Nhà văn Võ Quảng
Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của nhà văn Võ Quảng qua tác phẩm nổi tiếng của ông như: Vượt thác trong chương trình Ngữ văn lớp 6 để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn.
Tiểu sử nhà văn Lê Minh Khuê
Tiểu sử nhà văn Nguyễn Tường Tam
Tiểu sử nhà văn Phạm Duy Tốn
Tóm tắt lý lịch Võ Quảng
Nhà văn Võ Quảng sinh ngày 1-3-1920 tại Tỉnh Quảng Nam, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Tỉnh Vĩnh Phúc, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Song Ngư, cầm tinh con (giáp) khỉ (Canh Thân 1920). Võ Quảng xếp hạng nổi tiếng thứ 49775 trên thế giới và thứ 30 trong danh sách Nhà văn nổi tiếng
Tiểu sử Nhà văn Võ Quảng
Nhà văn Võ Quảng quê ở xã Đại Hòa huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam, là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu tập trung về đề tài thiếu nhi.
Ông là Đảng viên Đảng CSVN; Hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1965)
Năm 1959, ông dịch tác phẩm Don Quixote sang tiếng Việt dưới bút danh Hoàng Huy, cũng là người đầu tiên dịch tác phẩm này.
Ông qua đời ngày 15 tháng 6 năm 2007 tại Hà Nội.
* Giải thưởng:
Năm 2007, ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
* Các tác phẩm tiêu biểu:
- Tảng sáng (truyện 1976)
- Những chiếc áo ấm (truyện 1970)
- Gà mái hoa (thơ 1975)
- Chỗ cây đa làng (1964)
- Cái Mai (1967)
- Nắng sớm (thơ, 1965)
- Cái Thăng (truyện 1961)
- Vượn hú (truyện 1993)
- Anh Đom đóm (thơ, 1970)
- Quê nội (truyện 1974)
- Thấy cái hoa nở (thơ 1962)
- Kinh tuyến, vĩ tuyến (truyện 1995)
- Bài học tốt (truyện, 1975)
- Măng tre (thơ, 1972)
- Quả đỏ (thơ 1980)
- Ánh nắng sớm (thơ 1993)
- Sơn Tinh Thủy Tinh, Con 2 (kịch bản phim hoạt hình).
- Vượt Thác
Võ Quảng thời trẻ
Ông tham gia tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế năm 1935, khi đang theo học Tú tài ở Quốc học Huế.
Năm 1939, ông làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở Huế.
Sau đó, ông bị chính quyền Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ vào tháng 9/1941, và bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở quê nhà.
Sau 1945, ông được chính quyền Việt Minh cử làm ủy viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng. Khi quân Pháp tái chiếm Nam Bộ, ông được cử vào chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến thành phố Đà Nẵng.
Ông làm Hội thẩm chính trị (tức là Phó Chánh án) tòa án quân sự miền Nam Việt Nam từ 1947 – 1954.
Sau khi tập kết ra Bắc, ông giữ chức vụ Ủy viên Ban nhi đồng Trung ương, phụ trách văn học cho thiếu nhi. Ông là một trong những người tham gia sáng lập và từng giữ chức Giám đốc Nxb Kim Đồng. Sau đó, ông được cử làm Giám đốc Xưởng phim hoạt hình Việt Nam.
Ông được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1965.
Năm 1968, ông về công tác tại Bộ Văn hóa.
Đến năm 1971, chuyển về Hội nhà văn Việt Nam, được phân công làm chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi về hưu.
Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)