Tổng hợp kiến thức Toán lớp 3
I. Các số đến 10000, 100000
1. Đọc và viết các số có 4 chữ số, 5 chữ số
+ Để đọc đúng số có 4 chữ số, 5 chữ số cần nắm được cách đọc số như sau:
– Tách số thành lớp đơn vị và lớp nghìn, đọc theo thứ tự từ trái sang phải
– Đọc số dựa vào cách đọc số có ba chữ số kết hợp với đọc tên lớp đó (trừ lớp đơn vị)
+ Một số trường hợp đặc biệt khi đọc số
– Trường hợp số có chữ số tân cùng là 1: đọc là “một” khi chữ số hàng chục nhỏ hơn hoặc bằng 1, đọc là “mốt” khi chữ số hàng chục lớn hơn hoặc bằng 2
– Trường hợp số có chữ số tận cùng là 4: đọc là “bốn” khi chữ số hàng chục nhỏ hơn hoặc bằng 1, đọc là “tư” khi chữ số hàng chục lớn hơn hoặc bằng 2
+ Trường hợp số có chữ số tân cùng là 5: đọc là “lăm” khi kết hợp với từ “mươi” hoặc “mười”, đọc là “năm” khi hàng chục bằng 0 hoặc khi kết hợp với từ chỉ tên hàng, từ “mươi” ở vị trí liền sau
+ Để viết đúng được số thì cần phải nắm được cách viết, viết số theo nguyên tắc: Viết số theo từng lớp từ trái qua phải
+ Xác định giá trị phụ thuộc vị trí
2. So sánh các số trong phạm vi 10000, 10000
+ Bước 1: So sánh số các chữ số, số nào có số chữ số nhiều hơn thì số đó lớn hơn, nếu hai số có số chữ số bằng nhau sử dụng bước 2
+ Bước 2: So sánh lần lượt các chữ số ở các hàng từ trái qua phải
3. Phép cộng, trừ các số trong phạm vi 10000, 100000
+ Đặt tính theo cột dọc, đặt thẳng các hàng từ trái qua phải
4. Phép nhân, chia các số trong phạm vi 10000
+ Đặt tính đúng, thực hiện phép nhân từ phải sang trái, thực hiện phép chia từ phải sang trái
5. Tìm thành phần chưa biết của phép tính
+ Nắm rõ các quy tắc dưới đây:
– Muốn tìm số hạng chưa biết, ta lấy tổng trừ cho số hạng đã biết
– Muốn tìm thừa số chưa biết, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết
– Muốn tìm số trừ, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu
– Muốn tìm số bị trừ, ta lấy hiệu cộng với số trừ
– Muốn tìm số chia, ta lấy số bị chia chia cho thương
+ Muốn tìm số bị chia, ta lấy thương nhân với số chia
6. Tính giá trị của biểu thức
+ Nhớ được quy tắc: nhân chia trước, cộng trừ sau. Nếu biểu thức có ngoặc, ta thực hiện việc tính toán trong ngoặc trước
II. Bài toán có lời văn
Giải bài toán nhiều hơn, ít hơn, bài toán gấp lên một số lần hoặc giảm đi một số lần
+ Bước 1: Tính giá trị của đại lượng chưa biết
+ Bước 2 Tính giá trị tổng của hai đại lượng
III. Hình học
+ Trung điểm của đoạn thẳng: M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì điểm M chia đoạn AB thành I chia đoạn thẳng AB thành hai đoạn có độ dài bằng nhau
+ Hình tròn, tâm, bán kính, đường kính: bán kính của đường tròn bằng một nửa đường kính đường tròn
+ Phân biệt được góc vuông, góc không vuông
+ Chu vi của hình chữ nhật bằng (chiều dài + chiều rộng) x 2
+ Chu vi của hình vuông bằng độ dài một cạnh x 4
+ Diện tích của hình chữ nhật bằng chiều dài x chiều rộng
+ Diện tích của hình vuông bằng tích của độ dài một cạnh với chính nó
+ Đổi đơn vị đo độ dài:
IV. Các dạng Toán thực tế
+ Thời gian
+ Số La mã
+ Thực hành xem đồng hồ
B. Bài tập tự luyện tổng hợp kiến thức Toán lớp 3
Đề số 1
Bài 1:
a) Viết số liền sau của số 62873
b) Tìm số tròn nghìn ở giữa số 9628 và 12793
c) Tính: (68391 – 17482) x 3
d) Tính: 72741 + 62154 : 9
e) Điền số thích hợp vào chỗ chấm 3km 12m =……m
f) Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 4 giờ 9 phút = ……phút
Bài 2: Một đội công nhân đào được 256 m mương trong 6 ngày. Hỏi đội đó đào được bao nhiêu mét mương trong 9 ngày?
