Dàn ý Cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng
I. Dàn ý Cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng, mẫu 1 (Chuẩn)
1. Mở bài
– Giới thiệu chung về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều.
– Dẫn dắt giới thiệu trích đoạn Chí khí anh hùng.
2. Thân bài
a. 4 câu đầu:
– Hoàn cảnh ra đi của Từ Hải:
+ “Nửa năm”- khoảng thời gian ngắn mà cả Thuý Kiều và Từ Hải bên nhau kể từ khi Từ Hải cứu Kiều.
+ “Hương lửa đương nồng”: cuộc sống hạnh phúc, ấm êm, mặn nồng của Thuý Kiều và Từ Hải.
+ Động từ “thoắt”: thể hiện sự quyết đoán mau lẹ của Từ Hải.
+ “Động lòng bốn phương”: nuôi chí lớn, vẫy vùng bốn bể, năm châu.
+ “Trời bể mênh mang”: không gian rộng lớn, vô tận, kì vĩ.
– Tư thế ra đi của Từ Hải: hiên ngang, ngạo nghễ, sẵn sàng: một mình, một ngựa, một thanh gươm.
=> Khát vọng lên đường cao đẹp của Từ Hải.
b. 2 câu tiếp:
– “Phận gái chữ tòng”, “một lòng xin đi”: Kiều nguyện ý xin theo Từ Hải.
– Lời Kiều tha thiết, thẳng thắn, không chút băn khoăn, .khẳng định vẻ đẹp trong nhân cách của nàng.
c. 10 câu tiếp:
– “Tâm phúc tương tri: tri kỉ, thấu hiểu nhau.
– Từ khuyên Kiều hãy vượt lên những tình cảm thông thường để trở thành hậu phương vững chắc.
– Lời hẹn:
+ Trở về với công danh lừng lẫy: “mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất”, “bóng tinh rợp đường”: không gian của chiến thắng, của những hào quang rực rỡ.
+ “Mặt phi thường”: hiện thân của anh hùng xuất chúng, phi phàm.
+ Một năm sau”: Khoảng thời gian cụ thể trở về đón Kiều.
=> Sự tự tin, khí phá và chí khí quyết tâm của Từ Hải với lý tưởng cao đẹp.
d. 2 câu cuối:
– Hành động “quyết lời, “dứt áo”: nhanh chóng, dứt khoát, quyết liệt.
– Hình ảnh “cánh chim bằng”: tư thế lên đường hiên ngang, mạnh mẽ.
3. Kết bài
Khẳng định lại vẻ đẹp của đoạn trích và tài năng của tác giả.
II. Dàn ý Cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng, mẫu 2 (Chuẩn)
1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả tác phẩm và đoạn trích Chí khí anh hùng.
2. Thân bài:
a. Chí khí của Từ Hải trong khao khát lập công danh sự nghiệp:
– Sau khi đưa Kiều về cùng chung sống chưa được bao lâu, Từ Hải đã vội vã lên đường đi thực hiện hoài bão của kẻ làm trai.
– Từ “thoắt” thể hiện dứt khoát, mạnh mẽ của người anh hùng.
– “bốn phương” không gian rộng lớn, mênh mông, qua đó càng làm bật lên cái tầm vóc, sức mạnh và ý chí rộng lớn.
– “trông vời” cái nhìn rộng lớn, sáng suốt
– “lên đường thẳng rong”: tư thế hiên ngang, hành động dứt khoát không vướng bận.
b. Tấm lòng thấu đáo, sự dứt khoát mạnh mẽ khi từ biệt Thúy Kiều:
– Khuyên bảo giai nhân vượt qua tình cảm nữ nhi thường tình, mong nàng thấu hiểu, thông cảm cho chí nam nhi của mình, trở thành hậu phương vững chắc.
– Thể hiện tấm lòng yêu thương, ân cần đối với Thúy Kiều khi bộc lộ những mong ước, tráng chí của bản thân để làm yên lòng nàng:
+ Nuôi mộng ước khải hoàn trở về cùng một đội quân tinh nhuệ, chiêng trống, rộn rã khắp nẻo đường, những từ “mười vạn tinh binh”, “dậy đất”, “rợp đường”, đều thể hiện sự hùng tráng, khí thế mạnh mẽ, huy hoàng của người anh hùng.
+ “làm cho rõ mặt phi thường”, càng thể hiện được sự thông tuệ, tự ý thức được khả năng của Từ Hải và ý chí muốn phát huy, bộc lộ tài năng, tầm vóc xuất chúng của mình.
+ “Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia” chính là lời hứa hẹn, an ủi có sức nặng, khiến Thúy Kiều được yên lòng, vững dạ.
– “Bằng nay bốn bể không nhà/Theo càng thêm bận biết là đi đâu” thể hiện tầm nhìn xa trông rộng, tấm lòng yêu thương lo lắng cho người phụ nữ của mình.
