1. Nghe – nói
Kể những điều người thân đã nhắc nhở em khi gặp gỡ người khác.
Hướng dẫn:
- Ông bà, cha mẹ em thường hay nhắc nhở phải chào hỏi lễ phép khi gặp người lớn; biết giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn.
2. Viết
a. Viết một hoặc hai câu về bức tranh
b. Nghe – viết đoạn 2 trong bài Bập bênh.
c. Tìm đúng, tìm nhanh
Hướng dẫn:
a. Hai bạn nhỏ đang đi học giữa trời mưa. Bạn gái nói với bạn trai đi cùng ô để không bị mưa ướt.
b. Đoạn 2 bài Bập bênh:
Tay gió vẫy
Nắng lênh đênh
Bạn dềnh lên
Tôi nhún xuống
Ai cũng muốn
chơi bập bênh
Nhưng một mình
Đố chơi được.
c.
(2) Các từ có vần ao, au:
- Vần ao: cao, báo, thảo, trao,….
- Vần au: cau, rau, đau, ….
3. Đọc
a. Tìm đọc một bài thơi hoặc câu chuyện nói về trẻ em. Chia sẻ với bạn hoặc ngời thân về những điều em thích trong bài đọc.
b. Gợi ý bài đọc mở rộng: Bài học đầu tiên của gấu con
? Vì sao sóc ngạc nhiên khi nghe gấu con cảm ơn?
Hướng dẫn:
a. Bài thơ Trẻ con
Trẻ em như búp trên cành,
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan,
Chẳng may vận nước gian nan,
Trẻ em cũng bị bận thân cực lòng.
Học hành, giáo dục đã không,
Nhà nghèo lại phải làm công, cày bừa.
Sức còn yếu, tuổi còn thơ,
Mà đã khó nhọc cũng như người già!
Có khi lìa mẹ, lìa cha,
Đi ăn ở với người ta bên ngoài.
Vì ai mà đến thế này?
Vì giặc Nhật với giặc Tây bạo tàn!
Khiến ta nước mất, nhà tan,
Trẻ em cũng phải cơ hàn xót xa.
Vậy nên con trẻ nước ta
Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh!
Kẻ lớn cứu quốc đã đành,
Trẻ em cũng phải ra dành một vai.
Bao giờ đánh đuổi Nhật, Tây,
Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng.
(Hồ Chí Minh)
Em thích câu thơ:
Vậy nên con trẻ nước ta
Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh!
Kẻ lớn cứu quốc đã đành,
Trẻ em cũng phải ra dành một vai.
Bao giờ đánh đuổi Nhật, Tây,
Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng.
b. Vì gấu con va vào sóc nhưng lại nói cảm ơn mà không nói xin lỗi.