Đề cương học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2021 – 2022 mang tới những dạng bài tập phần đọc thành tiếng, luyện từ và câu, tập làm văn, cùng đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 3 ôn tập thật tốt cho kỳ thi học kì 2 lớp 3 đạt kết quả cao.
Đồng thời, còn giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn tập cuối học kì 2 môn Tiếng Việt 3 cho học sinh của mình. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề cương môn Toán. Chi tiết mời thầy cô và các em học sinh cùng tải đề cương ôn tập cuối kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3:
Ôn tập học kì 2 phần Đọc thành tiếng
HS luyện đọc to, rõ ràng, lưu loát những bài tập đọc sau, chú ý tên riêng tiếng nước ngoài.
Bài 28A: Cuộc chạy đua trong rừng (tr 80)
Câu 1: Ngựa Con đã làm gì để chuẩn bị tham dự cuộc thi?
Câu 2: Ngựa Cha đã khuyên nhủ Ngựa Con điều gì?
Câu 3: Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi?
Câu 4: Ngựa Con rút ra bài học gì?
Câu 5: Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì?
Bài 29A: Buổi học thể dục (tr 88)
Câu 1: Các bạn của Nen-li đã leo lên xà thế nào?
Câu 2: Vì sao Nen-li được miễn tập thể dục?
Câu 3: Những chi tiết nào nói lên quyết tâm của Nen-li?
Câu 4: Em hãy tìm một tên khác cho câu chuyện? Vì sao em chọn tên đó?
Câu 5: Em học được điều gì từ bạn Nen-li?
Bài 29C: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục (tr 94)
Câu 1: Bác Hồ mong muốn toàn dân có sức khỏe để làm gì?
Câu 2: Vì sao tập thể dục là bổn phận của mỗi người yêu nước?
Câu 3: Theo em, lợi ích của việc tập thể dục là gì?
Câu 4: Em cần làm gì sau khi đọc bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ?
Bài 30A : Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (tr 97)
Câu 1: Câu chuyện xảy ra ở đâu?
Câu 2: Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì bất ngờ thú vị?
Câu 3: Vì sao các bạn lớp 6A nói được tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam?
Câu 4: Các bạn học sinh Lúc-xăm-bua muốn biết điều gì về học sinh tiểu học Việt Nam?
Câu 5: Em muốn nói gì với các bạn học sinh trong câu chuyện này?
Câu 6: Có đoàn khách nước ngoài đến thăm trường, em hãy giới thiệu khách về thiếu nhi Việt Nam theo gợi ý ở HĐ 3 (HĐ thực hành) trang 99
Bài 31A: Bác sĩ Y-éc-xanh (tr 106)
Câu 1: Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh?
Câu 2: Y-éc-xanh có gì khác so với trí tưởng tượng của bà?
Câu 3: Những câu nói nào của bác sĩ Y-éc-xanh nói lên lòng yêu nước của bác sĩ?
Câu 4: Theo em, vì sao bác sĩ Y-éc-xanh ở lại Nha Trang?
Câu 5: Qua câu chuyện, em thấy Y-éc-xanh là người như thế nào?
Ôn tập học kì 2 phần Luyện từ và câu
1. Nhận biết các từ chỉ sự vật; hoạt động, trạng thái; đặc điểm
Bài 1: Đọc đoạn văn sau rồi gạch 1 gạch dưới những từ chỉ sự vật, gạch 2 gạch dưới những từ chỉ đặc điểm, tính chất.
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lỗ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng.
Bài 2: Gạch chân những từ chỉ hoạt động, trạng thái trong đoạn văn sau.
Ong xanh đến trước tổ một con dế. Nó đảo mắt quanh một lượt, thăm dò rồi nhanh nhẹn xông vào cửa tổ dùng răng và chân bới đất. Sáu cái chân ong làm việc như máy. Những hạt đất vụn do dế đùn lên lần lượt bị hất ra ngoài. Ong ngoạm, dứt, lôi ra một túm lá tươi. Thế là cửa đã mở.
