Lớp 8

Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 8 năm 2021 – 2022

Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 8 năm 2021 – 2022 gồm 56 đề kiểm tra giữa kì 2 của tất cả các môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Vật lý, Địa lý, Sinh học, Lịch sử, GDCD, Tin học có bảng ma trận và đáp án chi tiết kèm theo.

Với 56 đề thi giữa kì 2 lớp 8này sẽ giúp các em học sinh làm quen với cấu trúc đề thi, củng cố lại kiến thức căn bản nhất để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 2 đạt kết quả cao. Vậy sau đây là nội dung chi tiết, mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Table of Contents

Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 8 năm 2021 – 2022

Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn lớp 8

Đề thi giữa kì 2 môn Địa lý lớp 8

Đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Anh lớp 8

Đề thi giữa kì 2 lớp 8 môn Sinh học

Đề thi giữa kì 2 lớp 8 môn Lịch sử

Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8

Đề thi giữa kì 2 môn Vật lý lớp 8

Đề kiểm tra giữa học kì II lớp 8 môn Toán

Đề thi giữa kì 2 lớp 8 môn Hóa học

Đề thi giữa kì 2 môn Tin học lớp 8

Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Công nghệ

Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn lớp 8

Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn lớp 8

Câu 1: (3 điểm)

Cho đoạn văn sau:

“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa ; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù . Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” .

( Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn)

a. Đoạn văn trên gồm mấy câu? Mỗi câu được trình bày theo mục đích nói nào?

b. Viết đoạn văn (6 – 8 câu) trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của Trần Quốc Tuấn ?

c. Kể tên 2 văn bản nghị luận trung đại khác trong chương trình Ngữ văn 8 cũng nói về lòng yêu nước ( Nêu rõ tên văn bản, tác giả)

Câu 2: (2 điểm)

Cho 2 câu sau:

“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu…”

a) Chép những câu tiếp theo để hoàn thiện đoạn trích?

b) “Nước Đại Việt ta” được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

c) Văn bản được viết theo thể loại nào? Em hiểu gì về thể văn cổ đó?

Câu 3: (5 điểm)

Cho câu thơ sau:

“Ta nghe hè dậy bên lòng”

a. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ?

b. Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Tác giả nào?

c. Đoạn văn có mấy câu cảm thán? Câu cảm thán đó dùng để thực hiện hành động nói là gì?

d. Tiếng chim tu hú ở cuối bài có ý nghĩa gì?

e. Viết đoạn văn khoảng 10 – 12 câu theo hình thức tổng phân hợp nêu cảm nhận về tâm trạng người tù qua khổ thơ vừa chép.

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 môn Ngữ văn 8

Câu 1: (3 điểm)

a. Đoạn văn gồm 2 câu( 0,25đ)

Kiểu câu trần thuật – được dùng với mục đích biểu cảm( 0,25đ)

b. Viết đoạn văn: giới thiệu được tác giả- danh tướng kiệt xuất của nhà Trần.

– Đoạn văn diễn tả cảm động nỗi lòng của chủ tướng Trần Quốc Tuấn trước sự lâm nguy của đất nước khi chứng kiến tội ác và sự ngang ngược của xứ giặc: đau xót đến quặn lòng, căm thù giặc sục sôi, quyết tâm không dung tha cho chúng, quyết tâm chiến đấu đến cùng cho dù thịt nát xương tan: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” .(2điểm)

c. HS kể đúng tên văn bản, tác giả:

– “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn (0.25đ)

– “Nước Đại Việt ta” (hoặc Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi (0.25đ)

Câu 2: (2 điểm)

a) Chép đầy đủ hoàn thiện đoạn trích ( 0.5đ)

b) Đoạn trích “ Nước Đại Việt ta” được trích trong tác phẩm “ Bình Ngô đại cáo” của tác giả Nguyễn Trãi( 0,5 đ)

– Bình Ngô đại cáo được sáng tác năm 1428 sau khi quân ta đại thắng, diệt và làm tan rã 15 vạn quân Minh xâm lược

c) VB được viết theo thể văn nghị luận cổ: cáo (là thể văn nghị luận cổ thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết. Cáo phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu (1đ)

Câu 3: (5 điểm)

a) Chép đúng các câu thơ tiếp (0.5 đ)

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu!

b) Khổ thơ vừa chép nằm trong tác phẩm Khi con tú hú (sáng tác 7/ 1939 khi Tố Hữu bị bắt giam trong nhà lao Thừa Phủ – Huế) (0.5 đ)

c) Đoạn thơ vừa chép có hai câu cảm thán: (0.5 đ)

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu!

Hành động nói: Bộc lộ cảm xúc

d) Tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ là âm thanh của tự do bên ngoài thúc giục đến da diết, khắc khoải……(0.5 đ)

e) Đoạn văn khoảng 10 – 12 câu (3đ)

* Hình thức: Trình bày đúng hình thức một đoạn văn, đảm bảo số câu (10 – 12 câu), có đánh số câu (0.5đ)

* Nội dung: (2.5đ)

– Mở đoạn: giới thiệu khái quát bài thơ, tác giả, dẫn dắt đến khổ 2: Tâm trạng bực bội, đâu khổ và niềm khát khao tự do của nhà thơ.

– Thân đoạn: Nêu được các nội dung sau

+ Tâm trạng của người tù cách mạng: đau khổ, ngột ngạt dược nhà thơ biêủ đạt trực tiếp

+ Bốn câu lục bát ngắt nhịp bất thường 6/2, 3/3, dùng hai câu cảm thán liên tiếp cùng với việc sử dụng các động từ mạnh: đạp tan phòng, chết uất, các thán từ “Ôi, thôi, làm sao” đoạn thơ trở thành tiếng kêu phẫn uất của người mát tự do.

+ Cùng với tiếng kêu ấy chính là tâm trạng bực bội, ngột ngạt muốn phá tan xiềng xích của người tù cách mạng

+ Niềm khát khao tự do cháy bỏng của người tù muốn thoát ra khỏi từ ngục trở về với cuộc sống tươi đẹp tự do bên ngoài. Cảnh bên ngoài dệp bao nhiêu rực rỡ bao nhiêu thì người tù càng đau đớn sôi sục bấy nhiêu. Đó là ý chí bất khuất kiên cường của người tù.

+ Tiếng kêu của con chim tu hú là tiếng gọi thiết tha của tự do, của sự sống đầy quyến rũ với người tù CM trẻ tuổi.

Kết đoạn: Khái quát lại tâm trạng và niềm khát khao của người người tù.

………..

Đề thi giữa kì 2 môn Địa lý lớp 8

Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 8 môn Địa lí

Câu 1: Phần hải đảo của Đông Nam Á có tên chung là

A. phần đất liền

B. phần hải đảo

C. bán đảo Trung Ấn

D. quần đảo Mã Lai

Câu 2: Những yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á là

A. nguồn lao động dồi dào

B. dân số trẻ

C. dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào

D. thị trường tiêu thụ lớn

Câu 3: Kinh tế của một số nước Đông Nam Á năm 1998 giảm xuống mức âm là do:

A. khủng hoảng tài chính ở Thái Lan

B. khủng hoảng tài chính ở In-đô-nê-xi-a

C. khủng hoảng kinh tế thế giới

D. khủng hoảng kinh tế ở châu Á

Câu 4: Hiện nay các nước trong khu vực Đông Nam Á đang:

A. đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp

B. trú trọng phát triển ngành chăn nuôi

C. đẩy mạnh sản xuất lương thực

D. tiến hành công nghiệp hóa.

Câu 5: Việt Nam đã gia nhập ASEAN vào năm nào?

A. 27/5/1995

B. 28/7/1995

C. 28/5/1995

C. 27/7/1995

Câu 6: Việt Nam có chung biên giới trên đất liền và trên biển với những quốc gia nào?

A. Trung Quốc

B. Mi-an-ma

C. Lào

D. Thái Lan

Câu 7: Quần Đảo Hoàng Sa của nước ta thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Khánh Hòa

B. Bình Thuận

C. Phú Yên

D. Đà Nẵng

Câu 8: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm nổi bật của tự nhiên Việt Nam?

A. vị trí tiếp xúc giữa các luồng gió mùa và sinh vật.

B. nằm gần vị trí xích đạo và có khí hậu xích đạo ẩm.

C. nội chí tuyến, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

D. cầu nối giữa Đông Nam Á đất liền và hải đảo.

Câu 9: Bờ biển nước ta kéo dài khoảng 3260 km từ:

A. Móng Cái đến Vũng Tàu

B. Mũi Cà Mau đến Hà Tiên

C. Móng Cái đến Hà Tiên.

D. Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau

Câu 10: Biển Đông là một bộ phận của Thái Bình Dương là:

A. một biển lớn, tương đối kín nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.

B. một biển lớn, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.

C. một biển rộng lớn nhất và tương đối kín gió.

D. tương đối kín, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.

II. Tự luận

Câu 1 (2,5 điểm): Hãy cho biết tên các quốc gia có sông Mê Công chảy qua. cửa sông thuộc địa phận nước nào? Vì sao chế độ nước sông thay đổi theo mùa?