– “Đành lòng chờ đó ít lâu/Chầy chăng là một năm sau vội gì” lời hứa hẹn đồng thời mốc thời gian một năm sau, thể hiện quyết tâm phải thành công, mau chóng gây dựng được sự nghiệp, cơ đồ vẻ vang.
c. Hình ảnh người anh hùng ra đi tìm công danh, sự nghiệp mạnh mẽ, quyết đoán:
– Từ Hải nhanh chóng lên đường “Quyết lời dứt áo ra đi”, không chút do dự, lần nữa.
– “Gió mây bằng đã đến kỳ dặm khơi”:
+ Hành động dứt khoát, mạnh mẽ.
+ Hình ảnh cánh chim bằng đạp gió mây bay vượt lên trên biển cả, còn thể hiện tầm vóc to lớn, tráng chí vươn tầm vũ trụ của Từ Hải.
3. Kết bài:
Nêu cảm nhận chung.
III.Dàn ý Cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng, mẫu 3 (Chuẩn)
1. Mở bài:
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
2. Thân bài:
a. Cuộc chia tay giữa Thuý Kiều và Từ Hải
– Thời gian: Nửa năm sau khi chung sống với Kiều.
– Hoàn cảnh: “hương lửa đương nồng”: Từ Hải và Kiều đang hạnh phúc.
– Lý do Từ Hải ra đi: Thực hiện khát vọng, lí tưởng của mình
+ “trượng phu”: Chỉ người đàn ông chí lớn, tài năng.
+ “Thoắt”: Sự mau lẹ, dứt khoát, kiên quyết, bất ngờ
+ “động lòng bốn phương”: khát vọng vùng vẫy trong thiên hạ.
– Hình ảnh, tư thế của Từ Hải: một mình, một ngựa, một gươm, lên đường một mạch => tư thế oai phong, hào hùng.
– Bốn câu thơ miêu tả cuộc chia tay cũng miêu tả chí khí của Từ Hải với tư thế ra đi oai phong, sánh với vũ trụ.
b. Cuộc đối thoại giữa hai người:
– Thuý Kiều một lòng muốn ra đi cùng chồng:
+ Nàng muốn làm tròn “chữ tòng”.
+ Nàng không muốn xa chồng và muốn cùng chàng để cùng gánh vác => mong muốn thỏa đáng, hợp lý.
– Từ Hải khéo léo từ chối Kiều:
+ Chàng cho rằng hai người đã hiểu nhau, nàng hiểu khát vọng của chàng.
+ Mong nàng vượt lên thói “nữ nhi thường tình”, xứng đáng là tri kỉ của người anh hùng.
– Từ Hải hẹn ngày trở lại trong thành công:
+ “Mười vạn tinh bình, tiếng …đường”: Khát vọng lớn của chàng, lập nên sự nghiệp lẫy lừng.
+ “Rước nàng nghi gia”: Lời hứa đón Kiều về cho nàng danh phận.
+ Từ Hải ra đi không chỉ vì chí lớn mà còn vì Kiều.
– Lời hứa chắc nịch của chàng: “Đành lòng chờ đó ít lâu/ Chầy chăng là một năm sau vội gì?”
→ Lời hứa ước định, lời khẳng định sự tự tin vào tài năng của chàng.
c. Ý chí, quyết tâm ra đi của Từ Hải:
– Thái độ: dứt khoát. Mạnh mẽ, không do dự “quyết …đi”
– Hình ảnh ẩn dụ “cánh chim bằng”: người anh hùng bản lĩnh phi thường, khao khát làm nên nghiệp lớn, mang tầm vũ trụ.
d. Nghệ thuật:
– Xây dựng hình tượng nhân vật bằng bút pháp ước lệ.
3. Kết bài:
– Cảm nhận của em.
IV.Dàn ý Cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng, mẫu 4 (Chuẩn)
1. Mở bài
– Dẫn dắt vấn đề: Chủ đề chí nam nhi “đầu đội trời, chân đạp đất” quen thuộc trong văn học
– Giới thiệu vấn đề: Đoạn trích Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) đã thể hiện vẻ đẹp, chí khí phi thường, mưu cầu nghiệp lớn của người anh hùng Từ Hải.
