Tư vấn tuyển sinh

Khối N là gì? Gồm những môn nào, xét ngành nào, trường nào?

Đối với các sĩ tử sắp đối mặt với kỳ thi THPT Quốc gia, việc phải lựa chọn khối thi sao cho phù hợp là điều khiến nhiều thí sinh có phần bối rối và phân vân. Cần xác định rõ lợi thế của bản thân để lựa chọn khối thi và định hướng chính xác lối đi trong tương lai là điều vô cùng quan trọng. Hiện nay, nhiều thí sinh mong muốn xét tuyển bằng khối N. Tuy nhiên, lại chưa rõ khối N gồm những môn học nào cũng như cung cấp những ngành nào và cơ sở đào tạo nào đang xét tuyển khối này. Bài viết sau đây xin chia sẻ và giải đáp những thắc mắc liên quan đến khối N.

Khối N là gì?

Khối N là một trong số các khối thi năng khiếu. Là khối thi dành cho những bạn có khả năng về ca hát, sáng tác âm nhạc và khả năng chơi các nhạc cụ âm nhạc. Tuy nhiên nếu bạn không có những khả năng trên thì bạn hoàn toàn có thể có được thông qua quá trình rèn luyện. Vậy nên dù bạn có thiên phú về âm nhạc hay không thì cũng đừng nên bỏ lỡ khối thi này nếu bạn thực sự đam mê và muốn biến âm nhạc thành sự nghiệp của mình.

Khối N gồm những môn học nào?

Khối N gồm những ba môn Ngữ văn, môn Âm nhạc 1, môn Âm nhạc 2. Trong đó, điểm môn ngữ văn sẽ lấy từ điểm thi THPT Quốc Gia trong khi hai môn năng khiếu còn lại thí sinh phải dự thi tại cơ sở đào tạo mình đăng ký. Đối với các bạn chưa tốt nghiệp THPT, các bạn vẫn sẽ phải thi đầy đủ 3 môn bắt buộc bao gồm Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh cùng một bài thi tự chọn thuộc tổ hợp các môn khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc tổ hợp các môn khoa học xã hội (Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân). 

Đề thi những môn Năng khiếu âm nhạc sẽ do mỗi cơ sở đào tạo tự quyết định nhưng thường sẽ bao gồm những nội dung sau:

Môn xướng âm (nhân hệ số 1)

Thí sinh dự thi bốc thăm chọn 1 bài xướng âm trong một bộ đề thi của trường. Thí sinh được phép chuẩn bị trong 10 phút và sẽ xướng âm trước ban giám khảo để chấm điểm.

Khoi N 1
Hình thức thi các môn năng khiếu ra sao?

Môn Hát, Đàn (nhân hệ số 2)

Thí sinh sẽ được tự chọn một trong 2 phần thi sau:

  • Phần thi Hát (Nếu thí sinh không biết đàn): Thí sinh sẽ hát 2 bài tự chọn, phần đệm đàn piano do giảng viên của trường phụ trách.
  • Phần thi Đàn và Hát (nếu thí sinh có khả năng đàn tốt): Thí sinh hát 1 bài tự chọn có đệm đàn piano của giảng viên trường hoặc thí sinh vừa hát vừa đệm đàn. Sau đó thí sinh sẽ đàn 1 bài tự chọn trên một trong các nhạc cụ: piano, guitar, keyboard hoặc nhạc cụ dân tộc ( phần nhạc cụ thí sinh phải tự chuẩn bị, riêng piano nhà trường sẽ chuẩn bị sẵn)

Môn thanh nhạc (nhân hệ số 2)

Thí sinh dự thi sẽ hát 2 bài tự chọn từ trước có tính chất âm nhạc khác nhau với phong cách nhạc nhẹ nhàng.

Tổ hợp các môn thi khối N

Cụ thể các môn học trong các tổ hợp khối N như sau:

  • Khối N00 (Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2)
  • Khối N01 (Ngữ văn, Xướng âm, biểu diễn nghệ thuật)
  • Khối N02 (Ngữ văn, Ký xướng âm, Hát hoặc biểu diễn nhạc cụ)
  • Khối N03 (Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm, chuyên môn)
  • Khối N04 (Ngữ văn, Năng khiếu thuyết trình, năng khiếu)
  • Khối N05 (Ngữ văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu)
  • Khối N06 (Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm, chuyên môn)
  • Khối N07 (Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm, chuyên môn)
  • Khối N08 (Ngữ văn, Hòa thanh, Phát triển chủ đề và phổ thơ)
  • Khối N09 (Ngữ văn, Hòa Thanh, Bốc thăm đề – chỉ huy tại chỗ)

Các bạn có thể tham khảo chi tiết tại: Khối N00, N01, N02, N03, N04 gồm những môn nào và ngành nào? Điểm chuẩn và các trường đại học xét tuyển

Những ngành học nào xét tuyển theo khối N?