Câu 2 (2,5 điểm): Trình bày vị trí và giới hạn lãnh thổ Việt Nam?

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 8 môn Địa lí

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Phần hải đảo của Đông Nam Á có tên chung là quần đảo Mã Lai với trên 1 vạn đảo lớn nhỏ (Tham khảo thêm SGK/47).

Chọn: D

Câu 2: Những yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Nam Á là dân số trẻ và nguồn lao động dồi dào, đó vừa là thị trường tiêu thụ rộng lớn, vừa là tiềm năng để phát triển kinh tế.

Chọn: C

Câu 3: Kinh tế của một số nước Đông Nam Á năm 1998 giảm xuống mức âm là do khủng hoảng tài chính ở Thái Lan và sau đó lan sang các nước trong khu vực, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Chọn: A

Câu 4: Hiện nay đa số các nước trong khu vực đang tiến hành công nghiệp hóa bằng cách phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Chọn: D

Câu 5: Đất nước Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN vào ngày 28 tháng 7 năm 1995. Đó là một quá trình dài để nước ta có thể gia nhập vào tổ chức uy tín này.

Chọn: B

Câu 6: Việt Nam có chung biên giới trên đất liền và trên biển với Trung Quốc và Campuchia.

Chọn: A

Câu 7: Huyện đảo Hoàng Sa là một đơn vị hành chính thuộc thành phố Đà Nẵng. Quần đảo Hoàng Sa, là một nhóm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông. Quần đảo nằm cách miền Trung Việt Nam khoảng một phần ba khoảng cách đến những đảo phía bắc của Philippines; cách đảo Lý Sơn của Việt Nam khoảng 200 hải lý và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 230 hải lý.

Chọn: D

Câu 8: Đặc điểm nổi bật của tự nhiên Việt Nam là: Việt Nam nằm trong khu vực nội chí tuyến, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Là cầu nối giữa Đông Nam Á đất liền và hải đảo. Việt Nam còn là nơi tiếp xúc giữa các luồng gió mùa, vành đai sinh khoáng và sinh vật nên động thực vật, khoáng sản hết sức đa dạng và phong phú.

Chọn: B

Câu 9: Bờ biển nước ta kéo dài khoảng 3260 km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).

Chọn: C

Câu 10: Biển Đông là một bộ phận của Thái Bình Dương là một biển lớn (có diện tích khoảng 3.447 triệu km2), tương đối kín nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa (Tham khảo thêm kiến thức SGK/88).

Chọn: A

II. Tự luận

Câu 1:

– Sông Mê Công chảy qua các quốc gia: Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. (1 điểm)

– Cửa sông thuộc địa phận Việt Nam. (0,5 điểm)

– Chế độ nước sông thay đổi theo mùa vì: Phần lớn chiều dài của sông chảy trong khu vực nhiệt đới gió mùa, với chế độ mưa theo mùa, nguồn nước chính cung cấp cho sông là nước mưa. (1 điểm)

Câu 2:

– Hệ toạ độ địa lí phần đất liền nước ta: Điểm cực Bắc là 23o23’B, 105o20’Đ; điểm cực Nam là 8o34’B, 104o40’Đ; điểm cực Tây là 22o22B, 102o10’Đ, điểm cực Đông là 12o40’B, 109o24’Đ. (0,5 điểm)

– Diện tích đất liền nước ta là 329.247 km2. (0,5 điểm)

– Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2. (0,5 điểm)

– Về mặt tự nhiên: Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, có vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á biển đảo, là nơi tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật. (1 điểm)

Đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Anh lớp 8

Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 8 môn Anh

TRƯỜNG THCS ………………..

TỔ TIẾNG ANH

————

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HKII

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN: TIẾNG ANH LỚP 8

Thời gian làm bài: 45 phút

PART ONE: LISTENING: Listen to a conversation between Chau and her father. Fill in the table with the information you hear (2pts)

When? What happened?
7th or 8th century The first printed (1)……………… appeared in China.
(2) …………………… The telegraph was invented.
early 20th century Two new forms of new media appeared: Radio and newsreels.
(3) …………………… Television became popular.
mid-and- late 1990s (4) ……………. became a major force in journalism.

PART TWO: PHONETICS: (1pt)

Question II. Find the word which has different sound in the part underlined.(0.5pt)

1. A. other

B. leather

C. wealthy

D. brother

2. A. untreated

B. measure

C. pleasure

D. bread

Question 2. Find the word with a different stress pattern from the others in each line. (0.5pt)

1.A. radiation

B. groundwater

C. absolutely

D. terribly

2. A. disaster

B. pollution

C. permanent

D. eruption

PART THREE: VOCABULARY AND GRAMMAR: (2.5pts)

Question I. Choose the best answer by circling A, B, C or D: (2pts)

1. If I were you, I … do something to prevent him from littering.

A. would

B. did

C. will

D. do

2.Earth … by the gravity of the Sun and orbits around it.

A. holds

B. is held

C. is holding

D. held

3. By the time we … to the cinema, the film had started.

A. gets

B. had got

C. has got

D. got

4. When the policeman came there, the robber …

A. had left

B. has left

C. left

D. was left

5. All people who were without homes in the flood were provided with … accommodation.

A. short

B. temporary

C. present

D. instant

6. Seven of ten people prefer face-to-face … when having a date.

A. language

B. contact

C. code

D. sign

7. When thermal pollution happens, the water temperature in streams, rivers, lakes and oceans … .

A. changes

B. keeps

C. remains

D. stays

8. Australia is home to … animals like kangaroos and koalas.

A. only

B. rare

C. unique

D. precious

Question II. Give the correct form of the words given to complete the sentences. ( 0.5 pt)

1. The ……………… are concerned about the oil spills in East Sea. (environment)

2. Scotland is a ……….. land and this is noted for its rich and interesting history. (legend)

PART FOUR: READING (2.5 pts)

I. Read the passage and fill in each gap with a suitable word. (1.25 pts)

Telepathy: Mind to Mind Communication

The (1) …………… “telepathy” has been derived from the words “tele” meaning “distance” and “pathy” meaning “feeling”. So telepathy actually means getting feelings through a distance. Telepathy is the communication (2) …………. two minds, separated over a distance, without the (3) …………… of the five known senses. At some point of time or the other, we all have experienced telepathy. Maybe you were thinking of someone you haven’t talked to for months and you suddenly get a call from them. Or (4) ………….. two people are together, they might say the same thing at the same time. These are spontaneous mind-to-mind (5) …………… that tend to occur frequently between closely related individuals.

II. Read the passage then answer the questions: ( 1.25 pts)

Alaska is perhaps the most amazing state in the USA. It has coaslines facing both the Arctic Ocean and the Pacific Ocean. This state has an incredible three million lakes. That’s four lakes per person living there. Many cities in Alaska cannot be reached by road, sea, or river. The only way to get in and out is by air, on foot, or by dogsled. That’s why Alaska has the busiest sea airport in the world, Lake Hood Seaplane Base. Nearly two hundred floatplanes take off and land on the water of this airport every day. It’s really a fun scene to watch. Alaska is called the Land of Midnight Sun because in summer, the sun does not set for nearly three months. But in winter the sun stays almost unseen. All Alaskans take special pride in their beautiful and unique state.

1. Where is Alaska ?

…………………………………………………………….…………….

2. Does it have three thousand lakes?

……………………………………………….……………

3. Which method can always be used to reach a place in Alaska?

……………..……………..

4. Why is Alaska called the Land of Midnight Sun?

………………..………………………….

5. How do the people in Alaska feel about their state?

………………..…..………………

PART FIVE: WRITING (2pts)

I. Rewrite these sentences, so that their meaning stays the same, using the beginning given for each.(1 pt)

1. Nhung didn’t go to the cinema with her friends because her younger sister was ill.

Because of …… ………………………………………..………………………………………

2. The earthquake struck the city and destroyed completely thousands of buildings and houses.

The city …………………………………………………………..………………………………

3. Who wrote this poem in the 19th century?

By whom ………………………………………………………………..………………………?

4. Minh isn’t hardworking, so he often gets bad marks.

If ………………………………………………………………………………..……….……….

