Lớp 9

Nghị luận xã hội bàn về Cho và Nhận trong cuộc sống

Đề bài: Nghị luận xã hội bàn về Cho và Nhận trong cuộc sống

nghi luan xa hoi ban ve cho va nhan trong cuoc song

Nghị luận xã hội bàn về Cho và Nhận trong cuộc sống

I. Dàn ý nghị luận xã hội bàn về Cho và Nhận trong cuộc sống (Chuẩn)

1.Mở bài

– Giới thiệu về cho và nhận trong cuộc sống

2. Thân bài

a. Giải thích
– Cho: Ban tặng, sẻ chia, chuyển những thứ thuộc quyền sở hữu của mình sang cho người khác mà không đổi lấy thứ gì.
– Nhận: Lấy về cái được cho, được ban tặng.
-> Cho và nhận là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay.
-> Cho và nhận có mối quan hệ mật thiết với nhau…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý nghị luận xã hội bàn về Cho và Nhận trong cuộc sống tại đây.

II. Bài văn mẫuNghị luận xã hội bàn về Cho và Nhận trong cuộc sống (Chuẩn)

“Nếu là con chim chiếc lá
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

Chắc hẳn những câu thơ trên đều quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Chỉ qua bốn dòng thơ ngắn gọn nhưng nhà thơ Tố Hữu đã truyền tải được thông điệp về mối quan hệ nhân quả giữa cho và nhận. Vậy các bạn suy nghĩ như thế nào về mối quan hệ này trong cuộc sống hiện nay?

Cho và nhận đã trở thành truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân ta từ bao đời nay. Cho là ban tặng, sẻ chia, chuyển những thứ thuộc quyền sở hữu g đổi lấy bất cứ thứ gì. Nhận là lấy về cái được cho, được ban tặng. Hai hành động ấy có mối quan hệ mật thiết, khăng khít và có tác động qua lại lẫn nhau. Chúng ta có thể cho đi và nhận lại cả những giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Sự cho đi được thể hiện qua các hành động quyên góp ủng hộ đồng bào những nơi gặp thiên tai, khó khăn. Đó là việc mua ủng hộ hội người khuyết tật những chiếc bút hoặc những gói tăm mà họ tự làm. Ngay cả việc chúng ta chia đôi cái bánh cho bạn bè trong cơn đói cũng là một biểu hiện của sự cho đi. Những hành động nhỏ nhặt nhưng lại có ý nghĩa vô cùng to lớn, thể hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta. Nó xuất phát từ sự tự nguyện và tấm lòng của mỗi con người. Ngoài những thứ vật chất, chúng ta còn có thể sẻ chia với người khác những nỗi buồn đau, mất mát mà họ gặp phải. Một sự im lặng đồng cảm hay những lời an ủi, động viên sẽ khiến người bên cạnh cảm thấy vơi bớt đi phần nào nỗi buồn.

Khi chúng ta cho đi cũng là lúc chúng ta được nhận lại. Khi cho đi một thứ gì đó không nhất thiết chúng ta phải được nhận lại những thứ giống như thế. Chúng ta cho đi vật chất không có nghĩa là chúng ta sẽ nhận lại được những thứ vật chất. Điều chúng ta nhận lại có thể là một lời cảm ơn chân thành, một nụ cười hay một cử chỉ ấm áp cũng khiến chúng ta vui lòng. Sự cho đi bắt nguồn từ tình yêu thương, từ sự chân thành của mỗi cá nhân không vì mục đích vụ lợi. Ai đó đã từng nói rằng yêu thương cho đi là yêu thương giữ được mãi mãi, một hành động nhỏ của sự cho đi cũng đủ khiến người ta nhớ mãi.

