Dàn ý nghị luận xã hội Lời nói chẳng mất tiền mua…
I. Dàn ý Nghị luận xã hội Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau (Chuẩn)
1. Mở bài
Dẫn dắt vào câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”: Lời nói bản chất là một con dao hai lưỡi, nó có thể giúp ta tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp, nhưng cũng là lời nói nếu không biết cách ăn nói sẽ làm ta mất đi những mối quan hệ đó. Từ kinh nghiệm bao đời, ông cha ta đã đúc kết câu tục ngữ về lời ăn tiếng nói như “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
2. Thân bài
– Giải thích câu tục ngữ:
+ “Lời nói chẳng mất tiền mua”: lời nói là bản năng bẩm sinh, vốn có của con người, chúng ta không mất tiền để mua lời nói, lời nói là sở hữu cá nhân không ai có thể thay thế được
+ “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”: sự phù hợp với đối tượng được giao tiếp, phù hợp với hoàn cảnh, đạt được mục đích giao tiếp mà không gây ảnh hưởng xấu đến người được giao tiếp
– Ý nghĩa câu tục ngữ: Câu tục ngữ đã mang đến cho chúng ta một bài học sâu sắc về cách sử dụng lời ăn tiếng nói của mình, tùy thuộc vào hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà biết lựa chọn lời nói sao cho phù hợp, văn minh, lịch sự
– Liên hệ thực tiễn:
+ Lời nói tích cực: Một lời nói có thể trở thành động lực, điểm tựa, nguồn động viên an ủi để giúp người khác vượt lên nghịch cảnh, có thêm niềm tin vào cuộc sống
+ Lời nói tiêu cực: lời nói kích động bạo lực có thể dẫn đến gây gổ, xô xát, đánh người thậm chí chỉ vì một câu nói mà đánh đổi cả mạng sống
+ Lời nói “vừa lòng” không có nghĩa là lời nói tâng bốc, nịnh nọt và sáo rỗng, bất chấp cả những lời thiếu thực tế và giả dối để có thể đạt được mục đích
+ Lời nói tốt đẹp không hẳn phải là lời nói dễ nghe, đôi khi những lời khiển trách, phê phán và góp ý lại chính là lời nói tốt giúp con người ta nhìn nhận ra sai lầm, thiếu sót để sửa đổi và hoàn thiện
3. Kết bài
Khẳng định giá trị của câu tục ngữ: Lời nói chính là lăng kính phản chiếu trình độ văn hóa xã hội của mỗi người, nó đại diện cho những thành quả mà con người học tập, tiếp thu và đúc rút từ quá trình giao tiếp xã hội.
II. Bài văn mẫuNghị luận xã hội Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau (Chuẩn)
Từ khi còn là đứa trẻ lên ba, ai trong số chúng ta đều được học nói, bởi tiếng nói là cách thức phổ biến nhất, dễ dàng và đơn giản nhất để giao tiếp với mọi người. Chính vì vậy trong những cái quan trọng phải học, chúng ta phải học nói trước tiên, lời nói không chỉ để ta giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, nguyện vọng và ý kiến mà còn là công cụ hình thành nên mối quan hệ xã hội. Câu tục ngữ của ông cha ta từ xa xưa về cách sử dụng lời nói vẫn luôn đúng cho đến ngày nay “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, chúng ta luôn phải trao đổi và giao tiếp với nhau, thường xuyên phải sử dụng đến tiếng nói, lời nói mang nhiều sắc thái và ý nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích của người nói. Vậy làm sao để có thể sử dụng lời nói đạt được hiệu quả cao, đó là lí do ông cha ta để lại câu tục ngữ khuyên răn và nhắc nhở con cháu về cách sử dụng lời nói “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủNghị luận xã hội Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhautại đây.