II. Combine each pair of the following sentences into one, using the suggested words or phrases in the brackets. (1 pt )

1. I’m not you. But I think you should recycle these plastic carrier bags. (If)

………………………….……………………………………………

2. All flights had to be cancelled. That’s because of the pilots’ sudden strike. (so)

………………………….……………………………………………

3. The environment is polluted. Birds and plants die. (cause)

………………………….……………………………………………

4. The food is contaminated. People’s health is poor. (lead to)

………………………….……………………………………………

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn tiếng Anh

PART ONE: LISTENING: Listen to a conversation between Chau and her father.

When? What happened?
7th or 8th century The first printed (1) newspaper appeared in China.
(2) in the late 19th century The telegraph was invented.
early 20th century Two new forms of new media appeared: Radio and newsreels
(3) in the 1950s Television became popular.
mid-and- late 1990s (4) the Internet became a major force in journalism.

Tape Transcript:

Chau: Dad, I’m doing an assignment. Can You help me with the information?

Chau’s father: What is the assignment about?

Chau: IT about the important dates of the media. Where and when did the first printed newspaper appear, Dad?

Chau’s father. It first appeared in the 7th or 8th century AD, in China.

Chau: And when was the telegraph invented?

Chau’s father: Perhaps it was in the late 19th century. Do you know what two forms of news media appeared in the early 20th century?

Chau: Radio and newsreels?

Chau’s father: Excellent! And when did television become commercially viable, can you guess?

Chau: In the 1940s?

Chau’s father: No, it was in the 1950s.

Chau: When did the Internet become a major force in journalism?

Chau’s Father: In the mid- and late 1990s.

Chau: Thank you. Dad. Now I can answer all the questions for my assignment.

Đề thi giữa kì 2 lớp 8 môn Sinh học

Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Sinh học lớp 8

Nội dung Mức độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
TN TL TN TL TN TL TN TL
Phân tích khẩu phần ăn – Trình bày nguyên tắc lập khẩu phần đảm bảo đủ chất và lượng

+ Phù hợp đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng với đối tượng: lứa tuổi, thể trạng, tình hình sức khỏe.

Nêu được các nguyên tắc lập khẩu phần ăn Hiểu được khẩu phần đảm bảo đủ chất và lượng

+ Đảm bảo cân đối thành phần các chất.

+ Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng.

Xác định được khối lượng chất thải bỏ của một loại thực phẩm cho trước Tính được thành phần giá trị dinh dưỡng trong 1 loại thức ăn cho trước
Số câu:

Tỉ lệ: %

Số điểm: 7,75

TL: 5,5

TN: 2,25

Số câu: 1

Số điểm: 0,25

Số câu: 1

Số điểm: 3

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 2

Số điểm: 0,5

Số câu: 2

Số điểm: 0,5

Số câu: 1

Số điểm: 2,5

Tỉ lệ: 80%

Chức năng của tuỷ sống Mô tả cấu tạo và chức năng của tủy sống (chất xám và chất trắng) Giải thích được dây thần kinh tủy là dây pha
Số câu:

Tỉ lệ :%

Số điểm:

TL: 1,5

TN: 2,25

Số câu: 7

Số điểm: 1,75

Số câu: 1

Số điểm: 1,5

Tổng Số câu: 15

Tổng Số điểm: 10

Tỉ lệ:100%

TL: 7 70%

TN: 3 30%

Số câu: 2

Số điểm: 3,25

Số câu: 10

Số điểm: 3,75

Số câu: 3

Số điểm: 3

Đề thi giữa kì 2 lớp 8 môn Sinh học

I. Phần trắc nghiệm: 3 điểm

Khoanh tròn vào một chữ cái A, B, C hoặc D trước phương án trả lời đúng.

Câu 1. Nhu cầu dinh dưỡng của người phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Giới tính, lứa tuổi

B. Lứa tuổi, hình thức lao động

C. Hình thức lao động

D. Trạng thái cơ thể, lứa tuổi và hình thức lao động, giới tính

Câu 2. Nhóm thực phẩm nào giàu chất gluxit:

A. Trứng, thịt nạc, sắn

B. Ngô, cá, rau cải

C. Gạo, ngô, khoai, sắn

D. Mỡ lợn, lạc, đậu tương

Câu 3. Khẩu phần ăn là gì?

A. Lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong một ngày.

B. Lượng thức ăn cho một người

C. Lượng thức ăn cho gia đình.

D. Lượng thức ăn dư thừa.

Câu 4. Xác định khối lượng thải bỏ của 150g đu đủ chín biết tỉ lệ thải bỏ là 12 %.

A. 10g

B. 18 g

C. 132g

D. 140g

Câu 5. Lượng thực phẩm ăn được (A2 ) được xác định bằng cách nào khi biết lượng cung cấp (A ) và lượng thải bỏ (A1)

A. A2 = A + A1

B. A2 = A – A1

C. A2 = A . A1

D. A2 = A : A1

Câu 6. Tuỷ sống có hai đoạn phình to là:

A. Cổ và ngực

B. Cổ và thắt lưng

C. Ngực và thắt lưng

D. Ngực và cùng

Câu 7. Cấu tạo của tuỷ sống bao gồm:

A. Chất xám ở trong. chất trắng ở ngoài

B. Chất xám ở ngoài, chất trắng ở trong.

C. Chất xám ở trong, chất trắng ở dưới.

D. Chất trắng ở trên, chất xám ở dưới.

Câu 8. Số lượng dây thần kinh tuỷ sống là:

A. 18 đôi

C. 12 đôi

B. 25 đôi

D. 31 đôi

Câu 9. Chất xám của tủy sống có chức năng:

A. Điều khiển phản xạ không điều kiện

B. Điều khiển phản xạ có điều kiện

C. Không điều khiển phản xạ

D. Điều khiển hệ xương

Câu 10. Tuỷ sống được bảo vệ bởi:

A. Cột sống

B. Đốt sống

C. Xương lồng ngực

D. Xương ức

Câu 11. Vai trò của chất xám là:

A. Liên hệ các phần khác nhau của hệ thần kinh.

B. Là trung khu điều khiển các phản xạ không điều kiện.

C. Là trung khu của các phản xạ có điều kiện.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 12. Ếch đã hủy não để nguyên tủy. Khi kích thích 1 chi sau bên phải bằng HCl 0,3% có hiện tượng gì xảy ra ?

A. Chi sau bên phải co.

B. Chi sau bên trái co

C. 2 chi sau co

D. Cả 4 chi đều co.

II. Phần tự luận: 7 điểm

Câu 1: 3 điểm.

Nêu các nguyên tắc lập khẩu phần thức ăn.

Câu 2: 3 điểm

Em hãy tính lượng prôtêin, gluxit, lipit và tổng năng lượng có trong 400g gạo tẻ.

Biết: 100g gạo có: 7,9g prôtin; 1g lipit; 76,2g gluxit: và cung cấp 344 kcal.

Câu 3: 1 điểm.

Tại sao nói dây thần kinh tuỷ là dây pha?

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Sinh 8

I. Phần trắc nghiệm: 3 điểm

(Mỗi ý đúng 0,25 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án D C A D A B A D A A B A

II. Phần tự luận. 7 điểm

Câu Đáp án Điểm
1 Gồm: 3 nguyên tắc:

– Đảm bảo đủ lượng thức ăn, phù hợp nhu cầu từng đối tượng.

– Đảm bảo cân đối thành phần chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin.

– Đảm bảo cùn cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

0,75

0,75

0,75

0,75

2 * 400g gạo tẻ cho

Protein: 7,9 x 4 = 31,6g

Lipit: 1 x 4 = 4g

Gluxit: 76,9 x 4 = 307,6g

* Tổng năng lượng trong 400g: 344 x 4 = 1376 kcal

0,75

0,75

0,75

0,75

3 Vì: Gồm các bó sợi thần kinh hướng tâm và các bó sợi thần kinh li tâm được nối với tuỷ qua các rễ sau và rễ trước. 1

……..

Đề thi giữa kì 2 lớp 8 môn Lịch sử

Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử lớp 8

Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
TN TL TN TL TN TL
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858 – 1884) Biết được quá tŕnh xâm lược của thực dân Pháp

Số câu: 4

Số điểm: 1

Tŕnh bày được nội dung của Hiệp ước triều đ́nh Huế đă kư với Pháp.

Số câu:1/3

Số điểm: 1

Biết được các sự kiện lịch sử ứng với các mốc thời gian

Số câu: 1

(a,b,c,d)

Số điểm: 1

Lư giải thái độ của Triều đ́nh Huế, nhân dân trước sự xâm lược của thực dân Pháp.

Số câu: 1/3

Số điểm: 1

Nhận xét Đánh giá được thái độ của triều đ́nh Huế trước sự mất nước.

