Lựa chọn nguyện vọng học đại học là quyết định rất quan trọng đối với các bạn học sinh. Đôi khi, các em sẽ phân vân giữa chương trình đào tạo cử nhân và kỹ sư. Vậy cử nhân và kỹ sư khác nhau như thế nào? Bằng cấp của chúng có giống nhau? Cùng THPT Chu Văn An giải đáp ngay thắc mắc nào!
Cử nhân là gì?
Trước khi tìm hiểu cử nhân và kỹ sư khác nhau như thế nào, chúng ta hãy cùng giải thích xem cử nhân là gì.
Được tài trợ
Cử nhân là gì?
Cử nhân là một học vị dành cho những người đã hoàn thành chương trình đào tạo và tốt nghiệp đại học. Với mỗi trường đại học, mỗi quốc gia sẽ có những quy định riêng về việc cấp bằng cử nhân.
Như vậy có thể hiểu, cử nhân là thuật ngữ để chỉ những sinh viên đã tốt nghiệp đại học. Để trở thành cử nhân, mỗi người sẽ mất một khoảng thời gian học tập.
Được tài trợ
Thời gian này thường là bốn năm hoặc hơn. Họ được học những kiến thức trên lớp, cũng phải làm bài kiểm và thi hết môn, thi tốt nghiệp.
Ở Việt Nam, bằng cử nhân được cấp cho sinh viên tốt nghiệp đại học thuộc các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội – nhân văn, sư phạm, luật, kinh tế… Thời gian đào tạo của chương trình đào tạo thường sẽ là bốn năm. Đối với sinh viên trường Y, thời gian này sẽ lâu hơn.
Bằng cử nhân là gì?
Bằng cử nhân là một loại bằng nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bằng cử nhân sẽ được cấp sau khi sinh viên hoàn thành chương trình học và đáp ứng được đầy đủ các điều kiện tốt nghiệp.
Thời gian đào tạo để được cấp bằng cử nhân phụ thuộc vào từng lĩnh vực, trình độ của sinh viên theo học.
Để nhận được bằng cử nhân sẽ có những yêu cầu, điều kiện riêng. Ngoài việc phải hoàn thành chương trình học thì với mỗi trường sẽ có những quy định riêng.
Ví dụ như sinh viên phải có chứng chỉ Tin học, tiếng Anh phù hợp với ngành học của mình. Một số loại bằng cử nhân thông dụng có thể kể đến như: cử nhân luật, cử nhân sư phạm, cử nhân kinh tế, cử nhân điều dưỡng,…
Kỹ sư là gì?
Để so sánh cử nhân và kỹ sư khác nhau như thế nào, hãy cùng tìm hiểu khái niệm kỹ sư là gì.
Kỹ sư là gì?
Kỹ sư là những người thực hành kỹ thuật, phát minh ra thiết kế, sáng chế; phân tích, xây dựng và thử nghiệm các máy móc, hệ thống, cấu trúc và vật liệu,… Mục đích là để hoàn thành các mục tiêu và yêu cầu trong khi xem xét những hạn chế do tính thực tiễn, quy định, an toàn và chi phí.
Xét theo học vị thì kỹ sư là một chức danh chỉ những người được đào tạo bài bản và đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật. Những người này sẽ áp dụng những kiến thức, hiểu biết và khả năng sáng tạo của mình vào trong những ngành nghề liên quan.
Bằng kỹ sư là gì?
Bằng kỹ sư là loại bằng tốt nghiệp được cấp cho sinh viên trường kỹ thuật sau khi hoàn thành chương trình đào tạo.
Để nhận được bằng kỹ sư, sinh viên phải hoàn thành chương trình đào tạo ở bậc đại học và làm đồ án tốt nghiệp. Trước khi làm đồ án, sinh viên phải qua một đợt thực tập hành nghề ở nhà máy, công xưởng hoặc công ty sản xuất.
Sau đó, sinh viên phải trình lên Hội đồng chấm tốt nghiệp bản đồ án có nội dung phản ánh được kết quả ứng dụng kiến thức học tại trường. Hoàn thành là sinh viên sẽ được nhận bằng kỹ sư.
Cử nhân và kỹ sư khác nhau như thế nào?
Chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm cử nhân và kỹ sư. Vậy cử nhân và kỹ sư khác nhau như thế nào?
Cử nhân và kỹ sư có sự khác nhau về chương trình đào tạo. Các ngành đào tạo cử nhân sẽ thiên về nghiên cứu còn các chương trình đào tạo kỹ sư sẽ thiên nhiều hơn về thực hành, bám sát, phân tích thiết kế; bám sát các nhu cầu doanh nghiệp. Cho nên, môn thực tập doanh nghiệp là bắt buộc.
Thời gian đào tạo kỹ sư sẽ dài hơn đào tạo cử nhân kỹ thuật. Cử nhân thường có chương trình đào tạo là bốn năm trong khi kỹ sư thì thường là năm năm.
Theo đánh giá chuyên môn, khi ra trường một sinh viên có bằng kỹ sư sẽ có trình độ tay nghề cao hơn một cử nhân kỹ thuật. Cho nên, học cử nhân hay kỹ sư đều được. Tuy nhiên, học kỹ sư sẽ có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm hơn.
Ví dụ:
Trường Đại học Công nghệ thông tin TP. Hồ Chí Minh vừa cấp bằng cử nhân, vừa cấp bằng kỹ sư. Và cùng một ngành đào tạo thì trường sẽ thiết kế các chương trình học khác nhau để sinh viên lựa chọn.
Nếu chương trình 150 tín chỉ trở lên sẽ cấp bằng kỹ sư, dưới 130 tín chỉ nhận bằng cử nhân kỹ thuật.
Sự khác nhau giữa bằng cử nhân và bằng kỹ sư
Chúng ta đã biết được cử nhân và kỹ sư khác nhau như thế nào. Vậy sự khác nhau giữa bằng cử nhân và bằng kỹ sư là gì?
Bằng cử nhân là bằng của khối các trường nhóm xã hội và kinh tế. Nó sẽ được cấp cho các sinh viên theo học chương trình đào tạo cử nhân.
Bằng kỹ sư là bằng của khối các trường kỹ thuật. Bằng này được cấp cho các sinh viên học chương trình đào tạo kỹ sư.
Ngoài ra, có một số ý kiến cho rằng, bằng cử nhân thấp hơn bằng kỹ sư. Tuy nhiên, điều này là chưa có đủ cơ sở. Việc sinh viên tốt nghiệp ra trường có xin được việc làm hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau ngoài bằng cấp.
Do đó, các bạn có thể chọn lựa học cử nhân hay kỹ sư theo nguyện vọng của bản thân.
Như vậy, chúng ta đã biết được cử nhân và kỹ sư khác nhau như thế nào. Các bạn nếu muốn theo học chương trình đào tạo cử nhân hay kỹ sư thì có thể đưa ra lựa chọn, cân nhắc. Đừng quên theo dõi THPT Chu Văn An trong những bài viết tiếp theo!