Tổng hợp

Hãy phân tích sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu giữa Triết học với các môn khoa học cụ thể

Đối tượng nghiên cứu trong Triết học và các môn khoa học cụ thể có sự khác nhau rất lớn. Sau đây THPT Chu Văn An sẽ phân tích sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu giữa Triết học với các môn khoa học cụ thể trong sách giáo khoa GDCD 10 nhé.

Trong chương trình GDCD 10 có đề cập đến thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng trong Triết học. Vậy hãy cùng THPT Chu Văn An phân tích sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu giữa Triết học với các môn khoa học cụ thể. Theo dõi bài viết ngay sau đây!

Hãy phân tích sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu giữa Triết học với các môn khoa học cụ thể

Trong chương trình GDCD 10 đã nêu ra vai trò thế giới quan và phương pháp luận của Triết học. Chúng ta hãy đến với phần phân tích sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu giữa Triết học với các môn khoa học cụ thể:

Được tài trợ

Đối tượng nghiên cứu của Triết học

Triết học nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới. Đó là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.

Ví dụ:

Được tài trợ

Triết học nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức; giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội; giữa lí luận và thực tiễn; nghiên cứu các quy luật chung nhất về sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng.

141211 Physicists body large 02 2

Đối tượng nghiên cứu của các môn khoa học cụ thể

Mỗi một môn khoa học cụ thể sẽ đi sâu vào nghiên cứu một bộ phận, một lĩnh vực riêng biệt nào đó có thế giới.

Ví dụ:

  • Toán học nghiên cứu những con số.
  • Hóa học nghiên cứu sự cấu tạo, tính chất, sự biến đổi của các chất.
  • Sử học nghiên cứu lịch sử của xã hội loài người qua từng giai đoạn phát triển.

Sự giống nhau về đối tượng nghiên cứu giữa Triết học với các môn khoa học cụ thể

Sự giống nhau về đối tượng nghiên cứu giữa Triết học với các môn khoa học cụ thể:

Các đối tượng nghiên cứu giữa Triết học với các môn khoa học cụ thể đều thuộc thế giới mà con người đang sinh sống. Mặc dù có sự khác nhau về những khía cạnh nhưng đều có chung mục đích là để phục vụ con người.

Các đối tượng nghiên cứu này thường phải thực hiện trong một quá trình dài, bao gồm cả những lí thuyết đi kèm với lí luận thực tiễn.

Vi du ve triet hoc nguon goc khai niem vai tro cua triet hoc by tuong com

Câu hỏi, bài tập liên quan khác

Ở các ví dụ sau, ví dụ nào thuộc kiến thức khoa học cụ thể, ví dụ nào thuộc kiến thức Triết học? Vì sao?

  • Bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương của hai cạnh góc vuông.
  • Mọi sự vật và hiện tượng đều có quan hệ nhân quả.
  • Ngày 3/2/1930 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh.

Trả lời:

Những ví dụ thuộc kiến thức khoa học cụ là:

  • Bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương của hai cạnh góc vuông.
  • Ngày 3/2/1930 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hai ví dụ này nêu lên được những sự vật, sự việc cụ thể (bình phương cạnh huyền, ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam).

Những ví dụ thuộc kiến thức Triết học là:

  • Mọi sự vật và hiện tượng đều có quan hệ nhân quả.
  • Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh

Hai ví dụ này chỉ nêu lên nét khái quát của các sự vật, sự việc.

Dựa vào cơ sở nào để phân chia các hệ thống thế giới quan trong Triết học?

Cơ sở để phân chia các hệ thống thế giới quan trong Triết học là dựa trên nguyên tắc giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức; giữa tư duy và tồn tại xem cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào; con người có nhận thức được thế giới hay không để phân chia các hệ thống thế giới quan: thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm.

  • Thế giới quan duy vật khẳng định: Vật chất là bản chất của thế giới. Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất là tự do, không do ai sáng tạo ra và cũng không mất đi.
  • Thế giới quan duy tâm cho rằng: Ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra thế giới tự nhiên.

Lay vi du ve vai tro cua Triet hoc vi du thuc te by tuong com

Phân tích các yếu tố duy vật, duy tâm về thế giới trong truyện và câu dẫn sau: Truyện thần thoại Thần Trụ trời, “Sống chết có mệnh, giàu sang do trời” (Khổng Tử).

Yếu tố duy tâm và duy vật trong Truyện thần thoại Thần Trụ trời là:

  • Yếu tố duy vật bao gồm: đất đá, cột chống trời,…
  • Yếu tố duy tâm: Thần linh.

Yếu tố duy tâm và duy vật trong câu “Sống chết có mệnh, giàu sang do trời” của Khổng Tử là:

  • Yếu tố duy vật: sống, chết, giàu, sang.
  • Yếu tố duy tâm: Mệnh, trời.

Hãy nêu ý kiến của mình về các yếu tố biện chứng, siêu hình về phương pháp luận trong truyện, các câu tục ngữ và thành ngữ sau:

  • Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi
  • Tục ngữ, thành ngữ: Rút dây động rừng, Tre già măng mọc, Môi hở răng lạnh, Nước chảy đá mòn.

Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi thuộc phương pháp luận siêu hình. Các nhân vật trong truyện nhìn nhận sự vật một cách phiến diện. Họ chỉ thấy chúng tồn tại trong những khía cạnh cô lập, máy móc, áp đặt, không có một cách nhìn tổng thể.

Các câu tục ngữ thành ngữ như rút dây động rừng, tre già măng mọc, môi hở răng lạnh, nước chảy đá mòn thuộc phương pháp luận biện chứng. Các sự vật trong câu có sự ràng buộc với nhau trong sự phát triển và vận động không ngừng của chúng.

Như vậy, chúng ta vừa đã phân tích sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu giữa Triết học với các môn khoa học cụ thể trong chương trình GDCD 10. Hi vọng các bạn đã có thêm cho mình những kiến thức thú vị. Đừng quên theo dõi THPT Chu Văn An trong các bài viết tiếp theo!

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button