Số câu: 1/3 +1

Số điểm: 3

Số câu: 7 (5TN + 2TL)

Số điểm 7,0đ = 70%

Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX Biết được những nét cơ bản của phong trào kháng Pháp cuối thế kỉ XIX. Đánh giá được ư nghĩa của phong trào cần vương
Số câu Số câu: 4

Số điểm: 1

Số câu: 1

Số điểm :2

Số câu: 5

Số điểm 3

Tỉ lệ: 30%

Tổng Số câu: 8

Số điểm: 2

Số câu: 1/3

Số điểm: 1

Số câu: 1

Số điểm:1

Số câu: 1/3

Số điểm:1

Số câu: ½+2

Số điểm:5

Số câu: 12

Số điểm:10

Tỉ lệ: 100%

Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử

Phần A Trắc nghiệm khách quan (3,0đ)

I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng

Câu 1: Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta ở đâu?

A. Cửa biển Ba Lạt ngày 31/8/1858

B. Cửa biển Quảng Yên ngày 01/9/1858.

C. Cửa biển Đà Nẵng ngày 01/9/1858

D. Cửa biển Hải Phòng ngày 17/2/1858.

Câu 2: lãnh tụ chỉ huy quân ta chống Pháp ở Đà nẵng là ai?

A. Nguyễn Danh Phương

B. Nguyễn Tri Phương.

C. Trương Định

D. Nguyễn Trung Trực.

Câu 3: Người nói câu nói nổi tiếng “ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là ai?

A.Trương Định.

B. Nguyễn Hữu Huân.

C. Nguyễn Trung Trực.

D.Nguyễn Đình Chiểu

Câu 4: Đầu năm 1867 các tỉnh Nam kì rơi vào tay Pháp là những tỉnh nào sau đây?

A. Ba tỉnh miền Đông.

B. Ba tỉnh miền Tây.

C. Ba tỉnh miền Đông và tỉnh Vĩnh long

D. Sáu tỉnh Nam Kì.

Câu 5: Phong trào Cần Vương diễn ra qua mấy giai đoạn?

A. Hai giai đoạn

B. Ba giai đoạn.

C. Bốn giai đoạn.

D. Năm giai đoạn.

Câu 6. Khởi nghĩa Yên Thế là khởi nghĩa của đối tượng nào sau đây?

A. Phong trào của nông dân.

B. Phong trào Cần Vương.

C. Phong trào của binh lính.

D. Phong trào của dân tộc ít người.

Câu 7. Nội dung cơ bản của Chiếu Cần Vương là gì?

A. Kêu gọi các văn thân, sĩ phu đứng lên cứu nước.

B. Kêu gọi các văn thân và nhân dân chống phái chủ hòa.

C. Kêu gọi các văn thân, sĩ phu lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa.

D. Kêu gọi các văn thân và nhân dân giúp vua cứu nước.

Câu 8 . Căn cứ Ba Đình được xây dựng ở đâu?

A. Huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa

B. Vùng núi Lam Sơn miền Tây Thanh Hóa

C. Vùng Mã Cao miền Tây Thanh Hóa

D. Ba làng: Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê ( Nga Sơn-Thanh Hóa)

Câu 9: Điền sự kiện lịch sử vào các mốc thời gian sau

a. Tháng 2/1859
b. Ngày 5/6/1862
c.Ngày 6/6/1884
d. Ngày 13/7/1885

II. Phần tự luận (7đ)

Câu 1: (3đ) Nêu nguyên nhân dẫn đến việc kí hiệp ước Giáp tuất? Trình bày nội dung của hiệp ước? Hiệp ước dẫn đến hậu quả gì?

Câu 2: (2đ) Em có nhận xét gì về việc triều đình Huế kí các Hiệp ước với Pháp? Tinh thần chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858-1884?

Câu 3: (2đ) Trình bày ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần Vương?

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 môn Lịch sử

A. Trắc nghiệm:

Câu 1: C.

Câu 2: B.

Câu 3: C.

Câu 4: B.

Câu 5; A.

Câu 6: A.

Câu 9:

a. Pháp tấn công Gia Định.

b. Nhà Nguyễn kí hiệp ước Nhâm tuất.

c. Nhà Nguyễn kí hiệp ước Pa-tơ-nốt

d. Ra chiếu Cần Vương

B. Tự luận:

Câu 1: (3đ)

a. Hoàn cảnh:

– Khi Pháp kéo vào Hà Nội, nhân dân ta anh dũng chống Pháp

– Tại các tỉnh đồng bằng, ở đâu Pháp cũng vấp phải kháng cự của nhân dân ta.

– Ngày 21-12-1873, Pháp bị thất bại ở Cầu Giấy, Gác-ni-ê bị giết.

– Song triều đình ký Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874): thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì thuộc Pháp, đổi lại Pháp phải rút khỏi Bắc kì.

b. Nội dung:

– Triều đình công nhân 6 tỉnh Nam kì thuộc Pháp.

– Pháp rút khỏi Bắc kì.

c. Hậu quả:

– Làm mất một phần quan trọng chủ quyền, lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.

Câu 2:(2đ)

– Vì quyền lợi của giai câp, dòng họ nhà Nguyễn đã kí các hiệp ước với thực dân Pháp, đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ.

– Những hiệp ước đã biến nước ta trở thành nước nửa phong kiến, nửa thộc địa.

Câu 3: (2đ).

– Phong trào Cần vương thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

– Gây cho Pháp nhũng tổn thất nặng nề.

……………

Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8

Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 8 môn GDCD

I/ Trắc nghiệm. (3điểm)

Câu 1. Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất

A. Dẫn đến phạm tội.

B Dẫn đến tệ nạn xã hội .

C. Làm lây truyền HIV/AIDS.

D. Dẫn đến vi phạm pháp luật.

Câu 2. “HIV/AIDS là căn bệnh ………….đối với sức khỏe, tính mạng của con người.” Điền từ thích hợp vào chỗ chấm.

A. Bi kịch của gia đình.

B. Khó chữa.

C. Vô cùng nguy hiểm.

D. Vô cùng phức tạp.

Câu 3. HIV/AIDS có liên hệ chặt chẽ với nhóm tệ nạn xã hội nào sau đây

A. Uống rượu, hút thuốc.

B. Đánh bài, cá độ bóng đá.

C. Ma túy, mại dâm.

D. Đua xe trái phép.

Câu 4. Tình huống nào sau đây vi phạm tệ nạn xã hội?

A. An rủ Bình vào quán chơi điện tử ăn tiền.

B. Không nhận lời người lạ chuyển gói hàng.

C. Nghi ngờ việc mờ ám đến báo công an.

D. Vận động mọi người không trồng cây thuuốc phiện.

Câu 5. Hành vi nào sau đây vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

A. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm.

B. Bộ đội bắn pháo hoa nhân ngày lễ lớn.

C. Sản xuất, tàng trữ,buôn bán pháo, vũ khí, thuốc nổ.

D. Phát hiện bọn buôn pháo lậu đến báo công an.

Câu 6. Tôn trọng tài sản của người khác thể hiện phẩm chất đạo đức nào trong các phẩm chất sau.

A. Trung thực.

B. Thật thà.

C. Liêm khiết.

D. Tự trọng.

Câu 7. Công dân khi thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo cần :

A. Nắm vững quy định pháp luật.

B. Nắm được điểm yếu của đối phương.

C. Tích cực, năng động, sáng tạo.

D. Trung thực, khách quan, thận trọng.

Câu 8. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A.Thấy người buôn bán ma tuý thì nên tránh đi.

B.Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác.

C. Dùng thử ma tuý một lần không sao.

D. Hút thuốc lá không có hại cho sức khoẻ.

Câu 9. Lợi ích công cộng gắn liền với công trình nào sau đây ?

A. Khách sạn tư nhân.

B. Đường quốc lộ.

C. Căn hộ của người dân.

D. Phòng khám tư

Câu 10. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến ngộ độc thực phẩm :

A. Sử dụng thực phẩm hết hạn sử dụng

B. Ăn đồ nguội.

C. Ăn đồ để nhiều bữa

D. Thực phẩm tự chế biến.

Câu 11. Công dân không có quyền sở hữu tài sản nào sau đây :

A. Xe máy do mình đứng tên

B. Sổ tiết kiệm do mình đứng tên.

C. Tiền nhặt được của người khác.

D. Các xí nghiệp chung vốn.

Câu 12. Công dân có quyền khiếu nại trong những trường hợp nào sau đây ?

A. Bị bạn cùng lớp đánh gây thương tích

B. Điểm bài thi của mình thấp hơn của bạn

C. Bị nhà trường kỉ luật oan

D. Phát hiện người khác có hành vi tham ô tài sản Nhà nước

II/ Tự luận (7điểm)

Câu 1. (3 điểm) So sánh giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân?

Câu 2. (1,5 điểm) Vì sao phải phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

Em hãy nêu 3 hành vi dễ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại cho trẻ em.