Có thể nhận ra rằng hầu hết các ngành thuộc nhóm ngành Nghệ thuật, mỹ thuật đều được xét tuyển theo khối N. Dưới đây là bảng thống kê chi tiết những ngành học thuộc các tổ hợp môn thi khối N:

Nhóm ngành Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên

Ngành Khối
Sư phạm âm nhạc N00, N01, N02

Nhóm ngành Nghệ thuật, mỹ thuật

Ngành Khối
Thanh nhạc N00, N01, N02
Piano N00
Âm nhạc học N00
Biểu diễn nhạc cụ truyền thống N00
Biểu diễn nhạc cụ phương Tây N04
Đạo diễn sân khấu N05
Diễn viên sân khấu điện ảnh N05
Diễn viên chèo N05
Diễn viên N05

Nhóm ngành Nhân văn

Ngành Khối
Quản lý văn hóa N00

Những trường đào tạo tuyển sinh theo khối N là những trường nào?

Để theo đuổi những ngành học trên thì có thể lựa chọn những trường đại học nào là thắc mắc chung của khá nhiều bạn học sinh. Có thể thấy hiện nay, ở nước ta đã có khá nhiều cơ sở đưa vào đào tạo các ngành học thuộc khối N. Cả 3 khu vực miền Bắc, Trung, Nam đều đã phát triển những cơ sở đào tạo này đem đến cho các thí sinh nhiều lựa chọn về địa điểm học tập. Cụ thể, sau đây là một số trường đào tạo các ngành khối N.

Khu vực miền Bắc

Trường Khối
Đại học Văn hóa Hà Nội N05
Đại học Sư phạm nghệ thuật trung ương N00
Đại học Văn hoá nghệ thuật Quân đội N02, N03

Khu vực miền Trung

Trường Khối
Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa N00

Khu vực miền Nam

Trường Khối
Nhạc viện TP HCM N00
Đại học Văn Lang N00
Đại học Nguyễn Tất Thành  N05
Đại học Sài Gòn  N02
Đại học Nguyễn Tất Thành N00, N01, N05
Đại học Trà Vinh N00

Các bạn có thể tham khảo tại: Khối N05, N06, N07, N08, N09 gồm những môn nào và ngành nào? Điểm chuẩn và các trường đại học xét tuyển

Một số điểm mới về hình thức tuyển sinh mới

Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã có những đổi mới như sau:

  • Hệ đại học 4 năm và trung cấp chuyên nghiệp 4 năm của Nhạc viện TP.HCM tuyển sinh không giới hạn độ tuổi.
  • Hệ trung cấp chuyên nghiệp hệ 6 năm tuyển sớm hơn 1 tuổi so với trước đây, từ 12-14 tuổi.
  • Hệ 7 năm cũng nới rộng độ tuổi hơn, từ 11-14 tuổi, tạo điều kiện cho học sinh khi vừa tốt nghiệp trung cấp thì đồng thời cũng tốt nghiệp lớp 12 để thi đại học luôn.
  • Hệ trung cấp 4 năm cũng hạ xuống 1 tuổi, thay vì trước đây quy định 16 tuổi, nay mở rộng cho tốt nghiệp THCS là 15 tuổi.
  • Tuyển thẳng các thí sinh có năng khiếu đã được chứng nhận, các nghệ sĩ, diễn viên, ca sĩ, vận động viên đã đoạt các giải thưởng.

Học khối N làm nghề gì?

