Đối với một người mới, việc so sánh tỷ lệ khung hình với độ phân giải liên quan đến rất nhiều con số. 1,33:1, 1,56:1 hay 2,55:1, chúng khác gì nhau?
Chính xác thì tất cả những con số này có ý nghĩa gì? Cùng đọc và tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Sự khác biệt giữa tỷ lệ khung hình và độ phân giải là gì?
Hai khái niệm này thường bị nhầm lẫn với nhau vì cả hai đều đề cập đến kích thước khung hình. Độ phân giải của clip mô tả khu vực nằm trong giới hạn của nó theo pixel.
Đoạn phim có chiều dài 1920 pixel và chiều rộng 1080 pixel được biểu thị bằng độ phân giải 1920 x 1080. Tỷ lệ khung hình được lấy từ giá trị này. Tỷ lệ giữa 1920 và 1080 là 16:9, cặp số rất quen thuộc, đúng không?
Các độ phân giải video phổ biến khác bao gồm:
- 640 x 480 (còn được gọi là độ phân giải chuẩn)
- 1280 x 720 (thường được gọi là “720p”)
- 1440 x 900 (được đặt tên kỹ thuật là WXGA+)
- 2048 x 1152 (còn được gọi là 2K)
- 3840 x 2160 (thường được gọi là 4K)
Các tỷ lệ khung hình phổ biến là:
- 4:3: Đây là tiêu chuẩn NTSC/PAL ban đầu.
- 16:9: Video HD màn hình rộng, chẳng hạn như 1080 x 1920 hoặc 1280 x 720.
- 8:5: Tỷ lệ này xuất hiện trên hầu hết các màn hình máy tính hiện đại.
Frame aspect ratio và Pixel Aspect Ratio
Frame aspect ratio rất đơn giản và dễ hiểu. Nó chính là tỷ lệ khung hình.
Ví dụ, nếu tỷ lệ khung hình của một bản dựng trong Premiere là 4:3 và bạn kéo một clip có tỷ lệ 16:9 vào timeline, thì bản thân clip đó vẫn sẽ ổn, mặc dù hơi không khớp hoàn toàn. Nó có thể được thu nhỏ lại hoặc bạn có thể cắt bớt để clip lấp đầy toàn bộ màn hình. Việc cắt (crop) mở đường cho quá trình ghép, scan và các công cụ khác mà bạn có thể sử dụng để làm cho dự án của mình trở nên nổi bật.
Pixel aspect ratio (tỷ lệ khung hình pixel) là một vấn đề hơi khác. Frame aspect ratio tính đến toàn bộ khung hình, còn trong Pixel aspect ratio, đối tượng được nhắm đến chính là bản thân các pixel.
Pixel vuông và tỷ lệ khung hình pixel
Những người sử dụng Photoshop hoặc bất kỳ loại chương trình chỉnh sửa video nào có thể đã bắt gặp thuật ngữ “pixel vuông” (square pixel) một hoặc hai lần. Tuy nhiên, có phải tất cả các pixel đều là hình vuông không?
Trong một thế giới hoàn hảo, điều này là đúng. Tuy nhiên, thực tế mọi thứ lại không được như vậy. Theo Adobe, sự khác biệt này xảy ra khi tiêu chuẩn của chương trình chỉnh sửa cho tỷ lệ khung hình này hoặc tỷ lệ khung hình khác không giống với tiêu chuẩn mà cảnh phim nguồn tuân theo, xét về số lượng pixel mỗi khung hình cần phải chứa.
Ví dụ, cảnh quay với tỷ lệ 4:3 được quay theo quy ước DV NTSC sẽ có chiều rộng và chiều cao tương ứng là 720 x 480 pixel. Tuy nhiên, trong một số chương trình, tiêu chuẩn này sẽ thay đổi – ví dụ thành 640 x 480. Khi những tỷ lệ này cùng kết hợp, sự điều chỉnh sẽ diễn ra.
Các chương trình như Premiere thực hiện điều chỉnh bằng cách bóp hoặc kéo dài hình ảnh. Do đó, cấu hình ban đầu của “pixel” cũng bị kéo dài theo. Tỷ lệ giữa kích thước của pixel gốc và số pixel thực mới được tạo ra mà hình ảnh gốc hiện đang chiếm giữ kết hợp với nhau để tạo ra tỷ lệ khung hình pixel cuối cùng của hình ảnh.
Theo một nghĩa nào đó, hầu hết các cảnh quay gốc, nguyên bản đều có thể được coi là có các pixel vuông. Việc chuyển đổi chỉ diễn ra khi bạn đưa cảnh phim này vào chương trình chỉnh sửa. Khi cảnh quay NTSC trải qua quá trình này, không có gì thay đổi về chiều cao. Tuy nhiên, chiều dài 720 pixel của nó giờ chỉ còn diện tích tương đương với 640 pixel thông thường. Trái ngược hoàn toàn với mảng pixel vuông hoàn hảo ban đầu, giờ đây các pixel sẽ hẹp hơn so với trước.
Bất kỳ ai đã từng gặp vấn đề với hiện tượng hình ảnh hoặc video clip bị méo sẽ vui mừng khi biết rằng, điều này xảy ra thường chỉ là do tỷ lệ khung hình pixel của clip. Thu hẹp sự chênh lệch và điều chỉnh cảnh quay cho phù hợp thường sẽ là một cách khắc phục nhanh chóng và hiệu quả.
Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)