗi niềm, một không gian trống vắng vô bờ, một trời thương nhớ biệt ly của đôi bạn tri âm. Có một bản dịch khác đọc lên nghe rất thú vị:

“Bạn từ lầu Hạc ra đi
Dương Châu Hoa khói giữa kỳ tháng ba”
(Nhữ Thành)

Có thể nói trong hai câu “Khai thừa”, yếu tố tự sự chỉ là bề nổi của câu chữ: nỗi niềm của một tâm sự thầm kín mới là tầng sâu hàm ẩn. Nơi “thi hội tao nhân” cũng là nơi ly biệt, đó là Hoàng Hạc Lâu. Lý Bạch đứng trên lầu cao hay trên một cao điểm nào đó trên bến sông, dõi theo chiếc thuyền đưa Mạnh Hạo Nhiên đến chân trời xa? Cấu trúc không gian hai điểm mút “cận – viễn” là một thủ pháp trong hội hoạ, ta thường bắt gặp trong Đường thi, trong các bức hoạ cổ Trung Hoa. Lý Bạch đã vận dụng thành công thủ pháp ấy tạo nên điểm nối giữa câu 1, 2 với câu 3, 4 thành một chỉnh thể nghệ thuật hoàn hảo.

1 phan tich bai tho hoang hac lau tong manh hao nhien chi quang lang

Những bàiPhân tích bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng hay nhất

Hai câu cuối là linh hồn của bài thơ, giãi bày những tình cảm sâu sắc, đẹp đẽ, cảm động của Lý Bạch đối với Mạnh Hạo Nhiên. ẩn hiện sau ba hình ảnh được miêu tả trực tiếp: dòng sông, cánh buồm, bầu trời là hình ảnh của Lý Bạch đứng mãi nhìn hoài con thuyền đưa bạn cũ đi xa…

Cánh buồm đơn côi, lẻ loi (cô phàm) xa dần, mờ dần (viễn ảnh) rồi mất hút vào trời xanh, vào cuối chân trời xa (bích không tận). Hay tầm lòng “Thi tiên” với bao ái ngại, lưu luyến, nhớ thương… như những con sóng gối lên nhau, đưa tiễn con thuyền của bạn, mất hút dần, mờ dần trên dòng sông Trường Giang? “Con sông sẽ trở nên rộng bao la khi cái hữu hạn của nó đồng nhất với cái vô hạn của bầu trời. Chiếc thuyền buồm lẻ loi chở Mạnh Hạo Nhiên đã tan biến trong dòng sông bao la đó mang đi tình bạn của Lý Bạch. Dòng sông càng rộng, chiếc thuyền buồm càng nhỏ mất hút vào khoảng không gian vô tận. Rõ ràng, sau khi tiễn bạn lên đường, Lí Bạch dừng lại khá lâu dõi mắt nhìn theo chiếc thuyền buồm lẻ loi đến tận chân trời xa tít. Lí Bạch mượn cái khung cảnh thiên nhiên sau buổi tiễn đưa để nói lên tình cảm nhớ bạn da diết….

Lí Bạch tả về cái buồn của sự li biệt, nhưng vẫn giữ được phong cách phóng khoáng khi ông miêu tả cái hùng vĩ của thiên nhiên”. (Trần Xuân Đề)

“Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”

(Bóng buồm đã khuất bầu không
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời).

Cái tiêu điểm đầy ám ảnh của bài thơ là “cô phàm viễn ảnh”. Cái tâm cảnh của Lí Bạch được diễn tả bằng hai chữ “duy kiến” – chỉ nhìn thấy. Ta đã biết Lí Bạch sống trong thời Thịnh Đường. Lúc bấy giờ kinh tế phát triển mạnh, thương nghiệp mở mang, nhiều đô thị sầm uất mọc lên: Tràng An, Dương Châu, Thành Đô v.v… Trên con sông Trường Giang suốt đêm ngày thuyền bè ngược xuôi như mắc cửi. Thế mà trong muôn ngàn cánh buồm ở trên sông, Lý Bạch “duy kiến” chiếc “cô phàm” của bạn, nhìn mãi cho đến lúc nó mất hút trong “bầu trời xanh biết”. Chỉ sống với một tình bạn tri âm, thắm thiết thì mới có cái nhìn “duy kiến” ấy.