Với khối học này, sau khi tốt nghiệp tùy thuộc vào năng lực và sở thích của cá nhân bạn có thể làm những công việc như sau:

  • Làm nhạc : Nhạc sĩ, nhà soạn nhạc.
  • Biểu diễn: Ca sĩ, nhạc công, người chỉ huy dàn nhạc, người hỗ trợ ca sĩ…
  • Xây dựng chương trình ca nhạc: nhà quảng cáo, nhà tài trợ…
  • Kinh doanh âm nhạc:nhà sản xuất, phòng thu âm, các hãng thu âm, các nhà cung cấp bán lẻ…
  • Làm việc trong cơ quan như đài truyền hình, cơ quan xuất bản âm nhạc…

Kinh nghiệm ôn thi và thi khối N

Khác với các khối thi khác, thay vì thi các môn như Toán, Lý,..bạn chỉ cần thi môn Ngữ Văn. Bên cạnh đó, bạn phải chuẩn bị thật kỹ để thi các môn thi năng khiếu tùy thuộc vào ngành học. Để thực hiện tốt phần thi khối N, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Thanh nhạc: Trước khi thi bạn nên tránh ăn những thực phẩm không phù hợp có thể làm lệch chất giọng vốn có. Nên khởi động thật tốt để giọng có thể mở ra hết mức. Ngoài ra, bạn nên lựa chọn bài hát phù hợp với bản thân, có độ khó nhất định, giai điệu hay.
  • Trang phục dự thi : Nên chọn trang phục đẹp, lịch sự phù hợp với nội dung thi.
  • Tài liệu: Lưu ý mang theo văn bản bài hát, nếu trình diễn cùng nhạc cụ thì phải tự mang theo nhạc cụ, thông báo cho giảng viên đệm đàn và tone về bài hát của mình trước khi hát.
  • Tâm lý : Giữ cho mình một tâm lý, thoải mái tự tin, tránh căng thẳng.

Cách thức đăng ký dự thi khối N

Thí sinh THPT 

Yêu cầu thí sinh phải chọn ít nhất 4 bài thi tất cả. Các môn thi khối N gồm 3 môn bắt buộc ( Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ) còn bài thi còn lại thuộc 1 môn trong bài thi tổ hợp môn. Thí sinh có thể đăng ký thi theo tổ hợp môn Khoa học tự nhiên (gồm ba môn: Vật lý, Sinh học và Hóa học) hoặc Tổ hợp môn Khoa học xã hội (gồm ba môn Lịch sử, Địa lý và GDCD).

Thí sinh hệ Giáo dục thường xuyên

Yêu cầu thí sinh phải chọn 3 bài. Gồm hai bài thi bắt buộc ( Toán và Ngữ văn) và một bài thi do thí sinh tự chọn thuộc tổ hợp môn Khoa học tự nhiên (gồm ba môn: Vật lý, Sinh học và Hóa học) hoặc Tổ hợp môn Khoa học xã hội (gồm ba môn Lịch sử, Địa lý và GDCD).

Thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT

Thí sinh chỉ cần đăng ký môn Văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và đăng ký môn năng khiếu âm nhạc tại trường.

Đối tượng dự thi khối N

Khối N là khối dành cho những có năng khiếu nghệ thuật và đam mê âm nhạc. Trước khi đăng ký khối thi này bạn có thể xem xét lại xem mình thực sự có thiên phú về âm nhạc hay không. Bởi, thiên phú, tài năng là một trong những yếu tố quyết định được sự thành công và phát triển của bạn sau này. Ngoài ra, sự thành công của người học còn phụ thuộc vào may mắn, sự nỗ lực, điều kiện…

Review khối N

Qua những thông tin trên cho thấy khối N là một năng khiếu đòi hỏi các thí sinh xét tuyển phải có thiên phú về âm nhạc. Tuy nhiên, nếu bạn hiện tại chưa có thiên phú hay được học bài bản về âm nhạc thì hãy bắt đầu rèn luyện và học tập ngay từ bây giờ. Bởi sự rèn luyện không nghỉ sẽ giúp bạn theo đuổi tất cả những gì bạn mong muốn. Bên cạnh sở hữu nhiều chuyên ngành thuộc nhóm ngành nghệ thuật, mỹ thuật thì các cơ sở đào tạo khối này cũng khá đa dạng và dàn trải trên cả nước. Vậy nên nếu bạn cảm thấy yêu thích và có nguyện vọng đăng ký vào khối thi này thì hãy ôn luyện thật tốt các môn học nằm trong tổ hợp nhé. Chúc các bạn sẽ lựa chọn đúng ngành học theo đam mê của bản thân và theo đuổi nó đến cùng.

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button