Soạn giản lược bài vợ nhặt

Soạn văn 12 bài Vợ nhặt giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn

Phần luyện tập

Câu 1:

Bố cục: 4 phần

  • Phần 1 (từ đầu đến tự đắc với mình) : Tràng đưa người vợ nhặt về nhà.
  • Phần 2 (tiếp đến đẩy xe bò về): kể lại chuyện hai người gặp nhau và nên vợ nên chồng.
  • Phần 3 (tiếp đến nước mắt chảy ròng ròng): Tình thương của người mẹ nghèo khó.
  • Phần 4 (phần còn lại): niềm tin vào tương lai tươi sáng.

=> Mạch truyện sẽ được dẫn dắt hợp lý

Câu 2:

  • Sở dĩ người dân xóm ngụ cư và các nhân vật khác trong truyện như bà cụ Tứ, và cả bản thân Tràng đều đã ngạc nhiên vì Tràng có vợ giữa cảnh nạn đói đang đe dọa. Trong cảnh đói, Tràng “nhặt” được vợ là “nhặt” thêm một miệng ăn, cũng đồng thời là nhặt thêm tai họa cho mình. 
  • Tình huống truyện mà Kim Lân xây dựng vừa bất ngờ, vừa nghịch lí nhưng cũng vừa có lí ( nghịch lí là anh cu Tràng có vợ giữa những ngày đói, không biết có nuôi nổi mình không mà còn đèo bòng; có lí là vì đói nên anh cu Tràng kẻ tưởng chừng đã ế không lấy được vợ vì đói khát nên mới có vợ theo, cô vợ cũng chỉ vì đói nên theo Tràng)

=> Tác dụng của tình huống truyện: cho thấy thân phận buồn tủi của người lao động nghèo, bộc lộ tấm lòng người nông dân trong cảnh đời cơ hàn, đói khổ: giàu tình cảm, luôn khao khát hạnh phúc.

Câu 3:

Nhan đề “Vợ nhặt” thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm

  • Nhặt: thường đi với những thứ thừa, không ra gì
  • Thân phận con người rẻ rúng như rơm, rác, có thể nhặt được ở bất cứ đâu
  • Người ta hỏi cưới vợ, còn Tràng thì “nhặt vợ”

→ Hoàn cảnh sống khốn cùng, cực khổ

Câu 4:

Kim Lân đã có những phá hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng:

  • Ban đầu, Tràng còn phân vân, do dự, về sau cũng chậc lưỡi cho qua (đúng với ý đồ tác giả)
  • Lúc dẫn vợ về xóm ngụ cư, Tràng trở nên khác, phởn phơ lạ thường, môi cười tỉm tỉm, mắt sáng, mặt vênh tự đắc, cũng có lúc lúng ta lúng túng đi bên vợ
  • Niềm hạnh phúc khiến Tràng ý thức hơn về bổn phận, trách nhiệm bản thân (hắn thấy có bổn phận lo cho vợ con)

Câu 5:

Tâm trạng bà cụ Tứ buồn vui lẫn lộn, bà buồn vì thấy thương và xót xa cho con trai mình. Bà vui vì con trai mình đã có vợ, nó yên bề nó đồng thời thương xót người phụ nữ cũng vì hoàn cảnh đói khát người ta mới lấy đến con trai mình, con trai mình mới có vợ. Thế nên ở bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới, bà cụ Tứ đã nhen nhóm cho các con niềm tin, niềm hi vọng: “Tao tính khi nào có tiền mua lấy con gà về nuôi, chả mấy mà có đàn gà cho xem”. Hình ảnh bà cụ Tứ là hiện thân của nỗi khổ cuộc sống. Người mẹ ấy đã nhìn cuộc hôn nhân éo le của con thông qua toàn bộ nỗi đau khổ của cuộc đời bà

Câu 6:

Đặc sắc nghệ thuật của truyện

  • Xây dựng tình huống truyện độc đáo
  • Sử dụng ngôn ngữ bình dân, tinh tế, có duyên
  • Nghệ thuật tả tâm lí tinh tế, đặc sắc

Phần luyện tập

Câu 1:

VD: chi tiết khiến em ấn tượng nhất đó chính là là chi tiết nồi cháo cám của bà cụ Tứ. Nồi cháo cám giữa ngày đói là phương tiện cứu đói bà dành và để đón con dâu. Nồi cháo cám là nồi cháo của tình thân, tình người , niềm tin và hy vọng điều này là một điểm sáng của tác phẩm chỉ qua chi tiết nhỏ mà thể hiện được tính cách của các nhân vật.

Câu 2:

Ý nghĩa đoạn kết truyện

  • Là diễn biến tất yếu xuất phát từ mâu thuẫn nội tại của chuyện: người dân lâm vào cảnh chết đói, đã đứng lên đấu tranh phá kho thóc Nhật
  • Nhân vật Tràng nghĩ tới lá cờ Việt Minh
  • Xuất phát từ quan điểm của phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa, nhân vật, hoàn cảnh, tính cách theo hướng vận động đi lên tươi sáng hơn
Back to top button