Câu 3. (1 điểm) Em sẽ làm gì khi có người rủ em hút hê-rô-in.

Câu 4. (1,5 điểm)

Tình huống: Bình 13 tuổi mượn xe đạp của chị gái để đi học. Bình tự ý cầm xe đạp đó ở hiệu cầm đồ để lấy tiền chơi điện tử.

a. Theo em: Bình có quyền cầm chiếc xe đó đó không ? Vì sao ?

b. Bình có quyền gì đối với chiếc xe đạp đó ?

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8

I/ Trắc nghiệm.

0.25 điểm (mỗi câu đúng) x 12 câu = 3 điểm.

1.B

2. C

3. C

4. A

5. C

6. D

7.D

8. B

9. B

10. A

11. C

12. C

II/ Tự luận.

Câu 1.

* Giống nhau (1 điểm)

– Đều là quyền chính trị cơ bản của công dân được pháp luật quy định trong Hiến pháp

– Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

– Là phương pháp để công dân tham gia quản lý nhà nớc và quản lý xã hội

– Hình thức: trực tiếp, đơn từ, báo đài.

* Khác nhau (2 điểm)

Quyền khiếu nại

Quyền tố cáo

– Người thực hiện là người trực tiếp bị hại.

– Đối tượng: Hành vi hành chính , quuyết định hành chính.

– Cơ sở: Vì quyền lợi bản thân người khiếu nại.

– Mục đích: Khôi phục quyền lợi bản thân của người khiếu nại.

– Mọi công dân.

– Hành vi vi phạm pháp luật.

– Gây thiệt hại đến nhà nước , tổ chức và công dân .

-Ngăn chặn kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật

Câu 2.

a. Phải phòng ngừa tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, vì: Những tai nạn đó gây ra nhiều tổn thất to lớn về người và tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội, đặc biệt đối với trẻ em. (0,75 điểm)

b. Bốn hành vi dễ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại cho trẻ em là.

  • Nghịch các thiết bị điện.
  • Tiếp xúc với thuốc diệt chuột.
  • Ăn các loại thức ăn hôi thiu.

(HS có thể đưa ra một số hành vi khác nhưng đủ 3 ý đúng được 0,75 điểm)

Câu 3. HS có thể đưa ra một số cách khác nhưng đủ 2 ý đúng được 1 điểm.

  • Cương quyết từ chối không đi…
  • Khuyên và động viên bạn từ bỏ, đồng thời báo cáo cho cơ quan công an biết để xử lí…

Câu 4.

a. Bình không có quyền cầm chiếc xe đạp đó. (0,25 điểm)

Vì: Chiếc xe đó là của chị gái.Bình không có quyền tự ý định định đoạt chiếc xe đó,nhất là Bình cầm để đánh điện tử thì càng không thể chấp nhận được. (0,75 điểm)

b. Bình chỉ có được quyền sở hữu và sử dụng chiếc xe đạp đó trong thời gian mượn xe của chị gái. (0,5 điểm)

Đề thi giữa kì 2 môn Vật lý lớp 8

I/ TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

A. Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng( 2 điểm)

Câu 1: Một viên đạn đang bay có dạng năng lượng nào dưới đây:

A. Chỉ có động năng.

C. Chỉ có thế năng.

B. Chỉ có nhiệt năng.

D. Có cả động năng, thế năng và nhiệt năng.

Câu 2. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo lên vật không có tính chất nào sau đây?

A. Chuyển động không ngừng.

B. Giữa chúng không có khoảng cách.

C. Nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

D. Chuyển động thay đổi khi nhiệt độ thay đổi.

Câu 3. Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là đúng?

A. Nhiệt lượng là một dạng năng lượng có đơn vị là jun.

B. Sự truyền nhiệt giữa hai vật dừng lại khi hai vật có nhiệt lượng bằng nhau.

C. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng và vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

D. Bất cứ vật nào cũng có nhiệt lượng.

Câu 4. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?

A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dẫn nên co lại

B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.

C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.

D.Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.

Câu 5. Em hãy đánh dấu (x) vào các ô có các hình thức truyền nhiệt phù hợp :

Dẫn nhiệt Đối lưu Bức xạ nhiệt
1.Phơi lương thực dưới ánh nắng mặt trời
2.Hơ nóng kim châm cứu để làm ấm huyệt
3.Dùng đèn hồng ngoại để sưởi ấm.
4.Dùng khí nóng và khô sấy lương thực.

II/ TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

a. Nhiệt lượng là gì ? Đơn vị của nhiệt lượng ?

b. Bức xạ nhiệt là gì? Tại sao các bể chứa xăng lại thường được quét một lớp nhũ màu trắng bạc?

Câu 2 : (2 điểm) Nhỏ một giọt mực vào cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ nước trong cốc đã có màu của mực. Tại sao ? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh lên hay chậm đi ? Tại sao ?

Câu 3: ( 2 điểm) Tại sao ban ngày thường có gió thổi từ biển vào đất liền. Còn ban đêm thì lại có gió thổi từ đất liền ra biển.

Đề kiểm tra giữa học kì II lớp 8 môn Toán

PHÒNG GD&ĐT….

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2021 – 2022

MÔN: ĐẠI SỐ – LỚP 8

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1 (3 điểm) Giải các phương trình sau:

1) 3x – 12 = 0

2) (x-2)(2 x+3)=0

Câu 2 (1,5 điểm)

1) Tìm giá trị của m đề phương trình

nhận giá trị x=-1 là nghiêm.

2) Rút gọn biểu thức

với

Câu 3: (2 điểm)

Một xe khách và một xe tải xuất phát cùng một lúc đi từ tỉnh A đến tỉnh B. Mỗi giờ xe khách chạy nhanh hơn xe tải là 5 km nên xe khách đến B trước xe tải 30 phút. Tính quãng đường A B, biết rằng vận tốc của xe tải là 40 km/h.

Câu 4 (3 điểm) Cho hình chữ nhật A B C D có AB = 8cm, BC = 6cm. Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ A xuống BD, phân giác của

cắt B D ở E.

1) Chứng minh: Tam giác AHB đồng dạng tam giác BCD.

2) Chứng minh AH.ED = HB.EB.

3) Tính diện tích tứ giác AECH.

Câu 5 (0,5 điểm)

Cho số a= (10 2015 – 1 2) , hãy tính tổng các chữ số của a.

Đề thi giữa kì 2 lớp 8 môn Hóa học

Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Hóa học

TRƯỜNG THCS………..

TỔ HÓA – SINH

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II (2021– 2022)

Môn thi: HÓA HỌC LỚP 8

Thời gian :45 phút; không kể phát đề

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Chọn đáp án đúng ở mỗi câu và điền vào bảng đáp án trắc nghiệm bên trên.

Câu 1: Đốt cháy pirit sắt FeS2 trong khí oxi, phản ứng xảy ra theo phương trình: FeS2 + O2 -> Fe2O3 + SO2

Sau khi cân bằng hệ số của các chất là phương án nào sau đây?

A. 2, 3, 2, 4

B. 4, 11, 2, 8

C. 4, 12, 2, 6

D. 4, 10, 3, 7

Câu 2: Cho 6,5g Zn tác dụng với dung dịch có chứa 12g HCl. Thể tích khí H2( đktc) thu được là:

A. 1,12lít

B. 2,24 lít

C.3,36 lít

D. 2,42 lít

Câu 3: Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng thế?

A. CuO + H2-> Cu + H2O

B. Mg +2HCl -> MgCl2+H2

C. Ca(OH)2+ CO2-> CaCO3 +H2O

D. Zn + CuSO4->ZnSO4+Cu

Câu 4: Trong số các chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào làm quì tím hoá đỏ:

A. H2O

B. HCl

C. NaOH

D. Cu

Câu 5: Thể tích khí hiđro thoát ra (đktc) khi cho 9,8g kẽm tác dụng với 9,8g Axit sunfuric là:

A. 22,4 lít

B. 44,8 lít

C. 4,48 lít

D. 2,24 lít

Câu 6: Các câu sau, câu nào đúng khi định nghĩa dung dịch?

A. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất rắn và chất lỏng

B. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất khí và chất lỏng

C. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của hai chất lỏng

D. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi

Câu 7: Khi tăng nhiệt độ và giảm áp suất thì độ tan của chất khí trong nước thay đổi như thế nào?

