Lớp 8

Sự Oxi hoá là gì, Phản ứng Hoá hợp là gì, Ứng dụng của Oxi và bài tập – hoá 8 bài 25

Ở bài trước, các em đã học về tính chất hoá học của oxi, đã biết Oxi phản ứng với hầu hết các kim loại và rất nhiều phi kim, quá trình Oxi tham gia các phản ứng hoá học đó được gọi là sự Oxi hoá.

Vậy sự Oxi hoá là gì, cụ thể như thế nào? phản ứng của oxi với kim loại và phi kim là phản ứng hoá hợp hay là một loại phản ứng nào khác? chúng ta cùng đi tìm lời giải đáp qua bài viết này nhé.

I. Sự Oxi hoá là gì?

–Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất (có thể là đơn chất hoặc hợp chất).

Ví dụ: Sự Oxi hoá

2Cu + O2

2CuO

2Mg + O2

2MgO

CH4+ 2O2

CO2↑+ 2H2O

2H2+ O2

2H2O

II. Phản ứng hoá hợp là gì?

– Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Ví dụ:Phản ứng hoá hợp

4P + 5O2→ 2P2O5

4Fe(OH)2+ O2+ 2H2O → 4Fe(OH)3

Ví dụ:Phản ứng sau KHÔNG PHẢI phản ứng HOÁ HỢP (do có 2 chất mới được tạo thành).

2H2S + 3O2→ 2SO2 + 2H2O

CH4 + 2O2

CO2+ 2H2O

III. Ứng dụng của Oxi

– Oxi có 2 lĩnh vực ứng dụng quan trọng đó là dùng cho sự hô hấp và sự đốt nhiên liệu:

1. Ứng dụng của Oxi qua Sự hô hấp

– Oxi cần thiết cho sự hô hấp của người và động, thực vật.

– Những phi công, thợ lặn, thợ chữa cháy,… thở bằng oxi đựng trong các bình đặc biệt.

2.Ứng dụng của Oxi qua quasự đốt nhiên liệu

– Các nhiên liệu cháy trong oxi tạo nhiệt độ cao hơn trong kk

– Trong công nghiệp sx gang thép, người ta thổi khí oxi để tạo ra nhiệt độ cao, nâng hiệu suất và chất lượng gang thép.

– Chế tạo mìn phá đá

– Oxi lỏng dùng để đốt nhiên liệu trong tên lửa.

IV. Bài tập về Oxi

Bài 1 trang 87 SGK hoá 8:Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Một chất mới, sự oxi hóa, đốt nhiên liệu, sự hô hấp, chất ban đầu

a)Sự tác dụng của oxi với một chất là …

b)Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có … được tạo thành từ hai hay nhiều …

c)Khí oxi cần cho … của người động vật và cần để … trong đời sống và sản xuất.

* Lời giảibài 1 trang 87 SGK hoá 8:

a)Sự tác dụng của oxi với một chất làsự oxi hóa.

b)Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ cómột chất mớiđược tạo thành từ một hay nhiều chất ban đầu.

c)Khí oxi cần chosự hô hấpcủa người và động vật cần đểđốt nhiên liệutrong đời sống và sản xuất.

Bài2 trang 87 SGK hoá 8:Lập phương trình hóa học biểu diễn phản ứng hóa hợp của lưu huỳnh với các kim loại magie Mg , kẽm Zn, sắt Fe, nhôm Al, biết rằng công thức hóa học các hợp chất tạo thành là MgS, ZnS, FeS, Al2S3.

* Lời giảibài 2 trang 87 SGK hoá 8:

– Các phương trình hóa học biểu diễn như sau:

Mg + S → MgS

Fe + S → FeS

Zn + S → ZnS

2Al + 3S → Al2S3

Bài 3 trang 87 SGK hoá 8:Tính thể tích khí oxi cần thiết để đốt cháy hoàn toàn lượng khí metan CH4có trong 1m3khi chứa 2% tạp chất không cháy (các thể tích đo ở đktc).

* Lời giảibài 3 trang 87 SGK hoá 8:

– Trước hết ta quy đổi: 1m3= 1000dm3= 1000(lít).

– Trong 1m3có chứa 2% tạp chất nên lượng khí CH4có trong 1m3 là 100% – 2% = 98%

⇒ Lượng CH4 nguyên chất là:

1557978761b30yiqvh9q

– Phương trình hoá học của phản ứng:

CH4+ 2O2

CO2+ 2H2O

– Từ phương trình phản ứng trên, ta có: nO2= 2nCH4= 2.43,75 = 87,5 (mol).

⇒ VO2= 87,5.22,4= 1960 (lít).

Bài 4 trang 87 SGK hoá 8:

a)Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng đó khi cho một cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh rồi đậy nút kín.

b)Vì sao khi tắt đèn cồn người ta đậy nắp đèn lại?

* Lời giải bài 4 trang 87 SGK hoá 8:

a)Khi cho cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh và đậy nắp kín, ngọn lửa cây nến sẽ yếu dần rồi tắt, đó là vì khi nến cháy lượng oxi trong lọ sẽ bị giảm dần rồi hết, lúc đó nến sẽ bị tắt.

b)Khi tắt đèn cồn người ta đậy nắp đèn lại vì để ngăn không khí tiếp xúc với ngọn lửa đèn cồn nghĩa là không có oxi tiếp xúc cồn không cháy được nữa.

Bài 5 trang 87 SGK hoá 8:Hãy giải thích vì sao:

a)Khi càng lên cao thì tỉ lệ lượng oxi trong không khí càng giảm?

b)Phản ứng cháy của các chất trong bình chứa oxi lại mãnh liệt hơn trong không khí?

c)Vì sao nhiều bệnh nhân bị khó thở và những người thợ lặn làm việc lâu dưới nước … đều phải thở bằng khí oxi nén trong bình đặc biệt?

* Lời giải bài 5 trang 87 SGK hoá 8:

a)Khi càng lên cao tỉ lệ lượng khí oxi trong không khí càng giảm là vì khí oxi năng hơn không khí.

b)Phản ứng cháy của các chất trong bình chứa oxi mãnh liệt hơn trong không khí là vì ở trong khí oxi, bề mặt tiếp xúc của chất cháy với oxi lớn hơn nhiều lần trong không khí.

c)Bệnh nhân khó thở và người thợ lặn làm việc lâu dưới nước phải thở bằng khí oxi vì khi oxi cần cho sự hô hấp để oxi hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể người sinh ra năng lượng để duy trì sự sống của cơ thể.

Hy vọng với bài viết vềSự Oxi hoá , Phản ứng Hoá hợp, Ứng dụng của Oxi và bài tập ở trên giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button