Bài 3: Đặt tính rồi tính
52764 + 18342 96389 – 48231 36141 x 2 72296 : 7
Bài 4: Tìm X, biết:
a, X + 6277 = 17492 b, 5 x X = 86385
c, X : 9342 = 9 d, X – 68738 = 18323
Đề số 2
Bài 1: Tính tích của số lớn nhất có 4 chữ số với số bé nhất có 2 chữ số
Bài 2: Có 7632 kg bột mì đựng đều trong 4 bao. Hỏi 5 bao đựng được bao nhiêu kg bột mì?
Bài 3:
a, Tính chu vi một hình chữ nhật, biết chiều dài là 5m 24cm và chiều rộng là 320cm?
b, Tính diện tích của một mảnh bìa hình chữ nhật, biết chiều dài là 7dm5cm và chiều rộng là 9cm?
Các số phạm vi 10000, 100000
1. Cách đọc, viết số có 4, 5 chữ số
Đọc các số theo thứ tự từ trái qua phải: hàng trăm nghìn, chục nghìn, nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
Lưu ý cách đọc với các số: 0, 1, 4, 5
Dùng các từ “linh, mươi, mười, năm, lăm, một, mốt, bốn, tư” để đọc.
Dùng từ “linh” để đọc khi: số 0 ở vị trí hàng chục.
Ví dụ: 307: Đọc là ba trăm linh bảy.
Dùng từ “mươi” để đọc khi: số 0 ở vị trí hàng đơn vị.
Ví dụ: 230 đọc là: hai trăm ba mươi
Dùng từ “mốt” để đọc khi: số 1 ở vị trí hàng đơn vị.
Ví dụ: 351 đọc là ba trăm năm mươi mốt
Dùng từ “tư” để đọc khi: số 4 ở vị trí hàng đơn vị.
Ví dụ: 574 đọc là năm trăm bảy mươi tư
Dùng từ “lăm” để đọc khi: số 5 ở vị trí hàng đơn vị.
Ví dụ: 225 đọc là hai trăm hai mươi lăm
Dùng từ “năm” để đọc khi: số 5 ở vị trí đầu hàng
Ví dụ: 524 đọc là năm trăm hai mươi tư
2. So sánh các số trong phạm vi 10000, 100000
- Trong hai số, số nào có nhiều chữ hơn thì lớn hơn
Ví dụ 1000 > 888
- Số nào có ít chữ thì nhỏ hơn
Ví dụ 987
- Nếu hai số có cùng chữ số thì ta so sánh từng chữ số cùng hàng theo thứ tự từ trái qua phải
Ví dụ: 3865 8 nên 3865
3. Phép cộng trừ trong phạm vi 10000, 100000
Học sinh đặt thẳng hàng rồi tình. Hàng nào gióng thẳng hàng đó và tính.Từ hàng phải sang trái
4. Phép nhân, chia số có 4, 5 chữ số cho số có 1 chữ số
- Phép nhân chúng ta đặt tính rồi tính theo thứ tự từ phải sang trái
- Phép chia chúng ta đặt tính rồi tính theo thứ tự từ trái qua phải
5. Tìm thành phần chưa biết của phép tính (tìm x)
5.1. Tìm giá trị của 1 ẩn trong phép tính
- Phép cộng: số hạng + số hạng = tổng
Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết
- Phép trừ : Số bị trừ – số trừ = hiệu
Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ
Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ rồi trừ đi hiệu
- Phép chia : số bị chia : số chia = thương
Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia
Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia rồi chia cho thương
- Phép nhân : thừa số x thừa số = tích
Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết
5.2. Trong tính giá trị biểu thức các quy tắc cần nhớ:
Thực hiện phép nhân chia trước, phép cộng trừ sau. Đối với biểu thức chỉ có phép nhân và phép chia thì thực hiện theo thứ tự từ trái qua phải
Ví dụ: X + 5 = 15
X = 15 – 5
X = 10
6. Tính giá trị biểu thức
Ví dụ 1: thực hiện phép tính (không có ngoặc)
225 : 5 + 35 = 80 vì trong phép tính này có phép chia và phép cộng, không có ngoặc nên ta thực hiện theo quy tắc, nhân chia trước cộng trừ sau. và ta có kết quả của phép tính như trên.
