Lớp 10

Dàn ý Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ Trao duyên

dan y phan tich tam trang cua thuy kieu trong doan tho trao duyen

Dàn ý Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ Trao duyên

I. Dàn ý Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ Trao duyên, mẫu 1 (Chuẩn):

1. Mở bài:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

2. Thân bài:

a. Vị trí đoạn trích, nội dung

– Vị trí: câu 723 đến 756
– Nội dung:
+ Sau đêm thề nguyền cùng Kim Trọng, gia đình Thuý Kiều xảy ra gia biến, Kim Trọng đang ở Liễu Dương chịu tang chú.
+ Gia đình Thuý Kiều bị tịch thu tài sản, cha và em trai bị bắt nên Kiều buộc phải bán mình cứu cha.
+ Đêm trước ngày ra đi, Kiều nhờ Thuý Vân trả duyên cho Kim Trọng với tâm trạng đau đớn, giằng xé.

b. Tâm trạng của Thuý Kiều:

* Tâm trạng của Kiều khi mở lời với em gái:
– “Cậy”: Sự nhờ vả mang âm điệu nặng nề, thể hiện sự đau đớn
+ Hành động “lạy, thưa”: hành động cung kính với bề trên, thể hiện sự trang trọng và tầm quan trọng của việc nhờ cậy.
→ Hành động của Kiều thể hiện sự thông minh, khéo léo.

– Kiều kể với mối tình dang dở của mình và Kim Trọng:
+ Mối duyên đẹp đẽ nhưng đành lòng phải chia lìa.
+ Kiều còn gợi ra cả tình “máu mủ” để thuyết phục Vân.
– Tâm trạng của nàng khi trao duyên là sự dằn vặt, đau xót.

* Tâm trạng của Kiều khi trao kỉ vật:

– Thuý Kiều trao cho Vân những kỉ vật tình yêu của mình “chiếc thoa với bức tờ mây”, “phím đàn”, “mảnh hương nguyền”.
+ Kiều trao kỉ vật nhưng lại nói “Duyên này thì giữ vật này của chung”: mâu thuẫn trong lời nói và hành động.
+ “Của chung”: của ba người
+ Sự giằng xé trong nội tâm của Kiều: nàng muốn trao duyên nhưng không đành lòng trao tình.

– Kiều dự cảm về cái chết:
+ Một loạt những từ ngữ liên quan tới cái chết “hiu hiu gió thổi”, “hồn”, …
+ Nàng dự cảm về cái chết của mình nhưng không quên lời thề với Kim Trọng.
→ Sự dằn vặt khôn nguôi cũng như tuyệt vọng, xót xa của Kiều.

* Tâm trạng của Kiều khi nhớ về Kim Trọng:
– Độc thoại nội tâm, bộc lộ tâm trạng của Kiều.
– Nàng hiểu rõ số phận của mình “trâm gãy bình tan”, “tơ duyên ngắn ngủi”, …
– Nàng tự nhận mình phục Kim Trọng trong xót xa, đau đớn
– Cúi lạy tình lang là cái lạy tạ lỗi đã phụ tình chàng
– Kiều gợi tên Kim Trọng trong nức nở, tức tưởi, tuyệt vọng, …

3. Kết bài:

– Khẳng định lại vấn đề.

II.Dàn ý Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ Trao duyên, mẫu 2 (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu tác phẩm Truyện Kiều và đoạn trích Trao duyên.

– Nêu vấn đề: Tâm trạng của Thuý Kiều khi lâm và bi kịch tình yêu trong hoàn cảnh trao duyên cho em.

2. Thân bài

a. Kiều buồn tủi, xót xa khi Trao duyên cho em
– “Cậy em”: khẩn cầu và tin cậy.
– Hành động ” lạy”, “thưa”” ngỡ là vô lý nhưng đặt trong tình huống lại rất hợp lý.
→ Lời nói và hành động như báo trước cho Vân một sự hệ trọng mà Kiều sắp nói ra đồng thời cũng cho thấy những tâm tư sầu kín của nàng.

– Kiều giãi bày với em về sự tình:
+ Tình yêu của Kiều và Kim bị “đứt gánh”.
+ Cậy nhờ em “chắp mối tơ thừa”.
+ Kiều tâm sự cùng em những kỉ niệm đẹp đẽ bên chàng Kim. Đó là những tháng ngày Kiều được hưởng hạnh phúc, vui vầy trọn vẹn.
+ Điệp từ ” khi” cùng những hình ảnh “quạt ước”, “chén thề” như tái hiện lại khoảng thời gian hạnh phúc trong tâm trí Kiều, đồng thời diễn tả nỗi nhớ nhung tha thiết và tiếc nuối của Kiều ngay lúc ấy.
+ “Sóng gió bất kỳ” xảy đến, gặp cơn gia biến, Kiều có lựa chọn nào khác đâu ngoài bán mình chuộc cha cho vẹn đạo làm con, cho tròn chữ “hiếu”.
+ Dù lí trí dẫn đường mà lòng Kiều không đặng, trong mỗi tiếng thơ là đều thấy được những tiếc nuối của Kiều về mối tình dang dở.