Khi ai đó gặp phải những chuyện không vui, bạn đến chia sẻ, động viên sẽ giúp tâm trạng của họ trở nên tốt hơn. Và khi bạn gặp phải chuyện buồn cũng vậy, có ai đó lắng nghe, an ủi cũng khiến bạn cảm thấy mình không hề cô đơn. Những thùng mì tôm, những bao gạo chúng ta ủng hộ đồng bào bị thiên tai là một nghĩa cử cao đẹp của sự cho đi. Một mẩu bánh mì mà những đứa trẻ nghèo chia sẻ cho nhau cũng khiến chúng ta cảm thấy ấm lòng vì sự cho đi luôn tồn tại trong cuộc sống này. Không nhất thiết những thứ mang cho người khác phải là những thứ quý giá, cao sang mà đó có thể là chiếc bánh, gói mì, những bộ quần áo không mặc đến,… Chắc hẳn mỗi chúng ta đều biết đến chương trình “Điều ước thứ 7”, đây là chương trình giúp nhân vật chính trong mỗi tập thực hiện ước mơ của mình. Đó là ước mơ trở thành kĩ sư của em Sùng A Dí, ước mơ gặp lại gia đình người thân trong nhiều năm xa cách, ước mơ được gặp em trai của bạn Tạ Thành Công,… Nhắc đến hoàn cảnh của em Tạ Thành Công có lẽ mỗi chúng ta đều cảm thấy đau xót. Bố mẹ của Công bị chết cháy trong một vụ hỏa hoạn, em trai Tạ Công Minh bị viêm phổi nặng. Chương trình “Điều ước thứ 7” đã kết nối với những tấm lòng nhân ái muốn giúp đỡ, chia sẻ khó khăn cùng hai em. Ngoài số tiền quyên góp nhận được, hai em còn được hỗ trợ chi phí học tập đến năm 18 tuổi. Hàng năm các tổ chức vẫn thực hiện chương trình “Mùa đông ấm”, “Mùa đông cho em” nhằm quyên góp, ủng hộ thức ăn, quần áo, giày dép, sách vở cho các em dân tộc vùng cao bởi hòa cảnh các em ấy còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Những tấm lòng ấy thật đáng được trân quý.

Cho và nhận giúp con người gắn kết với nhau nhiều hơn, sống vị tha, nhân ái và biết yêu thương nhiều hơn. Những người biết cho đi sẽ được mọi người quý mến, ca ngợi. Cho và nhận như một vòng tuần hoàn luân chuyển. Có cho đi thì sẽ có nhận lại. Ngày hôm nay bạn cho đi thứ này thì ngày mai bạn sẽ được nhận lại thứ khác. Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn biết bao nếu chúng ta cho đi mà không cần nhận lại. Khi giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn, ta giúp đỡ họ mà chẳng cần họ đền đáp nhưng công ơn ấy sẽ được họ khắc ghi và nhớ mãi. Nếu dư dả, chúng ta có thể ủng hộ nhiều hơn một chút. Nhưng trong xã hội hiện nay, thật đáng buồn vẫn có những người sống mà chỉ muốn giữ cho riêng mình. Họ chỉ muốn nhận mà không muốn cho đi bất cứ thứ gì. Họ giàu có, nhiều của cải vật chất nhưng lại không muốn chia sẻ khó khăn với những người kém may mắn hơn mình. Có những người lại sống thu mình, vô cảm với nỗi đau của người khác. Cần phê phán những cá nhân có lối sống như vậy. Những cá nhân ấy cho rằng nếu mình san sẻ những gì mình có cho người khác thì bản thân sẽ bị thiệt thòi nên họ ích kỉ giữ làm của riêng.

Mỗi chúng ta hãy học cách cho đi từ những gì nhỏ bé nhất, học cách đồng cảm, sẻ chia để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn. Đừng tính toán thiệt hơn mà hãy cứ cho đi. Cứ cho đi rồi chúng ta sẽ được nhận lại nhiều hơn thế.

——————–HẾT——————-

Cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên tốt đẹp, ý nghĩa hơn nếu biết cách cho đi, biết san sẻ và lan tỏa những yêu thương. Khám phá thêm ý nghĩa của hành động cho đi, bên cạnhNghị luận xã hội bàn về Cho và Nhận trong cuộc sống, các em có thể tham khảo thêm:Nghị luận về câu nói Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình, Nghị luận về câu nói: Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc, Nghị luận về câu nói: Người hạnh phúc là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người khác, Nghị luận xã hội Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận.

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button