Ví dụ 2: Thực hiện phép tính (có ngoặc)
(125 – 15) x 2 = 220 vì trong phép tính này có dấu ngoặc nên ta ưu tiên thực hiện trong ngoặc trước sau đó mới thực hiện ngoài ngoặc, vì thế ta có kết quả của phép tính như trên
II. Giải toán có lời văn
1. Dạng toán về hơn kém số đơn vị
- Dạng toán đi tính toán thực hiện phép tính bằng phép cộng và trừ. Dựa vào câu hỏi của bài toán.
Ví dụ 1. Hoa có 5 quả táo, An hơn Hoa 7 quả. Hỏi An có bao nhiêu quả?
An có sô quả táo là:
5 + 7 = 12 (quả táo)
Đáp số: 12 quả táo
Ví dụ 2: Đức có 10 viên bi, Chiến kém Đức 2 viên. Hỏi Chiến có bao nhiêu viên bi?
Chiến có số viên bi là:
10 – 2 = 8 (viên)
Đáp số: 8 viên.
2. Dạng toán về gấp số lần, giảm số lần
- Muốn gấp một số lên nhiều lần ta lấy số đó nhân với nhiều lần.
Ví dụ: An có 7 bông hoa, Hà có số hoa gấp 3 lần An. Hỏi Hà có bao nhiêu bông hoa?
Bài giải:
Hà có số bông hoa là :
3 x 3 = 9 (bông hoa)
Đáp số: 9 bông hoa
- Muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần phải giảm.
Ví dụ: Mẹ có 30 quả lê, sau khi đem cho thì số quả lê giảm đi 6 lần. Hỏi số quả lê mà mẹ còn lại là bao nhiêu?
Bài giải:
Số quả lê mà mẹ còn sau khi đem cho là:
30 : 6 = 5 (quả lê)
Đáp số : 5 quả lê
3. Dạng toán liên quan đến rút về đơn vị
Là dạng toán để giải ra đáp án cần phải làm 2 phép tính
Ví dụ: 3 hàng ghế có 36 học sinh. Hỏi 5 hàng ghế thì có bao nhiêu học sinh?
Số học sinh ở 1 hàng ghế là:
36 : 3 = 12 (học sinh)
Vậy số học sinh ở 5 hàng ghế là:
12 x 5 = 60 (học sinh)
Đáp số: 60 học sinh
III. Hình học
1. Điểm ở giữa – Trung điểm của đoạn thẳng
- Điểm ở giữa: điểm nằm trong hai điểm thẳng hàng
Ví dụ: M nằm trên đoạn thẳng AB
Có M, A, B là 3 điểm thẳng hàng. M nằm trong đoạn thẳng AB. Nên M là điểm nằm giữa
- Trung điểm của đoạn thẳng là điểm nằm chính giữa hai điểm thẳng hàng.
