Tổng hợp

Hồ sơ, thủ tục nhận bảo hiểm xã hội 1 lần

Khi không tiếp tục tham gia BHXH được nữa, muốn hưởng BHXH một lần nhưng bạn không biết thủ tục như nào? Hồ sơ hưởng BHXH gồm những gì? Đừng vội lo lắng, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.

Thủ tục nhận bảo hiểm xã hội một lần
Thủ tục nhận bảo hiểm xã hội một lần

Theo Quyết định 777/QĐ-BHXH ban hành ngày 24/6/2019, có 8 đối tượng được hưởng BHXH một lần, cũng như hồ sơ đề nghị nhận BHXH 1 lần giữa người lao động Việt Nam và người lao động nước ngoài có sự khác nhau. Vì vậy, các bạn cần lưu ý để tránh nhầm lẫn:

Đối tượng hưởng BHXH 1 lần

  • Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
  • Chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện đối với lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
  • Ra nước ngoài để định cư.
  • Đang mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV/AIDS và một số bệnh khác.
  • Sĩ quan, quân nhân, chiến sĩ quân đội, công an; người làm công tác cơ yếu khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
  • Người tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng.
  • Đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam:
    • Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
    • Đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và một số bệnh khác.
    • Đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng không tiếp tục cư trú tại Việt Nam.
    • Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực mà không được gia hạn.

Hồ sơ đề nghị nhận BHXH 1 lần

Đối với người lao động là người Việt Nam

  • Sổ bảo hiểm xã hội (Nếu chưa biết số BHXH của mình thì bạn có thể tham khảo cách tra cứu mã số BHXH)
  • Bản chính Đơn đề nghị (Mẫu số 14-HSB).
  • Đối với người ra nước ngoài định cư: nộp thêm bản sao Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ:
    • Hộ chiếu do nước ngoài cấp.
    • Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài.
    • Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
  • Đối với người bị mắc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng: nộp thêm bản chính trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện tình trạng không tự phục vụ được. Nếu bị mắc các bệnh khác thì thay bằng bản chính Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên của Hội đồng giám định y khoa thể hiện tình trạng không tự phục vụ được.
  • Đối với người thanh toán phí giám định y khoa: nộp thêm bản chính hóa đơn, chứng từ thu phí giám định kèm theo bản chính bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định.
  • Đối với sĩ quan, quân nhân, chiến sĩ quân đội: nộp thêm bản chính Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong Quân đội có hưởng phụ cấp khu vực (Mẫu số 04B-HBKV) (nếu có) mà sổ BHXH không thể hiện đầy đủ thông tin làm căn cứ tính phụ cấp khu vực.

Đối với người lao động là người nước ngoài

  • Bản chính Đơn đề nghị (Mẫu số 14-HSB)
  • Nếu mắc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng: có thêm bản chính trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện tình trạng không tự phục vụ được.
  • Nếu mắc các bệnh khác: thay bằng bản chính Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên của Hội đồng giám định y khoa thể hiện tình trạng không tự phục vụ được.
  • Nếu thanh toán phí giám định y khoa: có thêm bản chính hóa đơn, chứng từ thu phí giám định kèm theo bản chính bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định.

Thủ tục nhận bảo hiểm xã hội 1 lần

Sau khi có đủ các giấy tờ nêu trên, người lao động làm theo các bước dưới đây:

Bước 1: Nộp trực tiếp hồ sơ cho cơ quan BHXH huyện/tỉnh hoặc thông qua dịch vụ bưu chính.

Nếu nộp theo phương thức giao dịch điện tử thì đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN. Trường hợp chưa chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính.

Bước 2: Cơ quan BHXH huyện/tỉnh tiếp nhận hồ sơ.

  • Đối chiếu bản chính với các giấy tờ là bản sao không có chứng thực và trả lại bản chính cho người lao động.
  • Tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết cho người lao động.

Bước 3: Người lao động trực tiếp nhận kết quả giải quyết.

Trường hợp không đến nhận trực tiếp thì người đến nhận thay phải có Giấy ủy quyền (Mẫu số 13-HSB) hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền.

Trong suốt quá trình làm thủ tục cho đến khi nhận được tiền, người lao động không phải mất bất cứ khoản lệ phí nào.

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button