– Kiều dằn lòng mình để thuyết phục em bằng những lời lẽ thật thấu tình đạt lý:
+ Vân vẫn còn tuổi xuân, sắc xuân, vẫn còn thời gian để tìm hiểu và yêu thương Kim Trọng.
+ Kiều và Vân là máu mủ, hãy vì tình chị em mà san sẻ nỗi ưu phiền.
+ Nếu Vân đồng ý thì dẫu cho có chết đi Kiều vẫn vui, được an lòng nơi chín suối.

b. Kiều khổ đau, luyến tiếc khi trao kỉ vật cho em
– Kiều trao kỉ vật cho em mà lòng chẳng đặng, bởi bao nhiêu kỉ vật là bấy nhiêu kỉ niệm Kiều và Kim Trọng dành cho nhau.
– Trao cho em chiếc vành với bức tờ mây trong tiếc nuối, duyên thì mong em giữ, chắp nối nhưng vật là “của chung”.
– Trong nỗi đau đớn tột cùng, Kiều ngậm ngùi nghĩ đến cái chết. Nhưng dẫu có ở chốn suối vàng lạnh lẽo, lòng Kiều vẫn sẽ không quên lời thề son sắt, thủy chung.

c. Kiều tuyệt vọng, xót xa khi nghĩ đến Kim Trọng
– Kiều trách bản thân mình phụ bạc chàng Kim. Một người trân trọng và thủy chung như Kiều luôn mang trong mình mặc cảm tội lỗi.
– Hành động “trăm nghìn gửi lạy” như lời tạ lỗi chân thành mà Kiều gửi đến chàng Kim.
– Trong nỗi xót xa, Kiều trách móc phận mình bạc bẽo, trái ngang.
– Tiếng gọi Kim Lang trong nghẹn ngào.

3. Kết bài

Khẳng định vẻ đẹp trong tâm hồn Kiều qua dòng tâm trạng thể hiện trong đoạn thơ.

III.Dàn ý Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ Trao duyên, mẫu 3 (Chuẩn)

1. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả tác phẩm, đoạn trích.

2. Thân bài:

a. Thúy Kiều mạnh mẽ, khôn khéo trong việc trao duyên cho em gái:
– Kiều nhẹ nhàng mở lời “cậy” nhờ nhưng hết sức khiêm tốn, dè dặt, lấy vị thế là một người cần được giúp đỡ mong Vân có thể “chịu lời”.
– Kiều để Vân ngồi trên, rồi “lạy”, đưa Thúy Vân vào vị thế là người có ơn giúp đỡ, Kiều nhún nhường, cẩn trọng thể hiện được sự khôn khéo, sâu sắc.
– “Giữa đường đứt gánh tương tư/Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em” nghe ra sự mạnh mẽ và dứt khoát của Thúy Kiều trong việc trao duyên.
– Kiều là người hiểu biết lý lẽ nhận thấy được sự do dự trong lòng Thúy Vân => tâm sự, giải thích cho em gái về những biến cố trong gia đình và lý do trao duyên.
=> Nét đẹp trong tính cách của Thúy Kiều quyết chọn làm tròn hiếu đạo, nén đau khổ từ bỏ tình yêu.
– Đối với chuyện trao duyên Kiều thể hiện sự trân trọng vô cùng, là việc mà dù “thịt nát xương mòn”, phải trả giá Kiều cũng chấp nhận, dù sau này “Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”.
=> Thúy Kiều là một con người tình cảm, thủy chung son sắt một lòng hiểu đạo nghĩa, lý lẽ, biết thông cảm.

b. Thúy Kiều trong sự dằn vặt giữa lý trí và tình cảm:
– Kiều trao lại cho Vân “chiếc vành với bức tờ mây” tín vật tình yêu của mình với Kim Trọng.
– “Duyên này thì giữ, vật này của chung” thể hiện sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm của Thúy Kiều.
=> Sự tiếc nuối, không nỡ từ bỏ của nàng đối với mối tình cùng Kim Trọng, không tránh khỏi được cái ích kỷ của người thường.
– Đối với việc trao duyên, dù Kiều đã cố gắng tỏ ra mạnh mẽ dứt khoát, thế nhưng lý trí của nàng vẫn không thể giấu đi được những mất mát, đớn đau, giằng xé trong lòng.
→ Điều đó bộc lộ sự thủy chung, tình yêu sâu nặng, cũng như những tấm lòng trân trọng, gắn bó mà Kiều dành cho Kim Trọng.