A. Tăng

B. Giảm

C. Có thể tăng hoặc giảm

D. Không thay đổi

Câu 8: Dãy chất nào chỉ toàn bao gồm axit:

A. HCl; NaOH

B. CaO; H2SO4

C. H3PO4; HNO3

D. SO2; KOH

Câu 9: Dãy chất nào chỉ toàn bao gồm muối:

A. MgCl; Na2SO4; KNO3

B. Na2CO3; H2SO4; Ba(OH)2

C. CaSO4; HCl; MgCO3

D. H2O; Na3PO4; KOH

Câu 10: Cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng:

A. Gốc sunfat SO4hoá trị I

B. Gốc photphat PO4hoá trị II

C. Gốc Nitrat NO3hoá trị III

D. Nhóm hiđroxit OH hoá trị I

Câu 11: Ở 200C hoà tan 40g KNO3 vào trong 95g nước thì được dung dịch bão hoà. Độ tan của KNO3 ở nhiệt độ 200C là:

A. 40,1g

B. 44, 2g

C. 42,1g

D. 43,5g

Câu 12: Câu nào đúng khi nói về nồng độ phần trăm?

Nồng độ phần trăm là nồng độ cho biết:

A.Số gam chất tan có trong 100g dung dịch

B. Số gam chất tan có trong 100g dung dịch bão hoà

C. Số gam chất tan có trong 100g nước

D. Số gam chất tan có trong 1 lít dung dịch

Câu 13: Hoà tan 12g SO3 vào nước để được 100ml dung dịch.Nồng độ của dung dịch H2SO4 thu được là:

A. 1,4M

B. 1,5M

C. 1,6M

D, 1,7M

Câu 14: Trộn 2 lít dung dịch HCl 4M vào 1 lít dung dịch HCl 0,5M. Nồng độ mol của dung dịch mới là:

A. 2,82M

B. 2,81M

C. 2,83M

D. Tất cả đều sai

Câu 15: Ở 200C, độ tan của dung dịch muối ăn là 36g. Nồng độ % của dung dịch muối ăn bão hoà ở 200C là:

A. 25%

B. 22,32%

C. 26,4%

D. 25,47%

Câu 16: Hợp chất nào sau đây là bazơ:

A. Đồng(II) nitrat

B. Kali clorua

C. Sắt(II) sunfat

D. Canxi hiđroxit

Câu 17: Cặp chất nào sau đây khi tan trong nước chúng tác dụng với nhau tạo ra chất kết tủa?

A. NaCl và AgNO3

B. NaOH và HCl

C. KOH và NaCl

D. CuSO4và HCl

Câu 18: Hoà tan 124g Na2O vào 876ml nước, phản ứng tạo ra NaOH. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là

A. 16%

B. 17%

C. 18%

D.19%

Câu 19: Nồng độ mol/lít của dung dịch là:

A. Số gam chất tan trong 1 lít dung dịch

B. Số gam chất tan trong 1lít dung môi

C. Số mol chất tan trong 1lít dung dịch

D. Số mol chất tan trong 1lít dung môi

Câu 20: Tất cả các kim loại trong dãy nào sau đây tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường?

A. Fe, Zn, Li, Sn

B. Cu, Pb, Rb, Ag

C. K, Na, Ca, Ba

D. Al, Hg, Cs, Sr

II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1: (2điểm) Bổ túc và cân bằng phương trình hóa học sau đây và cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào (ghi điều kiện phản ứng, nếu có)?

1) Fe2O3 + H2 ? + ?

2) ? + H2O H3PO4

3) Na + H2O ? + ?

4) P + O2 ?

Câu 2: (2 điểm) Cho săt tác dụng vừa đủ với 182,5 gam dung dịch HCl 5% đến khi phản ứng kết thúc thu được V lít khí ở đktc?

a.Viết phương trình hóa học xảy ra?

b. Tính khối lượng sắt đã phản ứng và tính V?

c.Tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối thu được?

Đáp án đề thi giữa kì 2 lớp 8 môn Hóa học

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án B B C B D D B C A D C A B C C D A A C C

II. TỰ LUẬN

Câu 1: (2đ) Bài giải:

1) w Fe2O3 + 3H2 →2Fe + 3H2O (phản ứng thế)

2) w P2O5 + 3H2O →2H3PO4 (phản ứng hóa hợp)

3) w 2Na + 2H2O→ 2NaOH + H2 (phản ứng thế)

4) w 4P + 5O2 → 2P2O5 (phản ứng cộng)

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

Câu 2

(2đ)

a. PTHH

Fe + 2 HCl →FeCl2 + H2

1 2 1 1

0,125 0,25 0,25 0,25

b. mHCl = 9,125 g

nHCl = 0,25 mol

mFe = 0,125. 56= 7g

VH2 = 0,25.22,4= 5,6 l

c. mFeCl2 = 0,25.127=31,75g

mdd sau pư= m Fe + mdd HCl – m H2

=7 +182,5-0,25.2= 189g

C%(FeCl2) =16,798%

0,5đ

0,5đ

Đề thi giữa kì 2 môn Tin học lớp 8

Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Tin học lớp 8

CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Cao Thấp
TN TL TN TL TN TL TN TL
CĐ7: Cấu trúc lặp Câu 6.A Câu 3.A
CĐ8: Lặp với số lần biết trước. Câu 2.A Câu 7.A Câu 12.A Câu 5.A Câu 2.B
CĐ9: Lặp với số lần chưa biết trước. Câu 1.ACâu 4.A Câu 9.A Câu 11.A Câu 1.B Câu 8.ACâu 10.A
Tổng số câu 4 3 3 4
Tổng số điểm 2 1.5 3 3.5
Tỉ lệ 20% 15% 30% 35%

Đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 8

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng:

Câu 1: Câu lệnh viết đúng cú pháp là:

A. While <điều kiện> to <câu lệnh>;

B. While <điều kiện> do <câu lệnh>;

C. While <điều kiện> to <câu lệnh1> do;

D. While <điều kiện>; do <câu lệnh>;

Câu 2: Cú pháp của câu lệnh lặp for … do … là ?

A. If (điều kiện) then (câu lệnh);

B. Var n, i:interger;

C. Phải kết hợp cả a, b và c.

D. For <biến đếm>:=<giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>;

Câu 3: Hoạt động nào sau đây có thể tính toán được số lần làm việc:

A. Múc từng gáo nước đến đầy bể

B. Đi lên tầng, đến tầng 10 thì dừng

C. Học cho tới khi thuộc bài

D. Nhặt từng cọng rau cho tới khi xong

Câu 4: Vòng lặp while .. do là vòng lặp:

A. Biết trước số lần lặp

B. Biết trước số lần lặp nhưng giới hạn là <=100

C. Chưa biết trước số lần lặp

D. Biết trước số lần lặp nhưng giới hạn là >=10

Câu 5: Trong ngôn ngữ Pascal, đoạn chương trình sau đưa ra màn hình kết quả gì?

For i:=1 to 10 do write (i,’ ‘);

A. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

B. 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1

C. Đưa ra 10 dấu cách

D. Không đưa ra kết quả gì

Câu 6: Bạn An ăn sang mỗi ngày?

A. Lặp với số lần biết trước.

B. Lặp với số lần chưa biết trước.

C. Không có hoạt động lặp.

D. Đáp án khác.

Câu 7: Câu lệnh nào sau đây hợp lệ

A. for i:=100 to 1 do writeln(‘A’);

B. for i:= 1.5 to 10.5 do writeln(‘A’);

C. for i:= 1 to 10 do; writeln(‘A’);

D. for i:=1 to 10 do writeln(‘A’);

Câu 8: Câu lệnh Pascal : While (4*5>=20) do Writeln (4*5); sẽ :

A. In số 20 ra màn hình 4 lần.

B. In số 20 ra màn hình 5 lần.

C. Không thực hiện lệnh Writeln (4*5);

D. Lặp vô hạn lần lệnh Writeln (4*5);

Câu 9: While S<=20 do Writeln(S); Điều kiện để dừng chương trình là

A. S>20

B. S=20

C.S<>20

D. S<20

Câu 10: Đoạn lệnh sau đây sẽ cho kết quả gì?

so:=1;

While so < 10 do writeln(so); so:=so + 1;

A. In ra vô hạn các số 1, mỗi số trên một dòng

B. Không phương án nào đúng

C. In ra các số từ 1 đến 9;

D. In ra các số từ 1 đến 10;

Câu 11: Câu lệnh nào sau đây lặp vô hạn lần

A. s:=5; i:=0;

While i<=s do s:=s + 1;

C. s:=5; i:=1;

While i<=s do i:=i + 1;

B. s:=5; i:=1;

While i> s do

i:=i + 1;

D. s:=0; i:=0; n:=5;

While i<=n do

Begin

If (i mod 2)=1 Then S:=S + i;

Else i:=i+1;

End;

Câu 12: Để tính tổng S=1/2+1/4 + 1/6 + … +1/ n; em chọn đoạn lệnh:

A. for i:=1 to n do

if ( i mod 2)=0 then S:=S + 1/i;

C. for i:=1 to n do

if ( i mod 2) < > 0 then S:=S + i;

B. for i:=1 to n do

if ( i mod 2)=0 then S:=S – 1/i
Else S:= S + 1/i;

D. for i:=1 to n do

if ( i mod 2)=0 then S:=S +1/ i

Else S:=S-1/i;

II. TỰ LUẬN: (4 điểm)

Câu 1: Đoạn chương trình (2đ)

i:=0;

T:=5;

While T<20 do

Begin

i:=i+1;

T=T*i;

End;

Cho biết với đoạn lệnh trên chương trình thực hiện bao nhiêu vòng lặp và ý nghĩa câu lệnh lặp bằng cách điền vào chỗ trống bên dưới:

Khởi tạo:………………………………….. Số vòng lặp:……….

