Đề bài: Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói cho đi là còn mãi
Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói cho đi là còn mãi
I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói cho đi là còn mãi (Chuẩn)
1. Mở bài:
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Câu nói “cho đi là còn mãi”.
2. Thân bài:
a. Giải thích câu nói cho đi là còn mãi:
– “Cho đi” là sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, biết san sẻ tình yêu thương của mình với mọi người xung quanh.
– Khi bạn biết cho đi thì bạn sẽ được nhận lại sự trân trọng của người khác và giúp cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
– “Cho đi là còn mãi” là một trong những lẽ sống đẹp mà bất cứ ai cũng nên học theo.
b. Bàn luận về câu nói “cho đi là còn mãi”:
– Biểu hiện của người biết sống cho đi:
+ Người biết cho đi là người sống chan hòa, luôn yêu thương, giúp đỡ mọi người, có tinh thần “tương thân tương ái cao”.
+ Người biết cho đi là người tràn đầy năng lượng, luôn lan tỏa niềm vui tích cực đến với mọi người, sống vì lợi ích chung chứ không phải vì tư lợi cá nhân.
– Ý nghĩa của việc sống cho đi:
+ Người biết cho đi sẽ được mọi người yêu quý trân trọng và được mọi người tin tưởng.
+ Khi biết cho đi bạn sẽ cảm thấy cuộc đời ý nghĩa hơn rất nhiều và giúp cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn khi nhiều người khó khăn nhận được sự giúp đỡ của bạn.
c. Phê phán:
– Phê phán những người có lối sống ích kỉ, nhỏ nhen, không quan tâm đến lợi ích chung của toàn xã hội.
– Phê phán những người sống vô cảm, thờ ơ trước những nỗi đau của nhân loại.
d. Bài học:
– Mỗi chúng ta cần phải tự trau dồi, hoàn thiện bản thân để có thể giúp đỡ được nhiều người kém may mắn hơn.
– Sống phải biết sẻ chia, biết cho đi nhiều hơn và biết sống vì những mục tiêu, lí tưởng chung của toàn xã hội.
3. Kết bài:
– Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: Câu nói cho đi là còn mãi.
II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói cho đi là còn mãi
1. Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói cho đi là còn mãi, mẫu 1 (Chuẩn)
“Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì? Em biết không? Để gió cuốn đi” là câu hát nổi tiếng trong bài “Để gió cuốn đi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bởi lẽ, để cho cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn thì mỗi chúng ta cần phải biết cho đi để được nhận lại nhiều hơn vì “cho đi là còn mãi”. “Cho đi” là sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, biết san sẻ tình yêu thương của mình với mọi người xung quanh. Người biết cho đi là người sống chan hòa, luôn yêu thương, giúp đỡ mọi người, có tinh thần “tương thân tương ái cao”. Ở họ luôn tràn đầy năng lượng để lan tỏa niềm vui tích cực đến với mọi người, họ sống vì lợi ích chung chứ không phải vì tư lợi cá nhân nên họ sẵn sàng cho đi mà không cần nhận lại bất cứ điều gì. Người biết cho đi sẽ được mọi người yêu quý trân trọng và được mọi người tin tưởng. Khi biết cho đi bạn sẽ cảm thấy cuộc đời ý nghĩa hơn rất nhiều và giúp cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn khi nhiều người khó khăn nhận được sự giúp đỡ của bạn. Tuy nhiên, trong cuộc sống chúng ta thật đáng để phê phán những người có lối sống ích kỉ, nhỏ nhen, không quan tâm đến lợi ích chung của toàn xã hội mà chỉ biết sống cho riêng mình. Do vậy, mỗi chúng ta cần phải tự trau dồi, hoàn thiện bản thân để có thể giúp đỡ được nhiều người kém may mắn hơn, biết cho đi nhiều hơn và biết sống vì những mục tiêu, lí tưởng chung của toàn xã hội để gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.
2. Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói cho đi là còn mãi, mẫu 2 (Chuẩn)
“Tương thân tương ái” là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và luôn được kế thừa, phát huy qua từng thế hệ. “Cho đi là còn mãi” cũng là một trong những lẽ sống cao cả của tinh thần “tương thân tương ái”. Khi bạn biết giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống, bạn biết san sẻ tấm lòng nhân ái của mình đến với họ thì chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được giá trị của cuộc sống. “Cho đi là còn mãi” là khi bạn trao yêu thương đến với mọi người thì chắc chắn yêu thương ấy sẽ được họ ghi nhận sâu trong lòng và không bao giờ họ quên đi sự giúp đỡ của bạn. Khi bạn biết cho đi mà không cần nhận lại thì những ích kỷ trong con người bạn sẽ dần tan biến hết và nó chính là liều thuốc bổ khiến bạn trở nên hoàn hảo, toàn diện hơn. Trong khi đại dịch Covid 19 vẫn còn diễn ra rất phức tạp thì đã có rất nhiều những y, bác sĩ tuyến đầu phải đương đầu với những vất vả, hiểm nguy để cứu giúp đồng bào bị nhiễm bệnh. Hành động đáng kính này của họ chính là những tấm gương sáng để mỗi chúng ta cần phải học hỏi theo. Cho nên, để có thể cho đi nhiều hơn thì mỗi chúng ta cần phải lựa chọn một thái độ sống tích cực, cần phải biết sẻ chia, đồng cảm với mọi người để hàn gắn vết nứt của góc khuất tiêu cực trong chính tâm hồn mình.
3. Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói cho đi là còn mãi, mẫu 3 (Chuẩn)
Yêu thương, sẻ chia không chỉ là những phẩm chất đáng quý mà còn là nghĩa cử cao đẹp của con người trong cuộc sống đầy hối hả, bon chen hiện nay. “Cho đi là còn mãi” là câu nói ý nghĩa đã khẳng định được ý nghĩa của hành động sẻ chia và thể hiện được tinh thần tương thân tương ái cao đẹp của dân tộc Việt Nam ta. “Cho đi” là khi bạn hướng tấm lòng nhân ái của mình ra ngoài xã hội để tìm kiếm những người đang cần sự giúp đỡ từ bạn vì đôi khi chỉ một lời động viên, an ủi cũng có thể cứu vớt một người thoát khỏi cái chết của sự tuyệt vọng. Người biết sống vì mọi người sẽ luôn được người khác yêu thương và kính trọng. Nếu bạn để cho con “quái thú” của lòng ích kỷ ngự trị trong người bạn thì chắc chắn bạn sẽ rất khó đạt được thành công và sự tín nhiệm từ mọi người xung quanh. Sự cho đi của bạn sẽ chính là sợi dây gắn kết mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người và khi bạn cho đi thì chắc chắn những gì bạn để lại trong lòng mọi người là còn mãi. Hãy cho đi bất cứ khi nào có thể để thấy rằng cuộc sống này là một bản nhạc vui tươi, ý nghĩa. Thật đáng phê phán những người sống nhỏ nhen, chỉ mong được hưởng lợi thì mới làm việc mà không hề biết rằng mỗi chúng ta cần phải biết cho đi để cống hiến nhiều hơn cho xã hội.
——————HẾT———————
Bài Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói cho đi là còn mãi trên đây sẽ là nền tảng kiến thức để các em chinh phục kỳ thi THPT quốc gia sắp tới. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm những bài nghị luận xã hội 200 chữ sau: Nghị luận xã hội 200 chữ trình bày mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, Nghị luận xã hội 200 chữ về vai trò của Internet trong cuộc sống hôm nay, Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật, Nghị luận xã hội 200 chữ về ý nghĩa của sự thay đổi bản thân.
Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)