Lớp 9

Nghị luận xã hội Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Đề bài: Nghị luận xã hội Lời nói chẳng mất tiền mua , lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

nghi luan xa hoi loi noi chang mat tien mua lua loi ma noi cho vua long nhau

Nghị luận xã hội Lời nói chẳng mất tiền mua , lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

I. Dàn ý Nghị luận xã hội Lời nói chẳng mất tiền mua , lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau (Chuẩn)

1. Mở bài

Dẫn dắt vào câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”: Lời nói bản chất là một con dao hai lưỡi, nó có thể giúp ta tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp, nhưng cũng là lời nói nếu không biết cách ăn nói sẽ làm ta mất đi những mối quan hệ đó. Từ kinh nghiệm bao đời, ông cha ta đã đúc kết câu tục ngữ về lời ăn tiếng nói như “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

2. Thân bài

– Giải thích câu tục ngữ:
+ “Lời nói chẳng mất tiền mua”: lời nói là bản năng bẩm sinh, vốn có của con người, chúng ta không mất tiền để mua lời nói, lời nói là sở hữu cá nhân không ai có thể thay thế được…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Nghị luận xã hội Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau tại đây

II. Bài văn mẫuNghị luận xã hội Lời nói chẳng mất tiền mua , lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau (Chuẩn)

Từ khi còn là đứa trẻ lên ba, ai trong số chúng ta đều được học nói, bởi tiếng nói là cách thức phổ biến nhất, dễ dàng và đơn giản nhất để giao tiếp với mọi người. Chính vì vậy trong những cái quan trọng phải học, chúng ta phải học nói trước tiên, lời nói không chỉ để ta giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, nguyện vọng và ý kiến mà còn là công cụ hình thành nên mối quan hệ xã hội. Câu tục ngữ của ông cha ta từ xa xưa về cách sử dụng lời nói vẫn luôn đúng cho đến ngày nay “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, chúng ta luôn phải trao đổi và giao tiếp với nhau, thường xuyên phải sử dụng đến tiếng nói, lời nói mang nhiều sắc thái và ý nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích của người nói. Vậy làm sao để có thể sử dụng lời nói đạt được hiệu quả cao, đó là lí do ông cha ta để lại câu tục ngữ khuyên răn và nhắc nhở con cháu về cách sử dụng lời nói “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Tiếng nói là bản năng vốn có của con người, những người có khả năng nói được đều có thể tạo ra tiếng nói riêng của mình, “lời nói chẳng mất tiền mua” bởi tiếng nói là của bản thân ta, tự ta tạo ra chứ chẳng phải ai bán mà mua. Lời nói tuy chẳng mất tiền mua nhưng để tạo nên giá trị của lời nói lại phụ thuộc vào cách ăn nói của chúng ta, chính vì vậy mà phải “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Lời nói được sử dụng một cách khôn khéo, khéo léo, hợp tình hợp lý sẽ không chỉ giúp ta đạt được mục đích giao tiếp mà còn có hiệu quả cao. “Vừa lòng nhau” chính là sự phù hợp với từng hoàn cảnh, từng mối quan hệ và từng đối tượng mà sử dụng lời nói cho chuẩn xác, văn minh và lịch sự. Lời nói phản ánh trình độ văn hóa, nhân cách của con người chính vì vậy ta phải biết cách “lựa lời”, lựa chọn ngôn ngữ phù hợp với ngữ cảnh và suy nghĩ trước khi nói sẽ giúp ta luôn giữ được giá trị của lời nói cũng như nhân cách của mình. Có lời nói hay, dễ nghe nhưng cũng có lời nói thô tục, xúc phạm và thiếu văn hóa, khiến cho người nghe cảm thấy khó chịu. Trong một đám hiếu, có những người mang đến những lời động viên, an ủi kịp thời xoa dịu nỗi đau thương mất mát cho những người ở lại, thế nhưng cũng có những người lại mang đến lời nguyền rủa, trách móc, chửi bới. Một lời nói có thể trở thành nguồn cổ vũ, mang đến sức mạnh cho người khác, nhưng cũng chỉ một lời nói lại có thể vùi dập ý chí vươn lên của người khác.

Như vậy có thể thấy, lời nói có mang lại điều tốt đẹp hay không chính là do cách sử dụng của mỗi chúng ta, phải thường xuyên trau dồi vốn từ ngữ, thường xuyên giao tiếp để có kinh nghiệm hơn nữa trong việc sử dụng lời nói. Một mặt luôn hướng đến những lời hay ý đẹp, mặt khác chúng ta phải nhận thức rõ lời hay ý tốt không nhất định phải là những lời hoa mỹ, tâng bốc và nịnh hót, sáo rỗng. Những lời đó tuy đẹp nhưng chỉ đẹp về mặt hình thức còn bản chất thực sự lại là tiêu cực, phản ánh không đúng hiện thực và ý muốn của con người. Ngoài ra, ta phải biết sử dụng những lời phê phán, khiển trách và góp ý đúng lúc, đúng chỗ để tạo nên lời nói có ý nghĩa, giúp người khác nhận ra sai trái, khuyết điểm của mình để thay đổi. Lời nói có thể giúp ta khẳng định bản thân, có cho mình những mối quan hệ tốt đẹp nhưng cũng chính lời nói của ta hủy hoại nhân cách của bản thân ta, làm rạn nứt các mối quan hệ và mất lòng tin của mọi người.

Sống trong thời đại tiến bộ văn minh, để có thể chứng minh và khẳng định những giá trị của bản thân chúng ta phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc sử dụng lời nói. Chúng ta có quyền quyết định nhân cách và các mối quan hệ của mình, bằng cách sử dụng tiếng nói của mình, hãy thể hiện là một người có văn hóa, có nhân cách và đạo đức.

——————HẾT———————-

Lời nói là phương tiện giao tiếp đồng thời cũng là sợi dây gắn kết tình cảm giữa con người với con người. Bàn về lời nói, bên cạnh bàiNghị luận xã hội Lời nói chẳng mất tiền mua , lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau trên đây, các em có thể tham khảo thêm:Nghị luận về tác hại của việc nói dối, Nghị luận về hiện tượng nói tục chửi thề trong giới trẻ hiện nay, Nghị luận về câu nói: Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu tại TH Văn Thủy.

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button