Soạn giản lược bài ôn tập phần Văn học

Soạn văn 12 bài Ôn tập phần Văn học giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn

Phần luyện tập

Câu 1:

Giá trị nhân đạo trong hai tác phẩm 

  • Tố cáo xã hội đã chà đạp lên nhân phẩm của con người và hiện thực tàn khốc, tình cảnh thảm hại của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945
  • Ca ngợi sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của Mị cùng A Phủ ngay cả khi họ bị chèn ép, chà đạp sống trong gia đình không có tình người và bản chất tốt đẹp, sức sống kì diệu của Tràng, của thị, của bà cụ Tứ
  • Nỗi xót xa, đau đớn của tác giả khi chứng kiến hiện thực tăm tối của xã hội lúc bấy giờ
  • Mở ra con đường giải thoát nhân vật của mình khỏi hoàn cảnh tăm tối, tù túng và cái chết đeo đuổi là đi theo cách mạng.

Câu 2:

a) Giống nhau 

  • Cùng ra đời vào nửa cuối những năm 60 của thế kỉ XX, khi cuộc chiến chống Mĩ của nhân dân ta đang diễn ra gay go và ác liệt nhất
  • Cả hai tác phẩm đều viết về chủ đề chủ nghĩa anh hùng cách mạng với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn thế hiện qua truyền thống từ gia đình, bản làng và sự tiếp nối của các thế hệ đi kháng chiến cũng như những phẩm chất của con người ở hai mảnh đất này.
    • Chủ đề của tác phẩm: Viết về những người anh hùng cách mạng thời kì chống Mĩ khốc liệt
    • Nhân vật: Những người anh hùng mang số phận và phẩm chất của cả cộng đồng, đại diện cho dân tộc (Tnú, Chiến và Việt)
    • Con người: Được khai thác ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân (Cả Tnú, Chiến và Việt đều đi chiến đấu để trả thù cho gia đình, bảo vệ đất nước, bình yên cho buôn làng)

b. Khác nhau:

Ở rừng xà nu: Xây dựng kết cấu truyện lồng truyện: chuyện của một đời người được kể trong một đêm, lối kể khan đặc trưng của người Tây Nguyên đã tạo ra một không khí sử thi mang đậm màu sắc của núi rừng. Cũng từ trong không khí ấy, Tnú bước ra như một người anh hùng trong sử thi. Chính vì thế, giữa Tnú và người được nghe kể chuyện có một khoảng cách – khoảng cách sử thi.

Ở những đứa con trong gia đình: Câu chuyện được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật Việt khi bị thương nằm lại chiến trường, biến câu chuyện trở thành một cuốn hồi kí, chân thực, sống động. Tác phẩm cũng mang đậm màu sắc Nam Bộ trong ngôn ngữ, hành động, những điệu hò…Nhân vật được xây dựng không phải là người anh hùng sử thi bước ra từ trong trang sách mà là những người anh hùng đời thường, gần gũi, vẫn rất ngây thơ, lộc ngộc và hồn nhiên.

Câu 3:

Tình huống truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”

  • Xây dựng qua việc phát hiện ra những nghịch lý của Phùng –nghệ sĩ săn tìm cái đẹp bên bờ biển, ở tòa án huyện
  • Người nghệ sĩ phát hiện ra hiện thực trớ trêu, nghịch cảnh, chiếc thuyền đẹp như ngư phủ lại bước ra một người đàn bà xấu xí, cam chịu, lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ như cách giải tỏa
  • Nghịch lý người đàn bà hàng chài van xin được sống với người chồng vũ phu. Câu chuyện về cuộc đời đã giúp cho nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu “ngộ” ra những chân lí, sâu sắc về cuộc sống

Ý nghĩa:

