sRGB là viết tắt của Standard Red Green Blue và là một color space (hệ màu/không gian màu), hay một tập hợp các màu cụ thể, được tạo ra bởi HP và Microsoft vào năm 1996 với mục tiêu chuẩn hóa các màu sắc được thể hiện bởi những thiết bị điện tử.
sRGB là hệ màu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay và hiện được dùng cho Windows, hầu hết các trình duyệt web, cùng gần như tất cả mọi game trên máy tính bảng và PC, trừ khi chúng là HDR.
Khi tìm kiếm màn hình chơi game, TV tốt nhất hoặc thiết bị điện tử khác, bạn có thể nhận thấy một sản phẩm tuyên bố sẽ bao phủ một tỷ lệ nhất định của hệ màu sRGB.
Điều này cho bạn biết bao nhiêu không gian màu sRGB mà màn hình có thể tái tạo (về mặt lý thuyết, kết quả thực tế cần được kiểm chứng qua thử nghiệm).
Màn hình hoặc gam màu của thiết bị khác cho bạn biết thiết bị có thể tái tạo hệ màu không hoặc những hệ nào và bao nhiêu phần của (các) hệ màu nói trên thiết bị có thể tái tạo (trong khoảng từ 0% đến 100% hoặc thậm chí lớn hơn). Bên cạnh sRGB, còn có các hệ màu phổ biến khác bao gồm Adobe RGB và DCI-P3, cả hai đều lớn hơn hoặc bao gồm nhiều màu hơn so với sRGB.
Chuẩn sRGB
Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (International Electrotechnical Commission – IEC) đã tiêu chuẩn hóa sRGB vào năm 1999. Hệ màu có thể được xác định bằng hình tam giác của nó trên Sơ đồ sắc độ XY CIE 1931 được tạo bởi Ủy ban Chiếu sáng Quốc tế (International Commission on Illumination – CIE).
Sơ đồ sắc độ CIE 1931 XY được chia sẻ qua BenQ dưới đây thể hiện đầy đủ các màu mà mắt người có thể nhìn thấy. Trong phạm vi màu đó là một hình tam giác màu trắng, phác thảo các màu mà tiêu chuẩn sRGB yêu cầu.
Ví dụ, nếu bạn cố gắng xem một hình ảnh có các màu bên ngoài tam giác đó trên màn hình sRGB, thì các màu bổ sung khác đó sẽ trông không chính xác và không bão hòa. Những hệ màu phổ biến khác cũng được xác định trong sơ đồ dưới đây.
Hệ màu xác định phạm vi màu của chúng thông qua các tọa độ cụ thể trên biểu đồ sắc độ ở trên. Tọa độ cho màu sRGB dựa trên tiêu chuẩn BT.709 của Liên minh Viễn thông quốc tế (International Telecommunication Union Radiocommunication Sector- ITU-R), còn có tên là Rec .709 và ITU 709, được tạo cho HDTV.
Dưới đây là các tọa độ màu cho hệ màu sRGB:
Trục X | Trục Y | |
Đỏ | 0.64 | 0.33 |
Xanh lục | 0.3 | 0.6 |
Xanh lam | 0.15 | 0.06 |
Điểm trắng, còn được gọi là D65 hoặc CIE Illuminant D65 | 0.3127 | 0.329 |
sRGB sử dụng màu 8-bit. Tiêu chuẩn sRGB cũng sử dụng giá trị gamma là 2,2.
sRGB so với DCI-P3
Trong khi sRGB được coi là tiêu chuẩn, thì các hệ màu khác cũng có thể được sử dụng. Ví dụ, Adobe RGB, mặc dù không phải là tiêu chuẩn quốc tế, nhưng lại phổ biến trong các môi trường chuyên nghiệp vì nó cung cấp nhiều màu sắc hơn và được tạo ra bởi Adobe, mang lại sự hấp dẫn đối với người dùng phần mềm như Adobe Photoshop. DCI-P3 là một hệ màu phổ biến khác tương tự như Adobe RGB về những màu sắc mà nó bao phủ, nhưng nhắm mục tiêu đến video và được tiêu chuẩn hóa quốc tế.
DCI-P3 và Adobe RGB tương tự nhau và đều lớn hơn (bao gồm nhiều màu hơn) so với sRGB. Chính xác là màn hình DCI-P3 có gam màu rộng hơn 25% so với màn hình sRGB. Một sự khác biệt khác giữa sRGB và DCI-P3 nằm ở chỗ DCI-P3 có thể xử lý màu 10-bit, yếu tố then chốt cho nội dung HDR.
Nói về HDR, DCI-P3 cũng là hệ màu mà nội dung HDR sử dụng, vì vậy nếu muốn sở hữu màn hình hoặc màn hình HDR tốt nhất, bạn nên tìm tùy chọn có phạm vi DCI-P3. Phạm vi bao phủ đầy đủ của sRGB sẽ không miêu tả chính xác hoàn toàn định dạng. Nếu bạn xem nội dung HDR trên màn hình sRGB, (giả sử màn hình đó hỗ trợ định dạng HDR), bạn sẽ không truy cập được đầy đủ các màu có sẵn trong phương tiện đó. Nhưng nếu bạn muốn có một màn hình HDR tốt cho phép bạn xem chính xác nội dung Windows và SDR, thì bạn nên đảm bảo rằng màn hình cũng có chế độ sRGB chính xác, nơi nó chuyển đúng gam màu sang phạm vi màu của sRGB.
Bài viết nhận thấy rằng đối với việc chơi game và giải trí SDR, việc cung cấp nhiều màu hơn so với yêu cầu của sRGB – cho dù bằng cách làm hệ màu sRGB quá bão hòa hay sử dụng DCI-P3 – có thể rất thú vị, ngay cả khi nó không hoàn toàn chính xác. Trên thực tế, nhiều màn hình được thử nghiệm hiện này cung cấp hơn 100% độ bao phủ của sRGB, làm cho nội dung được tạo trong hệ màu sRGB trông bão hòa hơn so với dự định của người tạo nội dung.
Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)