Mặc dầu chưa dịch được hai chữ “cô” (cô phàm), “bích” (bích không tận) nhưng Ngô Tất Tố đã lột tả được “điệu Đường”, “hồn Đường” của nguyên tác, đọc lên rất thấm thía về nỗi buồn thương, lưu luyến bạn của nhà thơ Lý Bạch

Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo nhiên chi Quảng lăng là một trong những tuyệt tác về thơ thất ngôn tứ tuyệt của Lý Bạch Vừa cụ thể vừa phổ quát cho muôn đời về nỗi buồn tống biệt và ức hữu. Cấu trúc không gian xa – gần (cận – viễn), lấy ngoại cảnh để biểu hiện nội tâm, ngôn ngữ, trang nhã, gợi cảm, hàm súc… đó là những yếu tố nghệ thuật tạo nên vẻ đẹp văn chương và cốt cách của bài thơ này. Bài thơ đã phản ánh một tâm hồn đẹp, một tình bạn đẹp của Lý Bạch, cũng là của những tao nhân mặc khách đời Đường.

———————-HẾT BÀI 1————————

Phân tích bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng là một nội dung văn mẫu mà các em cần tham khảo. Để bổ sung thêm kiến thức, các em có thể tìm hiểu thêm Soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng cùng với phần Tìm thêm những bài ca dao nói về nỗi nhớ người yêu, về cái khăn… từ đó có thể học tốt môn Ngữ Văn hơn.

2. Phân tích bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, mẫu số 2:

Những cuộc tiễn đưa bao giờ cũng để lại trong lòng người đi, kẻ ở những ấn tượng và kỉ niệm khó quên. Trong xã hội xưa, khi điều kiện đi lại và trao đổi thư từ còn rất khó khăn, những cuộc chia tay càng dễ để lại cho đôi bên nhiều nỗi nhớ nhung, lo âu thấp thỏm. Đó là những lí do giải thích vì sao “thơ tống biệt”, nói đầy đủ hơn là thơ “tống hành tặng biệt” (thơ tiễn chân và thơ từ biệt), chiếm một tỉ lệ khá cao trong văn học cổ điển. Lí Bạch là một người giao thiệp rất rộng, tính tình hồn nhiên cởi mở, suốt đời đi lại xê dịch nên tác phẩm viết về đề tài tiễn biệt chiếm tỉ lệ rất cao trong sự nghiệp thơ văn của ông. Trong đa số trường hợp, Lí Bạch xuất hiện với tư cách người đưa tiễn. Có đến 150 bài thơ mà đề thơ mở đầu bằng chữ “tống” hay “biệt”.

Trong hơn 150 bài văn thơ “tống hành tặng biệt” nói trên, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng được xem là tác phẩm hay nhất. Nêu bức tranh toàn cảnh là điều cần để thấy vị trí của bài thơ sẽ phân tích trong thư tống biệt của Lí Bạch:

Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.

(Bạn từ lầu Hạc lên đường,
Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng)

Ở hai câu đầu, nhà thơ thường chỉ tường thuật một cách giản đơn hoàn cảnh hoặc nguyên do sự việc. Ngôn từ không chỉ bình dị tự nhiên mà lại còn sát hợp. Các dòng sông lớn ở Trung Quốc thường chảy theo hướng tây – đông, Hoàng Hạc lâu lại ở phía trên dòng nên đặt trạng ngữ “tây” trước động từ “từ”, dùng động từ “há” trước Dương Châu là rất chuẩn xác. Động từ “từ” (từ giã, từ biệt) được sử dụng khá đắt, mang sắc thái biểu cảm và có tác dụng gợi cảm cao. Tác giả nói mình đưa tiễn “cố nhân” song không nói cố nhân từ giã mình mà lại nói “từ biệt lầu Hoàng Hạc”. Như vậy, vừa kết hợp xác định địa điểm đưa tiễn, vừa đem lại cho bản thân hình ảnh lầu Hoàng Hạc một ý nghĩa hoán dụ, lại vừa gợi cho độc giả liên tưởng tới động tác, tâm tư của cả người đi, kẻ ở: sau khi tiễn bạn ở bến sông, có lẽ Lí Bạch đã vội dời chân lên tít lầu cao để tiếp tục ngóng theo và Mạnh Hạo Nhiên, sau khi lên thuyền, có lẽ cũng đang ngước trông lên lầu cao tiếp tục vẫy tay từ biệt.

