Làm gì khi thi trượt Đại học

 Mong mỏi được thi xong tốt nghiệp, rồi thi xong đại học. Sau những chặng đường đó đã bao giờ bạn tự mình đặt ra câu hỏi: “ sẽ làm gì nếu kết quả của kì thi không được  như những gì mình đã hy vọng?”

Đại học không phải là con đường duy nhất dẫn tới thành công, đại học chỉ là con đường nhanh nhất. Có rất nhiều nhân vật trên thế giới trở nên giàu có và nổi tiếng mà không có bằng đại học phải kể đến như Sean Connery, Mark Zuckerberg, Will Smith, Steve Jobs..hoặc ngay đâu đó xung quanh bạn, họ có thể không thành công về tài chính nhưng thật sự họ đã có nhiều thứ còn quan trọng hơn, chính là kinh nghiệm là kỹ năng mà con đường đại học không thể đem lại.

Tham khảo một số ý kiến của các chuyên gia tâm lý trong và ngoài nước nói chung, chuyên gia tâm lý Thành Đạt xin trích ra một số ý kiến để các bạn có thể tham khảo dưới đây:

Trượt Đại học có thể là cú vấp ngã lớn trong cuộc đời bạn, nhưng nó là cú ngã để giúp bạn đứng lên và trưởng thành hơn. Đại học là một con đường ngắn để dẫn đến thành công, nhưng không có nghĩa là những con đường khác không dẫn bạn đến nơi đó.

Điều khó khăn bạn vấp phải đầu tiên sau khi trượt Đại học đó là đối mặt với bố mẹ hoặc bạn bè nhìn một cách ái ngại. Lúc ấy sự thay đổi về tâm lý của bố mẹ dành cho bạn là điều không thể tránh khỏi. Điều bạn cần làm đó là tâm sự với bố mẹ và lấy lại sự tin tưởng của họ bằng cách cho họ thấy được những con đường khác mà bạn có thể đi và Đại học không phải là con đường duy nhất.

Điều thứ hai là hãy cho phép bạn buồn một chút. Trượt Đại học chẳng ai là không buồn cả, bạn có thể khóc vì khóc giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn, có thể tìm cho mình một khoảng lặng, có thể đi du lịch… Nhưng điều quan trọng là bạn phải đứng dậy sau vấp ngã ấy chứ không phải nằm lì ở nhà và buông xuôi số phận.

Điều thứ ba mà bạn phải đối mặt đó là trả lời cho câu hỏi “Con đường riêng của bạn sẽ là gì?”. Và để đi được trên con đường đó thì bạn cần phải có: đam mê, sở thích và tài năng. Bạn phải xác định được đam mê của bạn trong cuộc sống này là gì, đừng để đam mê chỉ là thỏa mãn sở thích của bạn mà hãy biến nó thành công cụ kiếm tiền, bạn có thể dùng số tiền đó để nuôi lớn những  đam mê khác và nuôi sống bản thân mình.

Hãy luôn là chính mình, bạn hãy đối mặt với sự thật mà đừng lảng tránh. Có sao đâu, bạn vẫn là bạn đúng như một ngày trước với đầy đủ tính cách tốt đẹp. Bạn không hề thay đổi dù kết quả các kỳ thi có thế nào. Bạn cũng đã có những lúc buồn phải không? Lúc đó bạn sẽ làm gì? Hơn ai hết bạn biết điều gì có thể làm mình vui lên.

Một kỳ thi không thể quyết định cuộc đời bạn. Không ai có thể thành công tất cả các kỳ thi kể cả vĩ nhân, quan trọng là họ vượt qua thế nào. Nhà bác học như Anhxtanh hay Thô-mát Ê-đi-sơn cũng từng bị nhận xét là nghịch ngợm và không có năng lực. Nhưng họ không bị đánh gục. Không kì thi nào có thể quyết định cuộc đời bạn, chỉ là bạn có chấp nhận điều đó hay không mà thôi. Chẳng lẽ tất cả những người trượt đại học đều thất bại và người đỗ đều thành công. Không phải vậy, bạn có rất nhiều ví dụ phải không? Vậy tại sao bạn không tự quyết định cuộc đời của mình một cách tích cực hơn.

Kinh nghiệm của người đi trước cùng cảnh ngộ: Bạn hãy tìm những người đã trượt đại học mà đang thành công để tìm kiếm những lời khuyên. Bạn lưu ý chỉ có những người đã vượt qua mới có thể giúp bạn lời khuyên thiết thực. Họ cũng đã vào hoàn cảnh của bạn bây giờ và họ đã vượt qua. Bạn không nên học những người gục ngã.

Bạn cũng có thể tìm kiếm trên mạng vô số câu chuyện giống như câu chuyện của bạn vì số người trượt đại học không ít hơn số người đỗ. Bạn sẽ nhận thấy đa phần mỗi người đều tìm được con đường của mình.

Có những “ plan” cho mình: Bây giờ bạn cần có kế hoạch cho mình, tuyệt đối không để mình rơi vào nhàn rỗi. Bạn cần tìm ra điểm mạnh nhất của mình. Việc chọn ngành học bao giờ cũng quan trọng vì nó sẽ là cuộc đời bạn. Bạn không thể chỉ vì để vào đại học mà chọn những ngành học mà không thực sự phù hợp. Bạn có thể tham khảo bố mẹ xem với tính cách của mình thì nên học ngành nào. Nếu bạn không thực sự xuất sắc, bạn nên quan tâm là ngành đó có nhu cầu trong xã hội hay đang quá đông người theo học không?

Ngoài ra, truyền thống gia đình cũng là điều đáng lưu ý. Nếu bạn theo nghề truyền thống, khả năng thành công của bạn sau này cũng sẽ cao hơn.

Một số sự lựa chọn khác cho bạn:

Học để thi lại: Nếu bạn thấy kết quả thi không đúng như sức học của bạn hoặc bạn bị ốm hay không thể tập trung trong kỳ thi vừa qua, có thể bạn đi lạc đường nên đến trường thi muộn, vì một lý do nào đó, thì ôn luyện là giải pháp tốt nhất. Rất nhiều sinh viên Châu Âu dừng học một năm để hoạt động xã hội và bạn có cơ hội làm điều này. Bạn có thể vừa ôn luyện vừa tìm một công việc xã hội mà bạn thích. Nó sẽ giúp ích cho bạn.

Tìm một trường cao đẳng hay trung cấp: Nếu bạn không thực sự giỏi, tốt nhất bạn nên học cao đẳng hay trung cấp. Thời gian học tập của bạn sẽ nhanh hơn và sẽ chỉ tập trung vào thực hành. Rất nhiều doanh nghiệp chỉ tuyển trung cấp hay cao đẳng vì họ tin rằng các sinh viên này chịu khó và có kỹ năng tốt hơn. Bạn ra trường sớm hơn có nghĩa là sẽ có nhiều năm kinh nghiệm hơn.

Học nghề: Nếu bạn cảm thấy chán ngấy những lý thuyết khô khan thì học nghề là lựa chọn tốt. Có thể bạn học tại một trường đào tạo nghề hoặc xin vào học việc tại các doanh nghiệp. Bạn nên nhớ là lương của thợ bậc cao bây giờ cao hơn lương của giáo sư đại học và bạn có thể tránh xa các bệnh văn phòng.

Để có thể chia sẻ những băn khoăn, cùng vạch ra những định hướng tương lai cho chính mình tốt nhất. Bạn gọi tới tổng đài tư vấn tâm lý Thành Đạt 19006222, bạn sẽ nhận được những tư vấn của các chuyên gia tâm lý Thành Đạt.

Back to top button