– Sự tuyệt vọng, bế tắc và đau khổ tột cùng đã khiến Kiều có những cái nhìn bi quan về tương lai, chính lẽ đó nàng dặn dò em gái những lời nghe thiểu não và ảm đạm.
+ Nói về cái chết của bản thân.
+ Nhắc nhở Vân rằng nếu có cùng Kim Trọng gẩy đàn, đốt hương mà thấy tiếng gió hiu hiu quẩn quanh ngọn cỏ, cái cây thì tức là tiếng mình về cùng chung hưởng cảnh yên ấm hạnh phúc.

c. Nỗi đau đớn tột cùng vì tình yêu tan vỡ và ý thức rõ ràng về số phận đớn đau:
– Thổn thức “Bây giờ trâm gãy bình tan/Kể làm sao xiết muôn vàng ái ân”, như nói với Kim Trọng cũng là tự nhắc nhở mình về mối duyên tan vỡ đầy tiếc nuối.
=> Đau đớn phần vì mất đi người mình yêu thương, phần vì mặc cảm tội lỗi bội ước lại những lời hẹn thề ái ân bấy lâu với Kim Trọng.
– “Trăm nghìn gửi lạy tình quân”, xem như lời tạ lỗi thiêng liêng và chân thành duy nhất mà Thúy Kiều có thể làm lúc này.
– Tự nhủ với bản thân “Tơ duyên ngắn ngủi có từng ấy thôi” để lòng đỡ phần đau đớn, cũng là lời gửi gắm đến Kim Trọng tránh cho chàng buồn thương.
=> Sự xót xa, đắng cay và nhiều tiếc nuối, hụt hẫng của nàng trước nghịch cảnh số phận.

– Thông qua bi kịch tình yêu, bi kịch gia đình, Kiều có cái nhìn thấu đáo về cuộc đời và thân phận của bản thân “Phận sao phận bạc như vôi/Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”.
=> Trực tiếp thể hiện nỗi tuyệt vọng, bế tắc, sự hoang mang, bế tắc của Thúy Kiều, tự xót thương cho số phận mình.
– Cuối cùng khi chìm trong những đớn đau tuyệt vọng cùng cực Kiều đã cất lên tiếng than khóc đoạn trường “Ôi Kim lang, hỡi Kim lang/Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”.

3. Kết bài:

Kết luận chung

IV.Dàn ý Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ Trao duyên, mẫu 4 (Chuẩn)

1. Mở bài:

– Giới thiệu chung về đề tài người phụ nữ trong văn học trung đại.
– Dẫn dắt đi vào vấn đề: Tâm trạng Kiều trong đoạn Trao duyên.

2. Thân bài

– Phân tích tâm trạng Kiều trong 12 câu đầu:
+ Khi ngỏ lời cậy nhờ em: cảm thấy đau khổ, khó xử nhưng hy vọng chứa chan.
+ Hành động: lạy, thưa
+ Ngôn ngữ: tha thiết, chân thành.

– Phân tích tâm trạng Kiều trong 8 câu tiếp:
+ Đau đớn, tuyệt vọng.
+ Nghĩ đến cái chết, xem như thanh xuân đã hết.
+ Nhớ thương, chung thủy với Kim Trọng.
+ Biết ơn, trân quý lòng nhân hậu, sự hi sinh của em gái.

– Phân tích tâm trạng Kiều trong các câu còn lại:
+ Nỗi đau giằng xé tâm can
+ Than trách phận bạc, duyên mỏng.
+ Hết mực thủy chung với chàng Kim.

3. Kết bài

Khái quát lại tâm trạng Kiều và khẳng định vẻ đẹp trong tâm hồn, cốt cách của nhân vật.

V. Bài văn mẫuPhân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ Trao duyên (Chuẩn)

Tình yêu đầu bao giờ cũng là tình yêu trong sáng và đẹp đẽ nhất. Thế nhưng, với Thuý Kiều, tình yêu ấy lại chứa chan bao đau khổ, xót thương vô cùng. Mối tình đầu đẹp như mơ của nàng với Kim Trọng đã buộc phải chia cắt vì biến cố bất ngờ của gia đình. Để vẹn tròn hai bên hiếu, tình nàng đã quyết định trao lại mối duyên ấy cho Thuý Vân – em gái mình để Vân thay nàng trả nghĩa cho Kim Trọng. Tất cả điều đó được thể hiện qua đoạn trích Trao duyên vô cùng đặc sắc. Đoạn trích đã cho thấy được sự dằn vặt, đau đớn khôn nguôi của Kiều khi phải trao đi mối duyên sâu đậm của mình.

Đoạn trích Trao duyên là trích đoạn từ câu 723 đến câu 756 thuộc tác phẩm Truyện Kiều của nhà văn Nguyễn Du. Sau đêm thề nguyền cùng chàng Kim Trọng, gia đình Kiều xảy ra gia biến, gia sản bị tịch thu còn cha và em trai thì bị bắt. Trước biến cố bất ngờ Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy bốn trăm lạng vàng, đút lót quan lại để cứu cha và em…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết bài mẫu Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ Trao duyên tại đây.

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button