phan tich bai tho hoang hac lau tong manh hao nhien chi quang lang 1

Phân tích bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng để thấy tình bạn cảm động giữa Lí Bạch và Mạnh hạo Nhiên

Hai câu đầu đã được người xưa gọi là “lệ cú” (câu đẹp), danh cú, song ai cũng thừa nhận hai câu sau mới là linh hồn của bài thơ. Hầu hết hai câu kết ở những bài thơ thuộc đề tài tống biệt của Lí Bạch đều dùng cảnh để biểu hiện tình (dụng cảnh kết tình) song thủ pháp rất đa dạng. So sánh, nhân cách hóa, đồng nhất tình và cảnh là những thủ pháp hay được sử dụng.

Lần tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng, lòng nhà thơ cũng nao nức xao động, song rung động theo một kiểu khác và được biểu hiện hoàn toàn khác.

Hai câu thơ mở đầu nói tới người ra đi (Mạnh Hạo Nhiên) và tường thuật sự việc (nêu lên đầy đủ các yếu tố của một cuộc đưa tiễn) song trong đó vẫn chứa đựng bao niềm lưu luyến của người đưa tiễn.

Không bao lâu sau khi rời khỏi quê hương, Lí Bạch đã kết giao với Mạnh Hạo Nhiên, nhà thơ tiền bối, nhà thơ hơn mình đến hơn chục tuổi và bấy giờ danh tiếng đã lừng lẫy. Lí Bạch luôn nói về người bạn vong niên ấy với tất cả sự tôn kính và ngưỡng mộ:

Ngô ái Mạnh phu tử
Phong lưu thiên hạ văn.

(Ta yêu Mạnh phu tử
Đã nổi tiếng phong lưu khắp thiên hạ)

Mối quan hệ đặc biệt thân tình ấy đã thểhiện đầy đủ, sinh động qua chỉ một từ “cố nhân”. Lí Bạch là “chủ” tiễn khách song không phải là tiễn khách tại nhà mình, quê mình, thậm chí cũng không phải là nơi nhiệm sở như trường hợp Bạch Cư Dị ở Tì bà hành mà là tiễn khách nơi đất khách, ở một điểm dừng chân trên bước đường ngao du, hơn nữa lại là một thắng tích nổi tiếng gắn với những truyền thuyết từng làm xao động tâm hồn bao thế hệ. Cuộc tiễn chân diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, trong không khí cực kì phồn vinh của xã hội Thịnh Đường. Bạn ra đi giữa một ngày xuân đẹp (tam nguyệt, yên hoa), bạn đi về Dương Châu, thành phố phồn hoa nổi tiếng nhất của cả vừng Giang Nam đương thời mà Lí Bạch trước đó đã từng đặt chân tới. Cho nên, qua lời thơ bề ngoài có vẻ như trung tính, đạm bạc, ta không chỉ thấy phút giây bịn rịn của buổi tiễn đưa mà còn thấy sự nao nức của người đưa tiễn.

Có phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến trường giang thiên tế lưu.

(Bóng buồm đã khuất bầu không,
Trông theo chỉ thấy bóng sông bên trời.)