Ý nghĩa:………………..

……………………………….

……………………………….

T<20? i:=i+1;

T:=T*i;

…<20→ Đ ………………………….
…< 20→…. ………………………….
…< 20→….. ………………………….

Câu 2: Đoạn chương trình (2đ)

Write(‘ Nhap vao so cau hoi:’); Readln(n);

S:=0;

For i:=1 to n do S:=S+2*i

Em hãy chạy chương trình và kiểm tra kết quả với những bộ thử sau:

STT Số câu hỏi Tổng số bút cần mua
1 n= 8 S= 72
2 n=15 S=………. (1đ)
3 n=32 S=………. (1đ)

Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Tin học lớp 8

I. Trắc nghiệm: (6 điểm)

(Mỗi câu đúng được 0,5đ)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
B D B C A B D D A A A A

II. Tự Luận: (4 điểm)

Câu 1: Đoạn chương trình (2đ)

Khởi tạo:i:=0; S:=5; Số vòng lặp:3

Ý nghĩa: Tính tích

Đến khi nào T>=20 thì dừng vòng lặp

T<20? i:=i+1;

T:=S*i;

5<20à Đ i=1, T= 5
5< 20àĐ i=2, T= 10
10< 20àĐ i=3, T= 30
30<20à S

Kết thúc vòng lặp

Câu 2: Đoạn chương trình (2đ)

STT Số câu hỏi Tổng số bút cần mua
1 n= 8 S= 72
2 n=15 S= 240 (1đ)
3 n=32 S= 1056 (1đ)

Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Công nghệ

Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 8

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
TN TL TN TL TN TL TN TL
Hình chiếu Nắm được hướng chiếu và vị trí các hình chiếu trong bản vẽ kĩ thuật Vẽ được hình chiếu vuông góc của vật thể
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

0.5

5%

1

3

30%

2

3.5

35%

Bản vẽ các khối hình học Nắm được các hình chiếu của các khối hình học
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

0,5

5%

1

0,5

5%

Hình cắt Nắm được khái niệm, công dụng

hình cắt

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

1.5

15%

1

0.5

5%

Biểu diễn ren Nắm được quy ước vẽ ren
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

0,5

5%

1

0.5

5%

Đọc bản vẽ đơn giản Hiểu được các tỉ lệ của bản vẽ để áp dụng thực tế Đọc được BV đơn giản
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

0,5

5%

1

2,5

25%

2

3

30%

Bản vẽ lắp, bản vẽ nhà Nhận biết được nội dung và trình tự đọc của bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp và bản vẽ nhà
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

2

1

10%

2

1

10%

Tổng 4

30

30%

3

1,5

15%

1

2,5

25%

1

3

30%

9

10

100%

Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 8

Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng

Câu 1. Một cạnh của vật thể dài 80 mm, nếu vẽ tỉ lệ 1: 5 thì kích thước ghi trên bản vẽ là:

A. 16

B. 400 mm

C. 400

D. 16 mm

Câu 2: Trình tự đọc bản vẽ lắp là:

A. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, bảng kê, phân tích chi tiết, tổng hợp

B. Khung tên, hình biểu diễn, bảng kê, kích thước, phân tích chi tiết, tổng hợp

C. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước, phân tích chi tiết, tổng hợp

D. Hình biểu diễn, kích thước, bảng kê, khung tên, phân tích chi tiết, tổng hợp

Câu 3: Đường đỉnh ren trong bản vẽ ren được quy ước vẽ như thế nào?

A. Vẽ bằng nét liền đậm

C. Vẽ bằng nét đứt

B. Vẽ bằng nét liền mảnh

D. Vẽ bằng đường gạch gạch

Câu 4: Bản vẽ nhà là một loại bản vẽ:

A. Bản vẽ cơ khí

B. Bản vẽ xây dựng

C. Bản vẽ chi tiết

D. Bản vẽ lắp

Câu 5: Hình chiếu đứng thuộc mặt phẳng chiếu nào? Và có hướng chiếu như thế nào?

A. Mặt phẳng chiếu đứng, từ trái qua

B. Mặt phẳng chiếu đứng, từ sau tới

C. Mặt phẳng chiếu đứng, từ trước tới

D. Mặt phẳng chiếu đứng, từ trên xuống

Câu 6: Nếu đặt mặt đáy của hình trụ song song với mặt phẳng chiếu cạnh, thì hình chiếu đứng có hình dạng gì?

A. Hình vuông

C. Hình tròn

B. Hình tam giác

D. Hình chữ nhật

II. Tự luận: (7 điểm)

Câu 1 (1,5 đ) Thế nào là hình cắt? Hình cắt dùng để làm gì?

Câu 2 (3 đ) Vẽ các hình chiếu vuông góc của vật thể sau:

Câu 3 (2,5đ) Hãy quan sát và đọc bản vẽ sau:

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 8

Câu Đáp án Điểm
1 D 0,5
2 C 0,5
3 A 0,5
4 B 0,5
5 C 0,5
6 D 0,5
TỰ LUẬN
1 -Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt( khi giả sử cắt vật thể)

– Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể.

0,750,75
2 Vẽ các hình chiếu vuông góc. Mỗi hình vẽ đúng được 1 điểm

Câu 3 Mỗi bước đọc đúng được 0,5 điểm
Trình tự đọc Nội dung cần hiểu Bản vẽ côn có ren
1. Khung tên – Tên gọi chi tiết

– Vật liệu

– Tỉ lệ

– Côn có ren

– Thép

– 1:1

2. Hình biểu diễn – Tên gọi hình chiếu

– Vị trí hình cắt

– Hình chiếu cạnh

– Hình cắt ở hình chiếu đứng.

3. Kích thước – Kích thước chung của chi tiết.

– Kích thước các phần của chi tiết.

– Rộng 18, Dày 10

– Đầu lớn f18, dày 10, đầu bé f14.

– Kích thước ren M8x1 ren hệ mét, đường kính d=8, bước ren p=1.

4. Yêu cầu kĩ thuật. – Gia công

– Xử lí bề mặt

-Tôi cứng

-Mạ kẽm

5. Tổng hợp – Mô tả hình dạng và cấu tạo của chi tiết.

– Công dụng của chi tiết

– Côn có dạng hình nón cụt.

– Có lỗ ren ở giữa

– Dùng để lắp với trục của cọc lái.

………………………………………

Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn lớp 8

Ma trận đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Văn

Cấp độChủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
1.Văn học

– Thơ Việt Nam

– Nghị luận hiện đại

– Thuộc và ghi lại bài thơ

– Hoàn cảnh sáng tác

– Thể thơ bài:

“ Tức cảnh Pác Bó”

– Hiểu được ý nghĩa – nhan đề của văn bản
Số câu:

Số điểm –Tỉ lệ %

Số câu:1

Sốđiểm:2

Số câu:1

Sốđiểm:1

Số câu:2

3điểm =30%

2.Tiếng Việt

– Các loại câu

– Nhớ đặc điểm, hình thức và chức năng của câu nghi vấn – Hiểu chức năng của câu nghi vấn cụ thể
Số câu:

Số điểm – Tỉ lệ %

Số câu:1

Sốđiểm:1

Số câu:1

Sốđiểm:1

: Số câu:2

2điểm =20%

3.Tập làm văn

– Văn nghị luận

Viết một bài văn nghị luận về vấn đề xã hội
Số câu:

Số điểm – Tỉ lệ %

Số câu:1

Sốđiểm:5

Số câu:1

5điểm =50%

Tổng số câu:

Tổng số điểm:

Tỉ lệ %:

Số câu:2

Số điểm:3

Tỉ lệ 30%

Số câu:2

Số điểm:2

Tỉ lệ 20%

Số câu:1

Số điểm:5

Tỉ lệ 50%:

Số câu:5

Sốđiểm:10

Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Văn

Câu 1:Em hãy chép lại bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” của Nguyễn Ái Quốc , cho biết bài thơ thuộc thể thơ gì, ra đời trong hoàn cảnh nào?. (2đ)

Câu 2:Em hiểu gì về ý nghĩa nhan đề “ Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc. (2đ)

Câu 3:Hãy cho biết đặc điểm, chức năng của câu nghi vấn.(2đ)

Câu 4:(4đ)

Đề 1: Việt Nam có truyền thống “ Lá lành đùm lá rách” bằng hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ vấn đề trên.