2. Nhận biết câu kiểu: Ai là gì?; Ai làm gì?; Ai thế nào? và vận dụng đặt câu, nhận biết các bộ phận của câu.
Bài 1: Gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai (Cái gì, con gì) trong các câu sau:
- Cá heo ở biển Trường Sa rất thông minh.
- Tiếng gió thổi ào ào, lùa qua những khe cửa.
- Cây xà cừ trường em rất xanh tốt.
- Vào mùa thu, lá bàng rơi khắp trên trường.
- Khi miêu tả cây dừa, tác giả đã rất tài tình khi so sánh tàu dừa với chiếc lược chải vào mây xanh.
Bài 2: Gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi là gì? làm gì? thế nào? trong các câu sau:
- Trần Đăng Khoa là nhà thơ của thiếu nhi.
- Con trâu là đầu cơ nghiệp.
- Sách vở là đồ dùng không thể thiếu đối với mỗi học sinh.
- Giữa đầm, mẹ con bác Tâm đang bơi chiếc mủng đi hái sen.
- Bộ đội là những người làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Con hổ là loài vật dữ dằn nhất.
- Những cặp chào mào hiếu động thoắt đậu, thoắt bay, liến thoắng gọi nhau choách choách
- Đàn bướm bay rập rờn quanh khóm hoa hồng rực rỡ.
- Học sinh các lớp 3, lớp 4 trồng cây trong vườn trường.
Bài 3: Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì), gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi là gì (làm gì, thế nào) trong các câu dưới đây.
Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa. Về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân.
3. Dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm,…
Bài 1: Điền dấu hai chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn sau:
– Học sinh trường em đã làm nhiều việc tốt để hưởng ứng tuần lễ bảo vệ môi trường làm vệ sinh trường lớp, trồng cây ở vườn trường,diệt bọ gậy ở bể nước chung.
– Gia đình em gồm có bốn thành viên bố mẹ em và em gái.
– Hội thi thể thao của Phường em gồm có các môn cầu lông, bóng bàn, đá bóng.
Bài 2: Ghi dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn sau. Chép lại đoạn văn .
Năm ngoái Tuấn đạt kết quả thấp ở môn thể dục năm nay nhờ chăm chỉ tập luyện kết quả học tập của Tuấn về môn thể dục đã khá hơn nhiều để học tốt môn này Tuấn còn phải tiếp tục cố gắng.
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
Bài 3: Điền dấu chấm hỏi hay dấu chấm than vào từng ô trống cho phù hợp:
Em Tuấn hỏi chị:
– Chị Hồng ơi, có phải chiều nay có cuộc thi bơi ngoài sông không
– Đúng rồi.
– Chị em mìmh đi xem đi
– Được thôi. Nhưng em đã học bài xong chưa
– Chị hãy giúp em làm bài tập làm văn nhé
Bài 4: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu văn sau:
– Buổi sáng chú gà trống gáy vang đánh thức mọi người.
– Hai bên đường hoa bằng lăng nở tím ngắt.
– Trên thảm cỏ xanh mượt mấy chú dế mèn đang nhởn nhơ uống những giọt sương mai.
– Nhớ lời cô dặn Nam viết bài thật cẩn thận tính thật chắc chắn.
– Bằng những động tác khéo léo Quang Hải đã đưa được bóng vào lưới đối thủ.
4. Bộ phận trả lời câu hỏi Bằng gì? Để làm gì?
Bài 1: Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Bằng gì? trong mỗi câu sau:
– Cậu Hoà nhảy lên bắt bóng bằng động tác rất đẹp mắt.
– Bác thợ mộc làm nhẵn mặt bàn gỗ bằng lưỡi bào sắc.
– Bằng một động tác tung người đẹp mắt, hấp dẫn, chị Hiền đã kết thúc bài trình diễn võ thuật của mình trong tiếng reo hò của khán giả.
