CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O được Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội biên soạn là phản ứng thể hiện tính chất hóa học của axit axetic là axit yếu có thể tác dụng với bazo NaOH. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng làm bài tập cũng như hoàn thành tốt các dạng bài liên quan.
1. Phương trình CH3COOH tác dụng với NaOH
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
2. Điều kiện đề phản ứng xảy ra
Phản ứng xảy ra ngay điều kiện thường.
3. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau?
A. Axit axetic là chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước.
B. Axit axetic là nguyên liệu để điều chế dược phẩm, phẩm nhuộm, chất dẻo và tơ nhân tạo.
C. Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ 2 đến 5%.
D. Bằng cách oxi hóa etan với chất xúc tác thích hợp người ta thu được axit axetic
Câu 2. Đun nóng axit axetic với rượu etylic có axit sunfuric làm xúc tác thì người ta thu được một chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước và nổi trên mặt nước. Sản phẩm đó là
A. đimetyl ete
B. etyl axetat
C. rượu etylic
D. metan
Câu 3. Dãy chất phản ứng với axit axetic là
A. ZnO, Cu, Na2CO3, KOH
B. ZnO, Fe, Na2CO3, Ag
C. SO2, Na2CO3, Fe, KOH
D. ZnO, Na2CO3, Fe, KOH
2CH3COOH + ZnO → (CH3COO)2Zn + H2O
2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + H2O + CO2
2Fe + 6CH3COOH → 2Fe(CH3COO)3 + 3H2
CH3COOH + KOH → CH3COOK + H2O
Câu 4. Phương pháp được xem là hiện đại để điều chế axit axetic là:
A. Tổng hợp từ CH3OH và CO
B. Phương pháp oxi hóa CH3CHO
C. Phương pháp lên men giấm từ ancol etylic
D. Điều chế từ muối axetat
Câu 5. Vì sao nhiệt độ sôi của axit thường cao hơn ancol tương ứng?
A. Vì ancol không có liên kết hidro, axit có liên kết hidro
B. Vì liên kết hidro của axit bền hơn của ancol
C. Vì khối lượng phân tử của axit lớn hơn
D. Vì axit có 2 nguyên tử oxi
Câu 6. Hòa tan hoàn toàn 12 gam CuO vào dung dịch CH3COOH 10% . Khối lượng dung dịch CH3COOH cần dùng là
A. 360 gam
B. 180 gam
C. 340 gam
D. 120 gam
Số mol của đồng oxit bằng:
nCuO = 12/80 = 0,15 mol
Phương trình phản ứng
2CH3COOH + CuO → (CH3COO)2Cu + H2O
0,3 0,15 mol
Khối lượng axit axetic có trong dung dịch là: maxit = 0,3.60 = 18 gam.
Khối lượng dung dịch axit axetic là: mdd = 18.100%/10% = 180 gam
Câu 7. Có 3 chất hữu cơ có công thức phân tử C6H6, C2H4O2, C2H6O được kí hiệu ngẫu nhiên là A, B và C. Biết:
Chất A và B tác dụng với K.
Chất C không tan trong nước.
Chất A phản ứng được với Na2CO3.
Vậy A, B, C lần lượt có công thức phân tử là
A. C2H6O, C6H6, C2H4O2.
B. C2H4O2, C2H6O, C6H6.
C. C2H6O, C2H4O2, C6H6.
D. C2H4O2, C6H6, C2H6O.
Chất C vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với Na2CO3 => trong phân tử có nhóm –COOH
=> C là C2H4O2
Chất A tác dụng được với Na => trong phân tử có nhóm –OH => A là C2H5OH hay C2H6O
Chất B không tan trong nước, không phản ứng với Na và Na2CO3 => B là etilen: CH2=CH2
Câu 8. Cho m gam axit CH3COOH tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 2M . Sau phản ứng thu được dung dịch Y. Tính giá trị của m?
A. 6 gam
B. 12 gam
C. 18 gam
D. 24 gam
Phương trình hóa học
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
0,4 → 0,4
=> m = 0,4 . 69 = 24 gam
Câu 9. Cho m gam hỗn hợp X gồm CH3COOH và CH3COOC2H5 tác dụng với dung dịch NaOH 1M thì vừa hết 300ml. Tách lấy toàn bộ lượng rượu etylic tạo ra rồi cho tác dụng với Na thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp trên.
A. 6 gam; 17,6 gam
B. 12 gam; 35,2 gam
C. 3 gam; 8,8 gam
D. 8 gam; 23,5 gam
Gọi số mol CH3COOH là x
số mol CH3COOC2H5 là y.
Phương trình hoá học
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
x mol → x mol
CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH
y mol → y mol
Số mol NaOH phản ứng là : x + y = 300/1000×1 = 0,3 (mol)
Phương trình hoá học của phản ứng giữa rượu etylic với Na :
2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2↑
y → y/2
Ta có y/2=2,24/22,4 = 0,1→ y = 0,2 (mol)
Thay y = 0,2 vào phương trình x + y = 0,3, ta có :
x = 0,3 – 0,2 = 0,1 (mol).
Vậy khối lượng axit axetic là: 60 . 0,1 = 6 (gam).
Khối lượng etyl axetat là: 88 x 0,2 = 17,6 (gam).
——————————–
Trên đây Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O. Để có kết quả cao hơn trong học tập, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội tổng hợp và đăng tải.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.
Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)