Lớp 6

Kể về ngày hội chọi trâu Đồ Sơn

Đề bài: Kể về ngày hội chọi trâu Đồ Sơn

ke ve ngay hoi choi trau do son

Dàn ý, Văn mẫu kể về lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn hay nhất

Bài làm:

“Dù ai buôn đâu, bán đâu

Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về

Dù ai bận rộn trăm bề

Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu”.

Đó là những câu thơ lưu truyền về lễ hội chọi trâu nổi tiếng tại Đồ Sơn, Hải Phòng. Hải Phòng được biết đến không chỉ với những di tích và danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà còn được biết đến với những lễ hội đặc biệt mang tính chất vùng miền đặc trưng. Lễ hội chọi trâu tại Đồ Sơn, Hải Phòng được biết đến là lễ hội lớn nhất của thành phố hoa phượng đỏ.

Truyền thuyết bắt nguồn lễ hội chọi trâu tại Đồ Sơn có rất nhiều. Một số truyền thuyết như thần tích Tước Điểm Đại Vương, Huyền tích Bà Đế, thần tích cá kình… Mỗi câu chuyện lại có một ý nghĩa riêng và được lưu truyền với nhiều dị bản.

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được coi là lễ hội truyền thống của người dân Hải Phòng và được diễn ra vào 9/8 âm lịch hằng năm. Mục đích của lễ hội này chính là cầu thịnh vượng cũng như hạnh phúc, may mắn cho những người dân tại địa phương. Đây không chỉ được xem như một nét văn hóa mà còn trở thành một tín ngưỡng tâm linh đối với người dân nơi đây. Lễ hội cũng thể hiện sự mạnh mẽ, quyết liệt, táo bạo, hào hùng tượng trưng cho con người của thành phố này.

Việc chuẩn bị cho lễ hội vô cùng kĩ lưỡng. Ròng rã nhiều tháng trước đó, mọi người đã phải lên kế hoạch và chuẩn bị mọi thứ sao cho chu toàn tất cả. Đặc biệt là việc chọn trâu để đấu, để thi. Đây được coi là một tập tục quan trọng bậc nhất của lễ hội. Vì thế, việc chọn trâu đấu phải thật công phu. Trâu phải có những đặc tính vượt trội, có những ưu điểm hơn so với trâu thường. Lễ hội chọi trâu có hai phần bao gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ cũng bao gồm có tục rước tế được thực hiện bởi những vị cao niên trong làng. Lễ thần xong, linh vật được coi trọng nhất của lễ hội chính là “Ông trâu”. Theo tương truyền, nhà nào có trâu được tế thần là vô cùng vinh dự và tự hào. Phần hội diễn ra vô cùng sôi nổi và nhiều hoạt động thú vị. Ban đầu là những điệu múa, hát nhạc nhẹ nhàng để khai hội. Sau đó, đúng 8 giờ sáng, những tiếng trống chiêng vang dội để thúc giục các “ông trâu” đấu vào trận. Sau khi nghe hiệu lệnh, người dắt trâu sẽ đưa trâu vào sân. Hai con trâu sẽ di chuyển gần lại nhau sau khi nghe hiệu lệnh. Tiếp theo là hiệu lệnh để những người dắt trâu rút dây mũi, hai trâu liền lao vào nhau và trận đấu được bắt đầu. Trận đấu diễn ra vô cùng ác liệt, có những đôi trâu đấu một hồi, trong một thời gian dài, không bên nào chịu thua bên nào, bất phân thắng bại khiến người xem vô cùng hưng phấn. Sau khi đã xếp thứ hạng từ cao đến thấp, theo tục lệ, cứ trâu làng nào giành chiến thắng thì năm ấy cả làng sẽ có nhiều điều may mắn, hạnh phúc, mùa màng, công việc đủ đầy, gặp nhiều thành công. Sau đó, khi đã phân thắng bại, dù trâu thắng hay thua đều được mang đi mổ thịt để tế lễ trời đất, cầu cho mùa màng bội thu, nhà nhà no đủ. Người ta cũng luôn tin rằng khi được ăn thịt trâu trong những dịp lễ hội sẽ thật sự vinh dự, gặp nhiều hạnh phúc, may mắn.

Với những nét đặc sắc trong văn hóa cũng như tín ngưỡng tâm linh, lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn đã, đang và sẽ là điểm đến của rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Đến đây, mọi người được hòa chung không khí lễ hội náo nhiệt và cũng được chứng kiến những màn chọi trâu đặc sắc như một trận đấu thực sự. Đây được coi như một lễ hội đặc trưng văn hóa của vùng miền, vùng đất Hải Phòng, tạo nên một dấu ấn đậm nét đối với du khách, bạn bè khi đến nơi đây. Chính vì thế, không phải ngẫu nhiên mà lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn, Hải Phòng lại được Nhà nước công nhận là một trong 15 lễ hội lớn nhất của cả nước Việt Nam.

—————————————–

Bên cạnh đoạn văn kể về lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn kể trên, để hỗ trợ tốt nhất cho các quá trình học, ôn luyện kiến thức môn ngữ văn lớp 6 của mình, các em học sinh có thể tham khảo các bài văn mẫu kể chuyện khác nhưKể về ngày hội đua thuyền, Kể về ngày hội Đền Hùng, Kể về ngày hội gò Đống Đa, Kể về ngày hội Lim,… Thường xuyên tham khảo list bài văn mẫu hay của TH Văn Thủy, các em sẽ tìm được nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để sử dụng vào các bài văn kể chuyện trên lớp của mình, khiến nó hay, chân thực và sống động hơn

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button