Giáo Dục

Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ

Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ

viet mot doan van ngan noi ve cam xuc cua em khi duoc thuong thuc mot tac pham van nghe

Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ
 

1. Đoạn văn 1

Mỗi tác phẩm văn học đều có vị trí riêng và để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc và có lẽ, tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”, trích trong “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ cũng là một tác phẩm như thế. Đọc “Chuyện người con gái Nam Xương”, ai rồi cũng sẽ cảm thấy động lòng thương cảm trước câu chuyện của nàng Vũ Nương. Vũ Nương là hiện thân tiêu biểu cho những vẻ đẹp của người phụ nữ phong kiến Việt Nam – xinh đẹp, nết na, là người vợ đảm, mẹ hiền, dâu thảo. Thế nhưng, cuộc đời của nàng lại gặp phải những bi kịch, bất hạnh. Chỉ vì một câu nói vu vơ của con trẻ mà nàng bị chồng nghi oan, để rồi khi không còn cách nào khác nàng đã lựa chọn cái chết để tự chứng minh cho sự trong sạch của mình. Đặc biệt, qua nhân vật Vũ Nương, tác giả Nguyễn Dữ không chỉ ngợi ca vẻ đẹp của con người, đặc biệt là người phụ nữ mà hơn thế nữa ông còn gián tiếp lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa, loạn lạc đã gây ra nhiều khổ đau cho con người.

2. Đoạn văn 2

Mùa thu là một đề tài lớn trong nền văn học Việt Nam mọi thời đại và mỗi nhà thơ, nhà văn đều vẽ nên bức tranh thu với những nét độc đáo riêng. Và với “Sang thu” của Hữu Thỉnh, bức tranh thu lúc giao mùa hiện lên thật sâu sắc và tinh tế. Có lẽ, chỉ khi đọc “Sang thu” ta mới nhận thấy hết những nét đặc trưng của thiên nhiên, của đất trời. Đó là hương ổi – thứ hương thơm đặc trưng của mùa thu, là những cơn gió se, là những giọt sương cứ “chùng chình” nửa muốn đi nửa muốn ở lại. Đó còn là hình ảnh của những “đám mây mùa hạ” đang dần chuyển mình sang thu, là những cánh chim bay vội. Nhưng có lẽ, sức hấp dẫn của “Sang thu” không chỉ dừng lại ở đó mà còn ở chính bài học triết lí sâu sắc mà tác giả gửi tới người đọc qua hai câu thơ cuối của bài thơ – những con người lớn tuổi, từng trải sẽ vững vàng hơn trước sóng gió cuộc đời. Như vậy, có thể thấy “Sang thu” không chỉ mang đến những cảm nhận mới lạ về mùa thu mà còn mang đến những bài học giàu ý nghĩa.

3. Đoạn văn 3

Ra đời vào năm 1970, truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long đã mang đến cho bạn đọc cảm nhận sâu sắc về sự cống hiến thầm lặng của thế hệ trẻ đất nước trong những năm đầu xây dựng đời sống mới. Truyện đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi tình huống truyện tự nhiên, bức tranh thiên nhiên Sa Pa thơ mộng trữ tình và hơn hết đó chính là vẻ đẹp của các nhân vật mà nổi bật hơn cả chính là anh thanh niên. Anh thanh niên là nhân vật trung tâm của tác phẩm với nhiều vẻ đẹp, phẩm chất đáng trân quý. Anh thanh niên, con người luôn yêu và hoàn thành công việc của mình một cách xuất sắc. Con người ấy cũng là một người có lối sống khoa học, luôn biết tạo niềm vui cho bản thân và luôn quan tâm, cởi mở, thấu hiểu những người xung quanh. Những vẻ đẹp ấy của anh thanh niên khiến những người đã gặp anh như cô kĩ sư, bác lái xe, ông họa sĩ phải ngưỡng mộ và yêu mến. Anh thanh niên chính là hiện thân tiêu biểu cho những người lao động bình dị, thầm lặng, là tấm gương sáng để lớp lớp thế hệ trẻ học tập và noi theo.

Trên đây là 3 đoạn văn mẫu bài Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ, bên cạnh đó, các em có thể củng cố thêm kĩ năng viết đoạn văn của mình qua bài: Viết đoạn văn trình bày hướng hành động của em sau khi học bài Đức tính giản dị của Bác Hồ, Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng câu rút gọn, câu đặc biệt, trạng ngữ (đề tài tự chọn), Viết đoạn văn khoảng 8 câu nêu suy nghĩ của em về quan phụ mẫu trong văn bản Sống chết mặc bay, Đoạn văn nghị luận 200 chữ liên quan tới dịch Covid-19.

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.

One Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button