I. Dàn ý Bình giảng bài thơ Nhàn (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu về tác giả tác phẩm: Nguyễn Bỉnh Khiêm – một tâm hồn cao quý, coi thường danh lợi luôn coi trọng cốt cách thanh cao. “Nhàn” là một bài thơ đặc sắc thể hiện rõ điều đó.
2. Thân bài
* Hai câu đề:
– Mai, cuốc, cần câu là công cụ lao động của người dân
– Điệp từ, số đếm “một”, kết hợp với liệt kê nhịp thơ chậm tạo nên phong thái của tác giả.
=> Tâm trạng nhà thơ: Vui vẻ, đón nhận cuộc sống nơi thôn quê, mặc kệ người khác tìm vui chơi chỗ nào đó
* Hai câu thực:
– Bàn về lẽ “dại, khôn”
– Tự nhận mình “dại” vì tìm nơi vắng vẻ, nói người khác “khôn” vì tìm chốn lao xao
– Nơi vắng vẻ: Nơi bình yên, thanh thản, tránh xa vòng danh lợi
– Chốn lao xao: Nơi đông người, bon chen => căng thẳng, đấu đá, tranh giành
=> Dại mà khôn, khôn mà dại: Đó là cách nói ngược của tác giả.
* Hai câu luận:
– Tiếp tục nói về cuộc sống nơi thôn quê
– Thu, đông, xuân, hạ, mùa nào món nấy hòa hợp với thiên nhiên
=> Cuộc sống bình yên, vui vẻ.
* Hai câu kết
Xem phú quý công danh chỉ là một giấc mơ, thể hiện một thái độ coi thường danh lợi (sử dụng điển tích, điển cố)
* Nội dung:
Bài thơ cho thấy một tâm hồn thanh cao, uyên bác được thể hiện qua lối sống đạm bạc, thanh nhàn, qua đó cũng giúp ta hiểu được vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ.
* Nghệ thuật:
– Ngôn ngữ và hình ảnh thơ mộc mạc tự nhiên, giàu chất triết lý.
– Sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê, phép đối…
3. Kết bài
Mở rộng, liên hệ với cuộc sống hiện nay, kết luận.
II. Bài văn mẫuBình giảng bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm (Chuẩn)
Cuộc sống của mỗi con người như thế nào, ngoài những tác động bên ngoài, điều quan trọng quyết định cuộc sống nằm sâu bên trong mỗi cá nhân. Đó là họ lựa chọn thế nào thì cuộc sống của họ như thế. Ta có thể bắt gặp nhiều những lối sống giàu sang phú quý, nhưng cũng không ít gặp lối sống bình dị, thanh cao. Nguyễn Bỉnh Khiêm – một nhà thơ nổi tiếng của dân tộc ta đã chọn một cuộc sống bình yên, thôn dã bỏ qua danh lợi tầm thường. Những bài thơ của ông đều thể hiện rõ điều đó, trong đó có bài thơ “Nhàn” – bài thơ thật nhẹ nhàng mà đặc sắc đến lạ thường.
“Nhàn” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú, ra đời trong khoảng thời gian Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cáo quan về quê ở ẩn. Mở đầu tác phẩm, nhà thơ mở ra trước mắt chúng ta cuộc sống lao động nơi thôn quê thật bình dị, nhẹ nhàng, khác hẳn chốn quan trường xô bồ, bát nháo đầy ganh đua, tranh đấu:
“Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”
Xuất hiện trước mắt độc giả là những công cụ lao động giản dị ở nơi thôn quê: “mai, cuốc, cần câu”. Chỉ trong một câu thơ đầu, tác giả đã kết hợp đến ba biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, liệt kê, số từ “một”, qua đó ta đã thấy rõ được tâm thế của nhà thơ. Ông chọn cho mình một lối sống thanh nhàn giống như những người nông dân, với những công việc lao động, thú vui tao nhã bên ruộng vườn, ao cá…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu hoàn chỉnhBình giảng bài thơ Nhàn