  • Tư tưởng nghệ thuật: bên ngoài và bản chất đôi khi đối lập. Không phải lúc nào cái đẹp cũng thống nhất với cái Thiện, cần nhìn đa chiều
  • Người nghệ sĩ cần gần gũi với cuộc đời, cần rút ngắn khoảng cách giữa cuộc đời và nghệ thuật
  • Nghệ sĩ không nhìn về cuộc đời bằng con mắt đơn giản, dễ dãi, phải có tấm lòng, có can đảm, biết trăn trở về con người
  • Giá trị hiện thực: cuộc sống nghèo đói, tăm tối dẫn tới nạn bạo lực gia đình. Cần bảo vệ quyền sống của con người.
  • Giá trị nhân đạo: Sự chia sẻ cảm thông của tác giả với những số phận đau khổ tủi nhục của người lao động nghèo trong xã hội. Lên án, đấu tranh cái xấu, cái ác.

Câu 4:

Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ:

  • Cuộc sống của con người thật quý giá, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình muốn và theo đuổi còn quý giá hơn. Cuộc sống hỉ thực dự có ý nghĩa khi người ta được sống tự nhiên với sự hài hòa giửa tâm hồn và thể xác. 
  • Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý( thể hiện qua cuộc đối thoại với xác hàng thịt )

Câu 5:

Nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Số phận con người: 

  • Lời kể chuyện giản dị, sinh động, gần gũi đã tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn với người đọc về câu chuyện cuộc đời của những con người thời hậu chiến
  • Truyện đã miêu tả sâu sắc, tinh tế nội tâm và diễn biến tâm trạng nhân vật, từ đó người đọc có thể hình dung về thế giới nội tâm của những con người sau cuộc chiến.
  • Nhiều đoạn trữ tình ngoại đề gây xúc động mạnh cho người đọc. Vì đó là cảm xúc, nhận định và quan niệm của tác giả về số phận của những con người nhỏ bé, bất hạnh.

Ý nghĩa:

  • Con người bằng ý chí, nghị lực, niềm tin vào tương lai, cần vượt qua chiến tranh, bi kịch của số phận
  • Cảm thông, chia sẻ với những đau thương mất mát, di chứng chiến tranh, cùng những khó khăn trong cuộc mưu sinh thường nhật
  • Lên án bão tố chiến tranh phi nghĩa, sức tàn phá của nó
  • Khát vọng hòa bình, tin tưởng vào ý chí, nghị lực

Câu 6:

Truyện ngắn Thuốc phê phán căn bệnh gia trưởng, lạc hậu của người Trung Quốc bấy giờ, xót xa cho người làm cách mạng xa rời quần chúng

Đặc sắc nghệ thuật ở:

  • Cốt truyện đơn giản, không có những tình tiết gay cấn và sự việc cao trào song lại rất hàm súc.
  • Hình ảnh, ngôn từ giàu tính biểu tượng: hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người, nhan đề thuốc, hình ảnh con đường phân ranh giới giữa hai kiểu người chết, hình ảnh những cánh hoa trắng xếp thành vòng tròn trên mộ chiến sĩ Hạ Du…
  • Lối dẫn truyện nhẹ nhàng, tự nhiên mà sâu sắc đầy lôi cuốn. 

Câu 7:

Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả:

  • Ông lão là biểu tượng của con người phi thường chống lại định mệnh. Khi không một ai trong làng chài, trừ cậu bé Mondoli, tin rằng ông lão sẽ bắt được một con cá lớn thì chuyến ra khơi cuối cùng của ông lão đã chứng minh điều ngược lại.
  • Con cá kiếm : tượng trưng cho những khó khăn , thử thách của con người, của tự nhiên. Nó là thành quả lao động của con người, là khát vọng lí tưởng của con người, đồng thời là biểu tượng của cái đẹp. 
  • Đàn cá mập: tượng trưng cho những khó khăn, thử thách ngáng trở con đường vươn đến lí tưởng của con người. Nó là biểu tượng của cái xấu, cái tồi tệ, cái đáng lên án. Bọn tư sản chỉ biết cướp bóc không thành quả lao động của người lao động nghèo.
  • Biển: Một môi trường đầy khó khăn, thử thách. Biển là mẹ thiên nhiên kì vĩ, chứa đựng những khát vọng lớn lao của con người.
Back to top button