2. Thân bài
a) Hoàn cảnh Kiều gặp Từ Hải:
– Lần thứ hai khi Thúy Kiều bị đẩy vào lầu xanh thì may mắn Từ Hải xuất hiện và đưa nàng thoát khỏi cảnh ô nhục
– Từ Hải giúp nàng “báo ân, báo oán” và hai người đã có cuộc sống hạnh phúc
– Tuy nhiên, là người đàn ông có bản lĩnh lớn, không bằng lòng với cuộc sống êm đềm, Từ Hải đã quyết chí từ biệt Kiều ra đi
b) Xuất xứ: Từ câu 2213 – 2230
c) Cảm nhận về tác phẩm:
* Cảm nhận về bốn câu thơ đầu: Bối cảnh và lí do dẫn đến cuộc chia li giữa Kiều và Từ Hải
– Câu thơ đầu: “Nửa năm… nồng”: Kiều và Từ Hải chung sống với nhau mới có nửa năm nhưng vô cùng êm đềm, tận hưởng tình yêu nồng nàn, say đắm
– Những câu thơ tiếp: “Trượng phu… thẳng rong”:
+ “trượng phu”: Từ chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng
+ “động lòng bốn phương”: Chí hướng mà Từ Hải đang muốn tung hoành thiên hạ, vùng vẫy khắp nơi, quyết lập sự nghiệp phi thường
+ “thanh gươm… thẳng rong”: Tư thế ra đi đầy hiên ngang, dứt khoát, tự tin, làm chủ phương trời tự do
=> Hình ảnh con người hiện lên không hề nhỏ bé mà sánh ngang cùng vũ trụ rộng lớn
* Cảm nhận về 12 câu thơ tiếp: Cuộc đối thoại giữa Kiều và Từ Hải
– Tâm trạng của Thúy Kiều: “Nàng rằng… xin đi” => Không chỉ yêu mà còn hiểu, khâm phục, kính trọng Từ
+ “phận gái chữ tòng”: Quan niệm phong kiến “Phu xướng tùy phụ, xuất giá tòng phu” => Kiều nguyện gắn bó cuộc đời với Hải, ý thức được bổn phận của người vợ, một lòng níu giữ tình yêu và đi theo chồng.
– Thái độ của Từ Hải: “Từ rằng… nữ nhi thường tình”
+ Khuyên Kiều vượt lên thói nữ nhi thông thường, không muốn Kiều phải vất vả vì mình
+ Lời hứa “Bao giờ mười vạn tinh binh… rước nàng nghi gia”: Chàng muốn làm nên nghiệp lớn và hứa hẹn ngày trở về đón nàng
* Cảm nhận về hai câu thơ cuối: Thái độ kiên quyết “dứt áo ra đi” của Từ Hải
– Thái độ và cử chỉ vô cùng dứt khoát, mạnh mẽ: “Quyết lời… dặm khơi”
– Viễn cảnh không gian ra đi: “gió mây, dặm khơi” => Không gian kì vĩ, tự do, rộng lớn
– Hình ảnh “chim bằng”: Biểu tượng của người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, phi thường sánh ngang cùng vũ trụ
=> Ước mơ về người anh hùng lí tưởng trong xã hội phong kiến của Nguyễn Du.
3. Kết bài
– Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
– Nêu suy nghĩ và cảm xúc của bản thân về tác phẩm.
V.Bài văn mẫu Cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng (Chuẩn)
Nguyễn Du sinh năm 1766, mất năm 1820 là một nhà thơ, nhà văn hoá lớn của dân tộc. Ông có những đóng góp quan trọng đưa văn học Trung đại Việt Nam phát triển đến đỉnh cao, tiêu biểu nhất có thể kể đến đại kiệt tác Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh). Truyện Kiều là tiếng nói đồng cảm, xót thương của đại thi hào với kiếp tài hoa bạc mệnh của nàng Kiều. Không chỉ bênh vực những người phụ nữ tài hoa, bất hạnh phải chịu nhiều bất công trong xã hội xưa, qua Truyện Kiều nhà thơ còn bộc lộ ước mơ về công lí, về mẫu hình người anh hùng xuất có thể cứu nước giúp đời qua hình tượng nhân vật Từ Hải. Lí tưởng, phẩm chất và hoài bão cao đẹp của người anh hùng Từ Hải được thể hiện rõ nét qua đoạn trích “Chí khí anh hùng”.
Từ Hải gặp Kiều trong chốn lầu xanh, vì cảm mến phẩm hạnh của nàng mà ra tay cứu giúp. Kiều được giải thoát, nguyện lòng theo Từ Hải để báo đáp ân tình…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủCảm nhận về đoạn Chí khí anh hùngtại đây.
——————–HẾT——————–
Trong tuần học thứ 30 SGK Văn lớp 10, các em đã học đến bài đoạn trích Chí khí anh hùng của tác giả Nguyễn Du. Một trong những đoạn trích hay của tác phẩm truyện Kiều. Cùng với Dàn ý cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng. Chúng tôi còn cung cấp cho các em những bài viết khác: Soạn bài Chí khí anh hùng ngắn gọn, Phân tích khát vọng và lí tưởng anh hùng của Từ Hải qua đoạn trích Chí khí anh hùng, Cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng, Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng;…