Trong hai câu thơ này tình đã hòa vào cảnh. Vô tình củaLý Bạch ở lầu Hoàng Hạc lúc tiễn MạnhHạo Nhiên không gì có thể đưa raso sánh, nó không thể so sánh với sông Trường Giang, không thể so sánh với bầu trời. Hay nói chuẩn xác hơn, cả sông Trường Giang, cả bầu trời đều không thể sosánh với nó mà nó hòa tan man mác vào cảbầu trời mông mênh, vào cả dòng sông bất tận, vào cả vũ trụ bao la vì cuối cùng cả bầu trời và dòng sông cũng đã hòa nhập làm một! Đáng chú ý là hai câu thơ đã vẽ ra một cảnh tượng mênh mông song đồng thời cũng khắc họa được những đường nét tinh tế. Từ bản thân “chiếc buồm cô độc”, đến “bóng” của nó, đến bóng “xa” … xa dần của nó, cho đến lúc nó mất hút vào bầu trời bát ngát là cả một quá trình, quá trình chuyển dịch ngày càng xa của con thuyền và quá trình ngóng trông theo vời vợi của cặp mắt người đưa tiễn. Thuyền đã mất hút song người tiễn đưa vẫn còn đứng đó, trơ vơ, đơn côi trên lầu Hoàng Hạc. Chiếc buồm hẳn là màu trắng, vệt trắng rồi điểm trắng ấy, dưới bầu trời biếc, trên dòng nước mùa xuân trong xanh hẳn là “mục tiêu” dễ thấy, dễ tăng cường thị lực Lí Bạch. Song quan trọng hơn là từ phía Lí Bạch, dù ở thời Thịnh Đường thuyền bè đi lại trên sông Trường Giang tấp nập như lá tre, tất cả thị lực của Lí Bạch chỉ đặt vào ở một điểm duy nhất đó mà thôi!

Hai câu cuối, bên ngoài như vẫn tiếp tục nói về người ra đi song thực chất đã chuyển sang nói tâm tình người ở lại. Bên ngoài như là thơ tả cảnh thuần túy – mà xét về yêu cầu tả cảnh cũng đạt mức xuất sắc – song thực chất là tả tình.

Hàm súc khêu gợi, ý tại ngôn ngoại, lời cạn ý sâu, lấy cảnh nói tình, từ nhỏ thấy lớn… tất cả những đặc trưng thi pháp ấy của thơ Đường nói chung, của thơ tuyệt cú nói riêng, chúng ta đều có thể tìm thấy sự thể hiện mẫu mực ở Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (…), của Lí Bạch.

3. Phân tích bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, mẫu số 3:

Lý Bạch là nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Trung Quốc ông có rất nhiều những tác phẩm hay và để lại cho người đọc nhiều hình ảnh mang giá trị rất đặc sắc nó cũng thể hiện được tình yêu thơ ca của ông, tiêu biểu đó là bài hoàng hạc lâu tống mạnh hạo nhiên chi quảng lăng.

Bài thơ đã thể hiện được một tình bạn sâu sắc qua đó nó thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những người bạn của mình, đứng trên lầu hoàng hạc để tiễn người bạn thân của mình đi, đó là những nỗi buồn day dứt làm cho tâm hồn của tác giả đang phải mang những nỗi buồn đó là nỗi buồn về tình bạn xa cách và không gian địa lý càng xa thì sự nhớ thương tới người bạn của mình càng lớn. Tiễn bạn lên đường tác giả đã đang có những cảm giác thật buồn và nó mang một nỗi buồn xa xăm, khi gặp nhau chưa có thời gian nói với nhau nhiều câu chuyện đã phải xa nhau, niềm vui khi đón bạn trở về, và nỗi buồn khi phải tiễn bạn đi, người đi sẽ có những cảm giác tiếc nuối, và người ở lại thì có những nỗi buồn man mác.

Nỗi buồn man mác trong tâm hồn của tác giả đã thể hiện được những nỗi niềm sâu kín trong lòng của tác giả, tác giả đang có những cảm xúc rất đặc biệt trong cuộc đưa tiễn này, một hình ảnh về một sự chia ly đã xuất hiện trong tác giả, những nỗi buồn đó đã mang đậm những nét đặc sắc trong tâm hồn của tác giả:

Bạn cũ từ biệt tại lầu Hoàng Hạc đi về phía tây,
Tháng ba hoa khói, xuống Dương Châu.
Bóng chiếc buồm đơn màu xanh mất hút,
Chỉ thấy Trường Giang vẫn chảy bên trời.

