Dàn ý phân tích ý nghĩa của những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng
I. Dàn ý phân tích ý nghĩa của những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng (Chuẩn)
1. Mở bài
– Truyền thuyết là thể loại văn học dân gian rất phổ biến và quen thuộc trong đời sống nhân dân ta từ bao đời nay.
– Truyền thuyết thể hiện niềm mong mỏi mơ ước về một cuộc sống công bằng, hạnh phúc, hướng thiện tốt đẹp, thông qua những hình mẫu nhân vật thật lý tưởng.
– Một trong những truyền thuyết tiêu biểu là truyền thuyết Thánh Gióng kể về vị anh hùng chống giặc n xâm lược, với xuất thân kỳ lạ huyền bí.
2. Thân bài
* Những chi tiết kỳ lạ trong sự ra đời và trưởng thành của Thánh Gióng:
– Mẹ ướm chân lên một vết chân to, thì mang thai suốt 12 tháng rồi sinh ra Gióng => Trái ngược với quy luật sinh sản của loài người, thể hiện sự ra đời thần kỳ của Thánh Gióng.
– Ba tuổi không nói, cười, đi đứng, nhưng nghe tiếng sức giả rao thì lại lập tức biết nói, đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt xông pha giết giặc. => Một cuộc đời không tầm thường của đứa trẻ.
– Vươn vai đã lập tức trở thành tráng sĩ cao lớn uy phong, lên đường giết giặc => Khí chất oai phong lẫm liệt của bậc kỳ tài anh hùng.
* Hành trình diệt giặc xâm lược:
– Đơn thương độc mã đi chiến đấu, mà vẫn khiến giặc chết như ngả rạ, dùng sức mạnh thần kỳ nhổ cả tre làm vũ khí.
– Quét sạch bóng quân thù, cưỡi ngựa bay về trời => Minh chứng thân phận là thần thánh được phái xuống giúp nhân dân ta chống giặc ngoại xâm.
3. Kết bài
– Truyền thuyết Thánh Gióng, với những chi tiết hoang đường kỳ ảo, cùng nhân vật chuẩn mực tập hợp những đức tính tốt đẹp, xuất thân kỳ lạ, phong thái uy vũ, lại có sức mạnh phi thường, đã thể hiện niềm tin tưởng, mong ước của nhân dân ta về công lý lẽ phải, về quan niệm cái thiện chắc chắn sẽ chiến thắng được cái ác, con người sống nhân hậu thật thà sẽ luôn được thần thánh bảo hộ, giúp đỡ.
– Thể hiện sức mạnh, sự đoàn kết của nhân dân ta trong công cuộc chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.
II. Bài văn mẫuPhân tích ý nghĩa của những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng (Chuẩn)
Truyền thuyết vốn là một thể loại văn học dân gian rất phổ biến và quen thuộc trong đời sống nhân dân ta từ bao đời nay. Qua những truyền thuyết, nhân dân ta thể hiện niềm mong mỏi mơ ước về một cuộc sống công bằng, hạnh phúc, hướng thiện tốt đẹp, thông qua những hình mẫu nhân vật thật lý tưởng. Đôi khi truyền thuyết cũng để giải thích cho những sự kiện phi thường của các bậc anh hùng trong lịch sử, vì muốn ca ngợi, tôn thờ, đồng thời cũng giảm bớt sự đau thương khi họ hy sinh cho đất nước, nhằm củng cố niềm tin về sự bất tử của những bậc anh hùng ấy trong lòng nhân dân ta. Một trong những truyền thuyết tiêu biểu ấy là truyền thuyết Thánh Gióng kể về vị anh hùng chống giặc n xâm lược, với xuất thân kỳ lạ huyền bí.
Kể về gốc gác của Thánh Gióng, sự ra đời của ông có nhiều điều kỳ lạ, ông vốn là con của cặp vợ chồng già ăn ở phúc đức nhưng mãi vẫn hiếm muộn, không con…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủPhân tích ý nghĩa của những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióngtại đây.
————————HẾT————————-
Thánh Gióng là truyền thuyết dân gian kể về tấm gương anh hùng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Truyện cổ tích được giới thiệu trong tuần học thứ 2 SGK Ngữ văn lớp 6. Cùng với Dàn ý phân tích ý nghĩa của những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng, các em cùng tham khảo thêm một số bài viết khác như: Phân tích nhân vật Thánh Gióng, Soạn bài Thánh Gióng ngắn gọn, Phát biểu cảm nghĩ về hình tượng Thánh Gióng, Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc truyện Thánh Gióng;…