Lớp 8

Dàn ý nghị luận câu tục ngữ Đi cho biết đó biết đây…

dan y nghi luan cau tuc ngu di cho biet do biet day

Dàn ý nghị luận câu tục ngữ Đi cho biết đó biết đây…

I. Dàn ý Nghị luận câu tục ngữ Đi cho biết đó biếtđây/Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn (Chuẩn)

1. Mở bài

– Từ xa xưa, ông cha ta đã có những nhận thức rất sâu sắc về việc ra ngoài để học hỏi, ý thức ấy đã được đúc rút một cách tinh tế và dí dỏm qua câu tục ngữ: “Đi cho biết đó biết đây/ Ở nhà với mẹ biết chừng nào khôn”.

2.Thân bài

* Giải thích:
– Cái tinh tế của câu tục ngữ nằm tại một chữ cuối là chữ “khôn”, cái khôn ấy bao hàm nhiều ý nghĩa, là sự già dặn, trưởng thành, là sự trải nghiệm, là sự tích lũy kiến thức, kinh nghiệm sống của mỗi một con người.

– “Đi cho biết đó biết đây” để làm gì?
+ Để biết những vùng đất khác cũng có những cái đẹp, cái hay mà quê hương ta không có; đi để mở mang đầu óc, để làm giàu và nuôi dưỡng tâm hồn trở nên tươi đẹp hơn.
+ Để thấy cái cách mà họ làm giàu, cách họ sống, thấy được nền giáo dục, văn hóa, kinh tế của những vùng đất xa xôi, của những châu lục khác, quốc gia khác có gì hay.
+ Để mở mang kiến thức, để bồi đắp cho mình tinh thần ham học hỏi, biết đầu tư vào bản thân, cải thiện bản thân của một con người có tầm suy nghĩ và phong cách sống tiến bộ.

– “Ở nhà với mẹ biết chừng nào khôn”: Tâm lý lười biếng, rụt rè ngày ngày chỉ quanh quẩn bên trong cái vùng “an toàn” do bản thân tự huyễn hoặc.
+ Khó phát triển bởi kiến thức phải do bản thân chúng ta tích cực thu nhặt, gom góp từ những trải nghiệm, những lần lặn lội nơi này xứ nọ, chứ chẳng tự dưng kiến thức có chân chạy đến bên mỗi chúng ta.
+ Họ luôn tự bịa ra cho mình một vài lý do thật hợp lý để không phải đi đâu.
+ Đó là tâm lý sợ hãi, trốn tránh, kém năng động, tù túng, họ đang tự nhốt bản thân trong cái vòng luẩn quẩn, chật hẹp của cuộc sống.
=> Dấu hiệu của một tâm hồn nghèo nàn, trống rỗng, không tìm thấy niềm vui trong cuộc sống, đặc biệt là sự kém hiểu biết, năng động, rỗng kiến thức khiến con người ta khó có những sáng tạo độc đáo, từ đó khó có thể thành công và thăng tiến trong công việc.

* Ý nghĩa:
– Khuyến khích lối sống năng động, ham học hỏi tìm tòi, để nâng cao tầm hiểu biết, vốn sống, tri thức và sớm thành công trong cuộc sống.
– Phê phán lối sống tĩnh tại, lười biếng, tù túng, chỉ biết giam mình trong những suy nghĩ hạn hẹp, đánh mất cơ hội phát triển bản thân.

* Bàn luận:
– Xã hội hiện đại, cuộc sống phát triển và thay đổi theo từng ngày, buộc con người phải thay đổi để thích nghi với nhịp sống hiện đại ấy. Nhu cầu về nguồn nhân lực được đào tạo chuyên sâu từ nước ngoài cũng dần trở nên cấp thiết và quan trọng mọi giai đoạn, mọi lĩnh vực.
– Nhiều bạn trẻ cố gắng ra nước ngoài du học, bồi dưỡng tri thức để nâng cao năng lực, tạo cơ hội việc làm và thăng tiến trong tương lai, phụng sự Tổ quốc.- Dù có đi đâu về đâu, chúng ta cũng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, luôn có tấm lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc, một lòng hướng về quê hương, chớ có quên rằng quê hương mới là nơi ta khôn lớn, quê hương đã nuôi chúng ta thành người.
– “Đi cho biết đó biết đây” không chỉ gói gọn trong việc ra nước ngoài du học, bồi dưỡng mà còn đơn giản chỉ là đi chơi, đi du lịch, thăm thú.

3. Kết bài

– Câu tục ngữ là một quan điểm một lời khuyên rất sâu sắc cho mỗi chúng ta về phong cách sống mới, tiến bộ, về một phương pháp học tập, bồi dưỡng bản thân thú vị và tự do.
– Còn nếu khăng khăng, bảo thủ nhất quyết không chịu đi đâu thì thực sự cuộc sống như thế thật nhàm chán và vô nghĩa biết bao.

II. Bài văn mẫuNghị luận câu tục ngữ Đi cho biết đó biếtđây/Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn (Chuẩn)

Con người luôn luôn ấp ủ trong mình những ước mơ và khát vọng làm mới bản thân bằng cách trau dồi tri thức, mở rộng các mối quan hệ và vươn ra ngoài thế giới. Bởi chỉ có nâng tầm bản thân, con người mới có thể phát triển và thành công, không bị bó buộc bởi những điều bất đắc dĩ do nguồn kiến thức hạn hẹp. Và từ xa xưa, ông cha ta đã có những nhận thức rất sâu sắc về việc đi đâu đó để học hỏi, ý thức ấy đã được đúc rút một cách tinh tế và dí dỏm qua câu tục ngữ: “Đi cho biết đó biết đâu/Ở nhà với mẹ biết chừng nào khôn”.

Cái tinh tế của câu tục ngữ nằm tại một chữ cuối là chữ “khôn”, cái khôn ấy bao hàm nhiều ý nghĩa, là sự già dặn, trưởng thành, là sự trải nghiệm, là sự tích lũy kiến thức, kinh nghiệm sống của mỗi một con người. Câu tục ngữ khuyên mỗi một con người cần phải bước ra ngoài thế giới, rời khỏi lũy tre làng, rời khỏi vòng tay cha mẹ mà đi học hỏi, đi trải nghiệm. Đi để làm gì? Sao lại phải đi? Ở tại quê hương an tĩnh mà sống không phải là rất tốt hay sao? Đó hẳn là một suy nghĩ rất thiển cận của một người lười biếng không có chí tiến thủ. Đi để biết ngoài quê hương nơi chôn rau cắt rốn, thì những vùng đất khác cũng có những cái đẹp, cái hay mà quê hương ta không có; đi để mở mang đầu óc, để làm giàu và nuôi dưỡng tâm hồn ta trở nên tươi đẹp hơn…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủNghị luận câu tục ngữ Đi cho biết đó biếtđây/Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôntại đây.

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button