Bài 2: Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Để làm gì? trong mỗi câu sau:
– Để có được thành công này, chị đã phải tập luyện dưới tuyết lạnh hàng giờ đồng hồ.
– Để góp phần giữ gìn trường học văn minh, sạch đẹp, chúng em vứt rác đúng nơi quy định.
– Để có sức khỏe và tinh thần thoải mái, sẵn sàng cho một ngày mới, em tập thể dục mỗi sáng.
Ôn tập học kì 2 phần Tập làm văn
Đề bài 1: Viết một đoạn văn ngắn từ 7 – 10 câu kể về một người lao động trí óc mà em biết.
Đề bài 2: Viết một đoạn văn ngắn từ 7 – 10 câu kể về một ngày hội hoặc một lễ hội em biết.
Đề bài 3: Viết một đoạn văn ngắn từ 7 – 10 câu kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật em biết
Đề bài 4: Viết một đoạn văn ngắn từ 7 – 10 câu kể về một trò chơi hoặc môn thể thao em thích.
Đề bài 5: Viết một đoạn văn ngắn từ 7 – 10 câu kể về một việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường.
Đề bài 6: Viết một đoạn văn ngắn từ 7 – 10 câu kể về một trận thi đấu thể thao mà em biết.
Đề ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
I. Đọc và trả lời câu hỏi: Đọc bài Nhà bác học và bà cụ và trả lời câu hỏi sau.
(Câu 1 đến câu 4 làm miệng)
Câu 1: Hãy nói những điều em biết về Ê-đi-xơn.
Câu 2: Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào?
Câu 3: Vì sao bà cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo?
Câu 4: Tìm và gạch chân 2 câu trong bài theo mẫu câu Ai làm gì?
Câu 5: Em đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau?
a) Ở nhà em thường giúp bà xâu kim.
b) Trong lớp Liên luôn chăm chú nghe giảng.
c) Hai bên bờ sông những bãi ngô bắt đầu xanh tốt.
d) Trên cánh rừng mới trồng chim chóc lại bay về ríu rít.
Câu 6: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm:
a) Trương Vĩnh Kí hiểu biết rất rộng.
…………………………………………………………………………………………………
b) Ê-đi-xơn làm việc miệt mài suốt ngày đêm.
…………………………………………………………………………………………………
c) Hai chị em thán phục nhìn chú Lý.
…………………………………………………………………………………………………
Câu 7: Chọn từ thích hợp (se lạnh, hoa sen, sáng suốt, chải chuốt) điền vào chỗ trống:
– Người chỉ huy phải luôn tỉnh táo,……. để không mắc mưu địch.
– Về mùa thu, tiết trời………….
– Mái tóc chị Hiền được………………….rất cẩn thận.
-…………………nở rộ dưới đầm.
Câu 8: Dùng gạch chéo (/) tách bộ phận trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì) và làm gì?, thế nào?
– Đường lên dốc trơn và lầy.
– Người nọ đi tiếp sau người kia.
– Đoàn quân đột ngột chuyển mạnh.
– Những đám rừng đỏ lên vì bom Mỹ.
– Những khuôn mặt đỏ bừng.
II. Chính tả:
Câu 1: Luyện viết bài: bài Ê-đi-xơn và bà cụ trang 33 SGK Tiếng Việt 3 tập 2.
Câu 2: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động:
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi
– Chứa tiếng bắt đầu bằng r :…….
– Chứa tiếng bắt đầu bằng d :……..
– Chứa tiếng bắt đầu bằng gi : ……………
b) Chứa tiếng có vần ươt/ ươc
– Chứa tiếng có vần ươt:……..
– Chứa tiếng có vần ươc: ……………………..
III. Tập làm văn: Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết.
Gợi ý: a) Người đó là ai, bao nhiêu tuổi, làm nghề gì?
b) Hình dáng, tính tình người đó như thế nào, có gì nổi bật?
c) Người đó hằng ngày làm những việc gì?
d) Người đó làm việc như thế nào?
e) Tình cảm của em đối với người đó như thế nào?