Bạn cũ là những người bạn đã gắn bó với nhau trong khoảng thời gian khi còn bên nhau, khi đón tiếp trên hoàng hạc và sự tiếp đón đó thật nồng hậu, cuộc vui nào cũng đến hồi kết thúc, không thể nào có thể bền lâu và kéo dài mãi được dù tình cảm đó có gần gũi thì những tình cảm đó chỉ mang trong lòng và mỗi người cần trân trọng những tình cảm và khoảnh khắc ấy. Sự yêu thương và quý mến nhau đã làm cho cuộc chia ly này có những phần rất níu kéo, khi tiễn người bạn của mình lên đường tại lầu hoàng hạc tác giả đang có những cảm giác buồn và nỗi buồn đó đã man mác và cũng làm cho tâm hồn của tác giả có những nỗi nhớ mong về người bạn của mình.

Mùa tháng ba là mùa hoa khói, mùa của sự chia ly, trong không gian cao của lầu Hoàng Hạc tác giả đã đưa mắt nhìn xa xăm nhìn những cánh thuyền mãi đi vào không gian và xa khỏi tầm mắt của tác giả, tác giả đã thể hiện những điều đó qua những hình ảnh sinh động đó là cánh thuyền trôi lênh đênh trên dòng sông, và mãi mãi xa khỏi tầm mắt của người bạn ở lại, nhìn theo những cánh thuyền đó cũng mãi xa đi. Tạm biệt tại lầu Hoàng Hạc, tác giả đã thể hiện tình cam của mình đối với người bạn hữu, khi hai người gắn bó đó là tình cảm của sự yêu thương và quý trọng tình cảm của bạn bè đó là một tình cảm vô cùng thiêng liêng và nó gợi ra cho tác giả những tình cảm và những cảm xúc về người ở lại.

phan tich bai tho hoang hac lau tong manh hao nhien chi quang lang 2

Văn mẫuPhân tích Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng của Lý Bạch

Tình bạn bè trong tác giả đã thể hiện những nỗi buồn man mác giữa người đi và người ở lại, người ở lại đứng trước lầu Hoàng Hạc tiễn bạn ra đi nhìn sự ra đi của bạ mà tâm hồn có những cảm giác trống rỗng và nó làm cho tâm hồn của tác giả như có điều gì đó mờ nhạt và không còn vui tươi khi đón bạn về nữa, nhìn từ trên cao dõi theo từng hành động của người bạn của mình từ những chi tiết đầu tiên khi bạn ra đi đứng trên chiếc thuyền giữa dòng nước mênh mông, mỗi lúc chiếc thuyền lại trôi đi, tác giả vẫn đưa cặp mắt ngắm nhìn nó nhưng hình ảnh chiếc thuyền ngày càng xa xăm nó đi vào sâu thẳm và khuất bóng điều đó làm cho tác giả tuyệt vọng, nỗi buồn lại được dâng lên giờ đây chỉ còn thiên nhiên và con người thì mãi ra đi, không còn những hình ảnh về sự gắn bó giữa tình bạn nữa tình cảm đó chỉ còn trong lòng.

Trong không gian rộng lớn đó tác giả chỉ còn thấy hình ảnh dòng nước trên sông Trường Giang vẫn chảy vẫn trôi nhẹ nhẹ nhưng hình ảnh chiếc thuyền đã không còn, tác giả đã sử dụng từ mất hút để thể hiện những hình ảnh về đoàn thuyền đã ra đi và không còn trong không gian và trong tầm ngắm của tác giả nữa, mất hút đã thể hiện nó không còn hiện hữu trong tâm trí hay trong mắt của tác giả nữa, đứng trên một không gian cao như lầu Hoàng Hạc dường như có thể ngắm được tất cả mọi sự vật nhưng nay không còn nhìn thấy chiếc thuyền trở người bạn của mình nữa, tác giả chú ý từng bước di chuyển của nó, nhưng mỗi múc nó lại ra xa, trôi nhẹ trên một không gian rộng lớn của dòng sông.

Dòng sông Trường Giang rộng lớn hòa vào tâm trạng của tác giả đang buồn và có cảm giác choáng váng khi đứng trên một không gian rộng lớn đó, tác giả đã thể hiện và để lại cảm xúc của mình qua sự nhớ thương, một tình cảm gắn bó và tình bạn đó sẽ là mãi mãi, tác giả buồn khi người bạn thân của mình đi, dường như mỗi cuộc chia tay nào cũng đều rất buồn và cũng để cho tác giả có những nỗi nhớ và có cảm giác tuyệt vọng và nhớ nhung nhiều điều về hình ảnh người bạn của mình.

