Phích hay Bình Thủy là một vật dụng phổ biến thường có trong mỗi gia đình, chúng được chế tạo để ngăn cản sự truyền nhiệt bằng đối lưu ra bên ngoài, nhờ đó mà phích giữ được nước nóng lâu dài. Hay ánh sáng mặt trời truyền xuống trái đất thông qua hiện tượng bức xạ nhiệt.
Vậy hiện tượng đối lưu là gì? bức xạ nhiệt là gì? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
I. Đối lưu
– Thí nghiệm hiện tượng đối lưu: Đặt một gói nhỏ đựng các hạt thuốc tím vào đấy của một cốc thủy tinh đựng nước rồi dùng đèn còn đun nóng cốc nước ở phía có đặt thuốc tím h.23.2 sau:
* Câu C1trang 80 SGK Vật Lý 8:Nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống hay di chuyển hỗn độn theo mọi phương?
° Trả lời:Nước màu tím không di chuyển một cách hỗn độn mà di chuyển thành dòng từ dưới lên.
* Câu C2 trang 80 SGK Vật Lý 8:Tại sao lớp nước ở dưới được đun nóng lại đi lên phía trên, còn lớp nước lạnh ở phía trên lại đi xuống phía dưới (hãy nhớ lại điều kiện để vật nổi lên, chìm xuống đã học trong phần cơ học).
° Trả lời:Khi đun nước ở phía dưới đáy nóng lên trước và nở ra, trọng lượng riêng của lớp nước này trở nên nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp nước lạnh phía trên, do đó lớp nước nóng nổi lên còn lớp nước lạnh chìm xuống dưới tạo thành dòng đốì lưu.
* Câu C3 trang 80 SGK Vật Lý 8:Tại sao biết được nước trong cốc đã nóng lên?
° Trả lời:Nhờ quan sát số chỉ của nhiệt kế nhúng trong cốc mà ta biết nước nóng lên.
⇒ Nhận xét:Sự truyền nhiệt năng nhờ tạo thành các dòng như trong thí nghiệm trên gọi là sự đối lưu.Sự đối lưu cũng xảy ra trong chất khí.
¤ Câu hỏi vận dụng
* Câu C4 trang 81 SGK Vật Lý 8:Trong thí nghiệm ở hình 23.3, khi đốt nến và hương ta thấy dòng khói hương đi từ trên xuống vòng qua khe hở giữa miếng bìa ngăn và đáy cốc rồi đi lên phía ngọn nến. Hãy giải thích hiện tượng trên.
Hy vọngvới bài viết về Hiện tượng Đối lưu, Bức xạ nhiệt và Bài tậpở trên hữu ích cho các em.Mọi góp ý và thăc mắc các em hãy để lại bình luận dưới bài viết để TH Văn Thủyghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.