Lớp 8

Dàn ý phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

dan y phan tich bai tho dap da o con lon

Dàn ý phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

I. Dàn ý phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn (Chuẩn)

1. Mở bài
– Giới thiệu bài thơ:
+ Bài thơ ” Đập đá ở Côn Lôn ” của Phan Châu Trinh là một bài thơ hay và tiêu biểu của Phan Châu Trinh.
+ Lẽ sống quật cường, chí khí phi thường của một kẻ sĩ yêu nước tạo nên một bầu không khí thời đại oanh liệt, hào hùng

2. Thân bài
– Dù ở nơi tù đày khổ cực như thế nào cũng không làm nhụt đi ý chí của vị “đấng quân tử”:
+ Tư thế đứng giữa đất Côn Lôn hiên ngang tạo cảm giác như tự do, thoải mái
+ Nuôi chí lớn,quyết phải đem thân mình xông pha giành chiến công lừng lẫy trong mọi hoàn cảnh
– Công việc đập đá không dễ dàng->thành quả lớn_->ý chí, nghị lực phi thường
– Thân rắn rỏi, dũng mãnh, dạ sắt son một lòng vững chí, niềm yêu nước thương dân vẫn không ngừng chảy trong từng dòng máu người yêu nước
– Kẻ nuôi chí lớn vùng vẫy bốn bể năm châu, vá trời lấp bể
– Xem thường việc cỏn con->coi trọng việc lớn, lý tưởng cao cả
=> Phan Châu Trinh, con người có khát vọng vì nhân dân, vì đất nước, vượt lên mọi nghịch cảnh, giữ vững tấm lòng kiên trung.

3. Kết bài
Khẳng định giá trị bài thơ: Bài thơ không quá dài nhưng cũng đủ để ta cảm nhận một khí phách hiên ngang” đầu đội trời, chân đạp đất” của người tù cách mạng vốn sinh ra là một người bình thường nhưng mang sứ mệnh lớn lao vì dân vì nước.

II. Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn (Chuẩn)

Thơ là cái hồn của xúc cảm, thơ bao giờ cũng nói lên những tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình. Bởi vậy, mỗi bài thơ được tác giả viết nên đều mang bóng dáng tâm hồn của người thi sĩ, là cảm quan của những con người nhạy bén trước thời cuộc. Văn học những năm đầu của thế kỷ hai mươi đưa ta đến với những vần thơ đẹp và tràn đầy sinh lực, tưới lên một sức sống dồi dào mà khi đọc lại khiến lòng không khỏi cảm phục, tin yêu. Bài thơ ” Đập đá ở Côn Lôn ” của Phan Châu Trinh là một bài thơ hay như thế, lẽ sống quật cường, chí khí phi thường của một kẻ sĩ yêu nước tạo nên một bầu không khí thời đại oanh liệt, hào hùng.

” Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non”

Chốn Côn Lôn nhiều những khó khăn, nơi mà khi nhắc đến người ta thường nghĩ về sự khổ cực, đày đoạ và chết chóc. Những người bị bọn thực dân Pháp bắt giữ, đày ra Côn Đảo d đến từ nhiều nơi khác nhau nhưng đều có chung một lòng yêu nước. Nơi đây, cũng là nơi mà bao nhiêu người yêu nước phải ra đi mãi mãi…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu: Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

———————-HẾT————————

Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của tác giả Phan Châu Trinh . Đây cũng là bài học quan trọng trong tuần 15 SGK Ngữ văn lớp 8. Bên cạnh Dàn ý phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn, các em học sinh có thể tham khảo thêm một số bài văn đặc sắc khác như: Hình ảnh người anh hùng cứu nước qua bài thơ Đập đá ở Côn Lôn, Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn, Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn ngắn gọn, Em hãy phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh, Cảm nhận về bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh;…

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button