Các công thức Vật lý 9 đầy đủ nhất
Chương trình vật lý lớp 9 bao gồm khá nhiều kiến thức nền tảng. Các em học sinh cần phải thuộc lòng khá nhiều công thức khó nhớ, khó hiểu. Bài viết sau đây tổng hợp chi tiết các công thức Vật Lý 9 giúp các em có thể tra cứu khi cần, học thuộc một cách dễ dàng hơn sau khi đã được thống kê chi tiết. Nội dung chương trình vật lý lớp 9 xoay quanh 3 mảng công thức: Điện học, điện từ và quang học.
Nội dung chính
Công thức điện học lớp 9
Định luật ôm
I = U / R, Trong đó:
- I: Cường độ dòng điện (A)
- U: Hiệu điện thế (V)
- R: Điện trở (Ω)
Điện trở
Một số công thức điện trở cần thiết cần chú ý:
- R = U / I
- Điện trở mạch nối tiếp: Rtd = R1 + R2 +…+ Rn
- Điện trở mạch song song: Rtd= 1 / R1+1 / R2+…+ 1 / Rn
- Điện trở của dây dẫn: R = ρl / s
Trong đó:
- l: chiều dài dây (m)
- S: tiết diện của dây (m2 )
- ρ điện trở suất (Ωm)
- R điện trở (Ω)
Cường độ dòng điện và hiệu điện thế
- Trong mạch nối tiếp: I = I1 = I2 =…= In và U = U1 + U2 +…+ Un
- Trong mạch song song: I = I1 + I2 +…+ In và U = U1 = U2 =…= Un
Công suất điện
P = U.I, trong đó:
- P: công suất (W)
- U: hiệu điện thế (V)
- I: cường độ dòng điện (A)
Nếu trong mạch có điện trở thì chúng ta cũng có thể áp dụng công thức được suy ra từ định luật ôm:
Công của dòng điện
A = P.t = U.I.t, trong đó:
- A: công dòng điện (J)
- P: công suất điện (W)
- t: thời gian (s)
- U: hiệu điện thế (V)
- I: cường độ dòng điện (A)
Hiệu suất sử dụng điện
H = A1 / A * 100%. Trong đó:
- A1: năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng.
- A: điện năng tiêu thụ.
Định luật Jun – Lenxơ
Q = I2.R.t, trong đó ta có:
- Q: nhiệt lượng tỏa ra (J)
- I: cường độ dòng điện (A)
- R: điện trở ( Ω )
- t: thời gian (s)
Xem rõ hơn định luật Jun – Lenxo.
Công thức tính nhiệt lượng
Q=m.c.Δt, trong đó ta có:
- m: khối lượng (kg)
- c: nhiệt dung riêng (JkgK)
- Δt: độ chênh lệch nhiệt độ (0C)
Công thức điện từ lớp 9
Hao phí tỏa nhiệt trên dây dẫn được tính bằng công thức.
Trong đó:
- P: công suất (W)
- U: hiệu điện thế (V)
- R: Điện trở (Ω)
Công thức quang học lớp 9
Công thức của thấu kính hội tụ
- Tỉ lệ chiều cao của vật và ảnh: h/h’= d/d’
- Mối quan hệ giữa d và d’: 1/f= 1/d+ 1/d’
Trong đó:
- d: Khoảng cách từ vật đến thấu kính
- d’: Khoản cách từ ảnh tới thấu kính
- f là tiêu cự của thấu kính
- h là chiều cao của vật
- h’ là chiều cao của ảnh
Công thức của thấu kính phân kỳ
Tỷ lệ chiều cao vật và ảnh: h/h’= d/d’
Quan hệ giữa d, d’ và f: 1/f= 1/d – 1/d’
Trong đó:
- d là khoảng cách từ vật đến thấu kính
- d’ là khoảng cách từ ảnh đến thấu kính
- f là tiêu cự của thấu kính
- h là chiều cao của vật
- h’ là chiều cao của ảnh
Để nhớ rõ hơn công thức về thấu kính hội tụ và phân kì thì chúng ta cần phải so sánh sự giống và khác nhau giữa chúng, từ đó có thể đưa ra được cách học thuộc nhớ lâu và hiệu quả nhất.
Công thức về sự tạo ảnh trong phim
Công thức: h/h’= d/d’
Trong đó:
- d là khoảng cách từ vật đến vật kính
- d’ là khoảng cách từ phim đến vật kính
- h là chiều cao của vật
- h’ là chiều cao của ảnh trên phim
Trắc nghiệm ghi nhớ công thức
Câu 1: Cho biết hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn tăng lên gấp 2 lần thì khi đó cường độ dòng điện qua dây sẽ như thế nào?
A. tăng lên 2 lần
B. giảm đi 2 lần
C. tăng lên 4 lần
D. giảm đi 4 lần
Đáp án: A. Tăng lên hai lần
Câu 2: Đặt U1= 6V vào hai đầu dây dẫn. Khi đó ta có cường độ dòng điện qua dây là 0,5A. Nếu tăng hiệu điện thế đó lên thêm 3V thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ là bao nhiêu?
A. tăng thêm 0,25A
B. giảm đi 0,25A
C. tăng thêm 0,50A
D. giảm đi 0,50A
Đáp án A. Tăng thêm 0,25A
Câu 3: Mắc một dây có điện trở R= 24Ω vào hiệu điện thế có U= 12V thì cường độ dòng điện đi qua dây dẫn như thế nào?
A. I = 2A
B. I = 1A
C. I = 0,5A
D. I = 0,25A
Đáp án: C. I = 0,5A
Bài toán này giải được nhờ áp dụng định luật ôm khá đơn giản.
Câu 4: Đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế U = 6V mà dòng điện qua nó cường độ là 0,2A thì điện trở của dây là bao nhiêu? Chọn đáp án chính xác:
A. 3
B. 12
C. 15
D. 30
Đáp án D. R = 30
Câu 5. Tìm nhận xét sai trong các nhận xét dưới đây?
A. Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ.
B. Có thể tạo ra chùm sáng phân kì từ chùm sáng phân kì.
C. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song.
D. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ.
Đáp án: D. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ.
Các công thức vật lý 9 không quá nhiều nhưng sẽ gây khó khăn cho người học nếu không thông kê logic. Quá trình học tập và làm bài tập sẽ rất khó nhớ hoặc nhớ sai. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp các em có những phương pháp học vật lý dễ dàng hơn, đạt kết quả cao trong quá trình thi cử.
Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)
25mg every 3 days and been fine emla cream and priligy tablets Burn wound itch control using H 1 and H 2 antagonists