Câu chuyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” đã nêu ra bài học rằng trong một tập thể mỗi thành viên đều không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại, do đó cần biết hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.
Dưới đây là tài liệu giới thiệu về thể loại truyện ngụ ngôn và nội dung của truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”. Mời bạn đọc tham khảo!
I. Nội dung truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Nghe đọc truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng:
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết. Bỗng một hôm, cô Mắt đến than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng:
– Bác Tai, hai anh và tôi làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không. Nay, chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.
Cậu Chân, cậu Tay cũng nói:
– Phải đấy! Chúng ta phải đi nói cho lão Miệng biết để lão tự lo lấy. Chúng ta vất vả nhiều rồi. Nay đã đến lúc lão phải tự mình đi tìm lấy thức ăn, xem lão có làm nổi không nào.
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng kéo nhau đến nhà lão Miệng. Đi ngang qua nhà bác Tai, họ thấy bác ngồi im lặng như nghe ngóng điều gì. Cả ba cùng chạy vào nói:
– Bác Tai ơi, bác có đi cùng chúng cháu đến nhà lão Miệng không? Chúng cháu đến nói cho lão biết từ chúng cháu không làm cho lão ăn nữa. Chúng cháu cũng như bác, lâu nay vất vả nhiều rồi, nay phải nghỉ ngơi mới được.
Bác Tai gật đầu lia lịa:
– Phải, phải… Bác sẽ đi cùng các cháu!
Bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng. Đến nơi họ không chào chẳng hỏi gì cả, cậu Chân, cậu Tay nói thẳng với lão:
– Chúng tôi hôm nay đến không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông, mà để nói cho ông biết: Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi.
Lão Miệng nghe nói, rất lấy làm ngạc nhiên. Lão nói:
– Có chuyện gì muốn bàn với nhau thì hãy vào nhà đã, làm gì mà nóng thế?
Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay đều lắc đầu mà rằng:
– Không, không phải bàn bạc gì nữa, từ nay trở đi, ông phải lo lấy mà sống. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ không làm gì cả. Xưa nay, chúng tôi có biết cái gì ngọt bùi ngon lành mà làm cho cực!
Nói rồi, cả bọn kéo nhau về.
Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa. Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày, cả bọn thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy, vui đùa như trước nữa; cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, thấy hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mà ngủ không được. Bác Tai trước kia hay đi nghe hò nghe hát, nghe gì cũng rõ, nay bỗng thấy lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong. Cả bọn lừ đừ mệt mỏi như thế, cho đến ngày thứ bảy thì không thể chịu được nữa, đành họp nhau lại để bàn. Bác Tai cố nói với cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay:
– Chúng ta lầm rồi các cháu ạ! Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt cả. Lão Miệng không đi làm, nhưng lão có công việc là nhai. Như vậy cũng là làm việc chứ không phải là ăn không ngồi rồi. Trước kia sống với nhau thân thiết như thế, nay tự dưng chúng ta gây nên chuyện. Lão Miệng có cái ăn thì chúng ta mới khoẻ khoắn được. Chúng ta nên đến nói lại với lão Miệng, các cháu có đi không?
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Đến nơi, họ thấy lão Miệng cũng nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm khô như rang, không buồn nhếch mép. Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay vội vã đi tìm thức ăn. Lão Miệng ăn xong, dần dần tỉnh lại. Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay tự nhiên thấy đỡ mệt nhọc, rồi thấy trong mình khoan khoái như trước. Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
II. Một vài nét về thể loại văn học: Truyện ngụ ngôn
1. Khái niệm
– Ngụ ngôn: lời nói có ý kín đáo để người nghe, người đọc tự suy ra mà hiểu.
– Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
2. Đặc trưng
Là truyện kể có ngụ ý (tức là truyện không chỉ có nghĩa đen mà còn có nghĩa bóng mới là mục đích)
- Nghĩa đen: là nghĩa bề ngoài, nghĩa cụ thể của chính câu chuyện
- Nghĩa bóng là ý sâu kín được gửi gắm trong câu chuyện được suy ra từ ý nghĩa của truyện và thường được diễn đạt như những bài học cho con người trong cuộc sống.
III. Giới thiệu về truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
1. Tóm tắt
Từ rất lâu, cô Mắt cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng vẫn sống với nhau rất thân thiết. Nhưng vì Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai vì ghen tị với lão Miệng chỉ ăn mà không làm gì cả nên bàn nhau để mặc lão Miệng, không cho lão ăn gì nữa. Mặc cho lão Miệng rất lấy làm ngạc nhiên và sửng sốt, cả bọn vẫn kéo nhau ra về. Từ đó, cô Mắt cậu Chân, cậu Tay, bác Tai không lầm gì cả. Chỉ vài ngày sau, cả bọn đã thấy mệt mỏi rã rời, không ai làm được việc gì nữa. Đến ngày thứ bảy thì không ai còn chịu nổi. Bác Tai là người nhận ra sai lầm đầu tiên: lão Miệng không đi làm nhưng lão có công việc là nhai. Bác yêu cầu tất cả đến nói chuyện lại với lão Miệng. Sau khi lão Miệng ăn xong ai nấy đều khỏe trở lại. Từ đó lão Miệng, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai lại sống hoà thuận, ai làm việc nấy, không ai còn ghen tị với ai nữa.
Xem thêm tại Tóm tắt truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
2. Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “kéo nhau ra về”. Chân, Tay, Tai, Mắt ghen tị với lão Miệng và quyết định không làm việc nữa.
- Phần 2: Tiếp theo đến “họp nhau lại để bàn bạc”. Hậu quả của quyết định không làm việc.
- Phần 3. Còn lại. Cách giải quyết hậu quả.