Ví dụ: cho đoạn thẳng AB có M là trung điểm của đoạn thẳng
Có M là điểm nằm chính giữa A và B, MA = MB
M được gọi là trung điểm của AB.
2. Hình tròn: tâm, bán kính, đường kính
Tâm là trung điểm của đường kính
Đường kính luôn gấp 2 lần bán kính
Bán kính luôn bằng ½ đường kính. Nó được tính từ vị trí tâm đường tròn đến bất kì điểm nào nằm trên đường tròn đó.
Để vẽ hình tròn chúng ta cần phải sử dụng compa
Ví dụ
Có đường tròn tâm O, bán kính OD, OA, OB; đường kính AB
Tâm O là trung điểm của AB và OA = OB = OD
Độ dài đường kính AB gấp 2 lần bán kính OD hoặc OA, OB
3. Hình chữ nhật, chu vi, diện tích hình chữ nhật
– Diện tích hình chữ nhật: lấy chiều dài nhân chiều rộng (cùng đơn vị đo)
Ví dụ: hình chữ nhật ABCD
4. Hình vuông, chu vi, diện tích hình vuông
- Hình vuông là tứ giác có 4 góc vuông, có các cạnh bằng nhau
- Diện tích hình vuông: ta lấy độ dài một cạnh nhân 4
Ví dụ: hình vuông ABCD
IV. Các dạng bài toán khác
1. Làm quen với chữ số La mã
- Các chữ số La mã từ I đến XXI
I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII, XIII, XIV, XV, XVII, XVIII, XIX, XX, XXI
- Mặt đồng hồ chữ số La Mã
- Cách đọc Cách đọc chữ số La mã giống với cách đọc các con số tự nhiên.
Ví dụ:
III có giá trị là 3, đọc là ba
IX có giá trị là 9, đọc là chín
XX có giá trị là 20, đọc là hai mươi
XIX có giá trị là 19, đọc là mười chín
2. Thực hành xem đồng hồ
- Cách đọc giờ đúng
Giờ đúng là khi kim phút chỉ đúng vào số 12 và kim giờ chỉ bất kì vào số nào thì chính là giờ đúng của số đó.
Ví dụ: ở mặt đồng hồ hình vẽ dưới đây
Giờ đúng là 3 giờ, vì: kim phút chỉ đúng vào số 12, kim giờ chỉ vào số 3.
- Cách đọc giờ lẻ
Một giờ có 60 phút, 1 phút có 60 giây.
Trên mặt đồng hồ mỗi số cách nhau 5 đơn vị bắt đầu từ số 12
Ví dụ: từ số 12 đến 1 là 5 đơn vị, từ 1 đến 2 là 5 đơn vị, cứ như thế di chuyển thêm 1 số thì ta lại cộng thêm 5 đơn vị. như vậy nếu từ 12 đến 2 sẽ là 10 đơn vị.
Ví dụ: nhìn vào mặt đồng hồ hình trên ta thấy kim phút chỉ đúng vào số 6, nên ta lấy 6 x 5 = 30. Vậy giờ trên đồng hồ là: 7 giờ 30 phút
Nếu kim phút chỉ lệch thì ta lấy một số lớn mà kim phút vừa vượt qua nhân cho 5 rồi cộng thêm với những vạch nhỏ ở trong. giữa 2 số có 4 vạch nhỏ.
3. Bảng đơn vị đo độ dài
- Mỗi đơn vị gấp 10 lần đơn vị liền sau
ví dụ: 1m = 10dm
- Mỗi đơn vị bằng 1/10 đơn vị liền trước.
ví dụ 1m = 1/10 dam
- Đối với phép nhân, phép chia đơn vị đo độ dài thì thừa số(phép nhân), số chia(phép chia) không phải là số đo
ví dụ: muốn đổi 1km ra mét thì ta nhân với 1000. sẽ là: 1km = 1000m
Trong đó: 1km là độ dài, 1000 là thừa số.
- Học sinh cần nắm rõ mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, học thuộc bảng đơn vị đo độ dài.
Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)