Cảnh chia ly ở đây thật rộng lớn, tác giả đã mượn hình ảnh thiên nhiên rộng lớn để nói về tâm trạng của chính mình, mỗi khi nhìn vào dòng nước mênh mang đó tác giả lại có cảm giác nhớ thương và mong sẽ có ngày sớm gặp lại người bạn thân của mình, tiễn trên lầu Hoàng Hạc một lầu có vị trí cao, với dịp tháng ba của sự chia ly, nỗi buồn của sự chia ly đã tác động rất lớn đến tâm hồn của tác giả, những hình ảnh đó đã mang đậm về sự chia ly và nỗi buồn thầm kín sâu sắc của tác giả. Không sử dụng những chi tiết hoa mĩ những tác giả đã làm cho người đọc hiểu được nỗi buồn của sự chia ly, nỗi buồn đó thật lớn lao và nó mang một âm điệu nhẹ nhàng và cũng thể hiện được sâu sắc tình cảm của tác giả vào nó.

Bóng thuyền xa xôi kia đã thể hiện niềm tin yêu của tác giả về một tình bạn vĩnh cửu của tác giả có niềm tin lớn về tình bạn này, nó sẽ vĩnh cửu và tác giả sẽ nhớ thương và quý trọng tình bạn này, hình ảnh hoa khói đã thể hiện sự nhớ thương đó, hình ảnh về hoa khói là hình ảnh về khói bếp hình ảnh này cũng gợi nhớ sự nhớ thương, tác giả đã thể hiện được tình yêu thương của mình trong đó, mượn hình ảnh hoa khói để nói về sự nhớ thương của mình, nó là những nỗi niềm của tác giả đã thể hiện trong đó, tác giả sử dụng hình ảnh hoa khói để nói về nỗi nhớ thương của mình, dường như những hình ảnh đó đã mang đậm và thấm nhuần trong thơ ca của người Trung Quốc xưa, hình ảnh tháng ba của hoa khói của đất Dương Châu, những hình ảnh đó vang dội trong tâm hồn của tác giả. Người bạn đã về thăm vùng đất Dương Châu và giờ đang ra đi về vùng đất mới và những người bạn cũ đã ở lại và cũng đang tiễn đưa người bạn đi trên lầu Hoàng Hạc.

Trong không gian rộng lớn đó làm cho tác giả lại có những cảm xúc buồn thương và nhớ nhung về tình bạn của mình, tình cảm đó là vô cùng thiêng liêng, không gian rộng lớn cũng tác động đến tâm hồn của tác giả qua đó thể hiện nhớ thương và những nỗi buồn man mác ở đây là một người bạn đi và một người ở, dù không muốn xa nhau nhưng do hoàn cảnh họ vẫn phải xa nhau, xa nhau có những nỗi nhớ và những nỗi niềm mong ước sẽ sớm gặp lại nhau, sự đưa tiễn đã thể hiện và là chủ đề chủ đạo trong tác phẩm này, và hình ảnh buồn ảnh buồn và tâm trạng buồn thương.

Tình bạn của của tác giả đã thể hiện sâu sắc trong tác phẩm này và nó cũng thể hiện không gian rộng lớn đang tác động đến tâm hồn của tác giả, tác giả đang hình dung và những hình ảnh buồn thương về sự tiễn đưa bạn trên lầu Hoàng Hạc, những hình ảnh chiếc thuyền hun hút xa săm và mất hút trong không gian đã tác động lớn đến tâm hồn của tác giả, đây là một cuộc đưa tiễn đầy buồn thương, và những tiếc nuối của tác giả về người bạn của mình.

————————-HẾT———————

Tìm hiểu về bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng cũng như tình bạn cảm động của Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên, các em có thể tham khảo thêm:Khái quát đặc sắc về nội dung và nghệ thuật bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng, Sơ đồ tư duy bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Cảm nhận về tình bạn giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên trong bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng của Lý Bạch.

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button