Xem thêm Truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Câu chuyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” đã nêu ra bài học rằng trong một tập thể mỗi thành viên đều không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại, do đó cần biết hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.
Dưới đây là tài liệu giới thiệu về thể loại truyện ngụ ngôn và nội dung của truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”. Mời bạn đọc tham khảo!
I. Nội dung truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Nghe đọc truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng:
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết. Bỗng một hôm, cô Mắt đến than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng:
– Bác Tai, hai anh và tôi làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không. Nay, chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.
Cậu Chân, cậu Tay cũng nói:
– Phải đấy! Chúng ta phải đi nói cho lão Miệng biết để lão tự lo lấy. Chúng ta vất vả nhiều rồi. Nay đã đến lúc lão phải tự mình đi tìm lấy thức ăn, xem lão có làm nổi không nào.
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng kéo nhau đến nhà lão Miệng. Đi ngang qua nhà bác Tai, họ thấy bác ngồi im lặng như nghe ngóng điều gì. Cả ba cùng chạy vào nói:
– Bác Tai ơi, bác có đi cùng chúng cháu đến nhà lão Miệng không? Chúng cháu đến nói cho lão biết từ chúng cháu không làm cho lão ăn nữa. Chúng cháu cũng như bác, lâu nay vất vả nhiều rồi, nay phải nghỉ ngơi mới được.
Bác Tai gật đầu lia lịa:
– Phải, phải… Bác sẽ đi cùng các cháu!
Bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng. Đến nơi họ không chào chẳng hỏi gì cả, cậu Chân, cậu Tay nói thẳng với lão:
– Chúng tôi hôm nay đến không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông, mà để nói cho ông biết: Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi.
Lão Miệng nghe nói, rất lấy làm ngạc nhiên. Lão nói:
– Có chuyện gì muốn bàn với nhau thì hãy vào nhà đã, làm gì mà nóng thế?
Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay đều lắc đầu mà rằng:
– Không, không phải bàn bạc gì nữa, từ nay trở đi, ông phải lo lấy mà sống. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ không làm gì cả. Xưa nay, chúng tôi có biết cái gì ngọt bùi ngon lành mà làm cho cực!
Nói rồi, cả bọn kéo nhau về.
Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa. Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày, cả bọn thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy, vui đùa như trước nữa; cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, thấy hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mà ngủ không được. Bác Tai trước kia hay đi nghe hò nghe hát, nghe gì cũng rõ, nay bỗng thấy lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong. Cả bọn lừ đừ mệt mỏi như thế, cho đến ngày thứ bảy thì không thể chịu được nữa, đành họp nhau lại để bàn. Bác Tai cố nói với cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay:
– Chúng ta lầm rồi các cháu ạ! Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt cả. Lão Miệng không đi làm, nhưng lão có công việc là nhai. Như vậy cũng là làm việc chứ không phải là ăn không ngồi rồi. Trước kia sống với nhau thân thiết như thế, nay tự dưng chúng ta gây nên chuyện. Lão Miệng có cái ăn thì chúng ta mới khoẻ khoắn được. Chúng ta nên đến nói lại với lão Miệng, các cháu có đi không?
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Đến nơi, họ thấy lão Miệng cũng nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm khô như rang, không buồn nhếch mép. Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay vội vã đi tìm thức ăn. Lão Miệng ăn xong, dần dần tỉnh lại. Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay tự nhiên thấy đỡ mệt nhọc, rồi thấy trong mình khoan khoái như trước. Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
II. Một vài nét về thể loại văn học: Truyện ngụ ngôn
1. Khái niệm
– Ngụ ngôn: lời nói có ý kín đáo để người nghe, người đọc tự suy ra mà hiểu.
– Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
2. Đặc trưng
Là truyện kể có ngụ ý (tức là truyện không chỉ có nghĩa đen mà còn có nghĩa bóng mới là mục đích)
- Nghĩa đen: là nghĩa bề ngoài, nghĩa cụ thể của chính câu chuyện
- Nghĩa bóng là ý sâu kín được gửi gắm trong câu chuyện được suy ra từ ý nghĩa của truyện và thường được diễn đạt như những bài học cho con người trong cuộc sống.
III. Giới thiệu về truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
1. Tóm tắt
Từ rất lâu, cô Mắt cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng vẫn sống với nhau rất thân thiết. Nhưng vì Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai vì ghen tị với lão Miệng chỉ ăn mà không làm gì cả nên bàn nhau để mặc lão Miệng, không cho lão ăn gì nữa. Mặc cho lão Miệng rất lấy làm ngạc nhiên và sửng sốt, cả bọn vẫn kéo nhau ra về. Từ đó, cô Mắt cậu Chân, cậu Tay, bác Tai không lầm gì cả. Chỉ vài ngày sau, cả bọn đã thấy mệt mỏi rã rời, không ai làm được việc gì nữa. Đến ngày thứ bảy thì không ai còn chịu nổi. Bác Tai là người nhận ra sai lầm đầu tiên: lão Miệng không đi làm nhưng lão có công việc là nhai. Bác yêu cầu tất cả đến nói chuyện lại với lão Miệng. Sau khi lão Miệng ăn xong ai nấy đều khỏe trở lại. Từ đó lão Miệng, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai lại sống hoà thuận, ai làm việc nấy, không ai còn ghen tị với ai nữa.
Xem thêm tại Tóm tắt truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
2. Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “kéo nhau ra về”. Chân, Tay, Tai, Mắt ghen tị với lão Miệng và quyết định không làm việc nữa.
- Phần 2: Tiếp theo đến “họp nhau lại để bàn bạc”. Hậu quả của quyết định không làm việc.
- Phần 3. Còn lại. Cách giải quyết hậu quả.
Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)