Đề 2: Hiện nay có một số bạn học sinh đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi, với truyền thống văn hóa dân tộc, với hoàn cảnh gia đình. Em hãy viết bài nghị luận để thuyết phục các bạn thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn.

Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Văn 8

CÂU NỘI DUNG TRẢ LỜI ĐIỂM
1 – HS ghi đúng bài thơ

– Tháng 2/1941, sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài Bác về nước và làm việc tại hang Pác Bó.

– Bài thơ thuộc thể thơ tứ tuyệt

1

0.5

0.5

2 – Nhan đề thuế máu: tố cáo tội ác của bọn thực dân Pháp và cho thấy số phận bi thảm của ngưới dân bản xứ 1
3 – Đặc điểm của câu nhgi vấn: Trong câu có tứ nghi vấn: ai, gì, thế nào…Kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi.

– Chức năng: Dùng để hỏi, ngoài ra câu nghi vấn còn dùng để bộc lộ cảm xúc, cầu khiến.

0.5

0.5

4 a. Bộc lộ cảm xúc: sự cảm thương, nuối tiếc

b. Hỏi

0.5

0.5

5 Đề 1

Mở bài:Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Người Việt Nam có truyền thống yêu thương, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.

Thân bài:trình bày các luận điểm để làm sáng tỏ vấn đề:

– Ý nghĩa của câu tục ngữ

– Trong thực tế ta chứng kiến rất nhiều những gương sáng luôn giúp đỡ ngưới gặp khó khăn, hoạn nạn:

+ Toàn dân quyên góp giúp đỡ đồng bào bị thiên tai , lũ lụt .

+ Các mạnh thường quân giúp đỡ các gia đình nghèo: Xây nhà, tặng quà…

+ Trên tivi có rất nhiều chương trình giúp người nghèo khó: mái ấm tình thương, vòng tay nhân ái…

+ Ở trường cũng nhiều lần phát động phong trào tấm áo tặng bạn, tết vì bạn nghèo…

– Nhận định chung và kêu gọi mọi người hãy phát huy truyền thống tốt đẹp này.

Kết bài: Khẳng định lại truyền thống tốt đẹp của người VN.

Lời hứa và quyết tâm của bản thân.

Đề 2

Mở bài:Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Thuyết phục các bạn HS thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn.

Thân bài:trình bày các luận điểm:

– Gần đây cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn lành mạnh như trước nữa.

– Các bạn lầm tưởng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành người văn minh, sành điệu.

– Việc chạy theo mốt ăn mặc ấy có nhiều tác hại: làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến chất lượng học tâp, tốn kém tiền của của cha mẹ.

– Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng phải lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi, với hoàn cảnh sống, với truyền thống văn hóa của dân tộc.

· Kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Kết bài:Khẳng định lại vấn đề. Lời khuyên, lới hứa của bản thân

1

1

1.5

0.5

1

1

0.75

0.75

0.75

0.75

1

Đề thi giữa học kì 2 môn Toán 8

Ma trận đề thi giữa kì 2 Toán 8

Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
1. Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải Nhận biết được phương trình bậc nhất 1 ẩn Vận dụng được cách giải phương trình dạng ax + b = 0 để giải bài tập.
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Câu 1

0.25đ

2.5%

Bài 1abd

1.75đ

17.5%

4 câu

2.0đ

20%

2. Tập nghiệm của phượng trình bậc nhất Hiểu được một số là nghiệm của phương trình khi thỏa mãn VT=VP.
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Câu 2,3,4,5

1.0đ

10%

4 câu

1.0đ

10%

3. Phương trình tích Giải được bài tập đơn giản phương trình dạng phương trình tích
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Câu 13

0.25đ

2.5%

Bài 1c

0.75đ

7.5%

2 câu

1.0đ

10%

4. Phương trình chứa ẩn ở mẫu Tìm được ĐKXĐ của phương trình chứa ẩn ở mẫu Vận dụng được cách giải phương trình chưa ẩn ở mẫu
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Câu 6;7

0.5đ

5%

Bài 1e

1.0đ

10%

3 câu

1.5đ

15%

5. Định lí Ta – lét và hệ quả của định lí Ta – lét Nhận biết đoạn thẳng tỉ lệ Hiểu được định lí Ta-lét và hệ quả của định lí Ta-lét
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Câu 8;12

0.5đ

5%

Câu 10;11

0.5đ

5%

4 câu

1.0đ

10%

6. Tính chất đường phân giác của tam giác Hiểu được tính chất đường phân giác của tam giác
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Câu 9;15

0.5đ

5%

2 câu

0.5đ

5%

7. Các trường hợp đồng dạng của tam giác Biết được tỉ số đồng dạng của hai tam giáctừ đó liên hệ đến tỉ số chu vi, đường cao,… Vận dụng được các trường hợp đồng dạng của tam giác vào giải bài tập Vận dụng được các trường hợp đồng dạng của tam giác vào giải bài tập
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Câu 14;16

0.5đ

5%

Bài 2a

0.75đ

7.5%

Bai 2b

1.75đ

17.5%

4 câu

3.0đ

30%

TS câu

TS điểm

Tỉ lệ %

5 câu

1.25đ

12.5%

10 câu

2.5đ

25%

1 câu

0.25đ

2.5%

5 câu

3.25đ

32.5%

2 câu

2.75đ

27.5%

23 câu

10đ

100%

Đề thi giữa kì 2 môn Toán lớp 8

Câu 1 (2,0 điểm)Cho biểu thức:(với).

a. Rút gọn biểu thức A

b. Tínhbiết x thỏa mãn

Câu 2 ( 2,0 điểm)Giải các phương trình sau:

a. (x-2)(2 x-1)=5(2-x)

b.

Câu 3(2,0 điểm). Giải bài toán bằng cách lập phương trình:

Một xe máy dự định đi từ A đến B với vận tốc 35km/h. Nhưng khi đi được một nửa quãng đường AB thì xe bị hỏng nên dừng lại sửa 15 phút, để kịp đến B đúng giờ người đó tăng vận tốc thêm 5km/h trên quãng đường còn lại. Tính độ dài quãng đường AB.

Câu 4 (3,5 điểm)Cho hình bình hành ABCD có AC>BD). Vẽtại \mathrm{E} ;tại F;tại H

a. CMR:

b. CMR:

c. Tia BH cắt đường thẳng CD tại Q; cắt cạnh AD tại K .

Câu 5: (0,5 điểm)Giải phương trình sau:

(x2+ 9) (x2+ 9x) = 22(x-1)2

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 8 môn Toán

Câu 1:

( với).

b. Với

Thay vào Q ta được:

Vậy Q=2021 khi

Câu 2

a. (x-2)(2 x-1)=5(2-x)

Vậy S{-2 ; 2}

Đk:

Vậy S=0

……………

Đề kiểm tra giữa kì 2 môn tiếng Anh 8

I. LISTENING :

A .Listen Are these statements true or false ? Check (P) the correct answer.(1pt). True False

1. Cindy isn’t so tall .

2. Bob is in his teens.

3. Anne is 29.

4. Patil’s cousin has blond hair

B . Listen to the tape and write the missing word : (1 pt)

Let’s Recycle!

M: Hi, Jane! Have you heard about the new laws to help ………(1)……… recycle?

W: I heard about them on the news last night. I don’t think I like them.

M: The government wants to keep the environment clean by recycling paper, ………(2)………, and glass instead of throwing these things away.

W: But who wants to pay an extra 50 cents each time you buy a cup of coffee? That’s a lot of money!

M: 50 cents? It’s only five cents extra for a paper cup.

W: I thought it was 50 cents!

M: No, it’s only five cents. Don’t worry. And you can get your money ………(3)……….when you return the cup.

W: That’s fair. Well, maybe the government is right, after all. I’ll return all the paper coffee cups I use from now on.

M: Good! We all need to ………(4)………….. . It helps to keep the environment clean

B.USE OF LANGUAGE

Question II. Find the word which has different sound in the part underlined. (0.5 points)

1. A. wanted B. naked C. danced D. needed

2. A. who B. when C. where D. what

1. A. around B. various C. sound D. mountains

2. A. buffalo B. photo C. limestone D. botanical

Question IV. Choose the best answer. (A,B, C or D ). ( 1.5 points)

1. Mi and Nick like ______________ back Mi’s home village on holiday.

A. comes

B. come

C. came

D. coming

2. If the factory ________dumping poison into the lake, all the fish and other aquatic animals will die.

A. continues

B. to continue

C. continued

D. will continue

3.Water ________________ in the lake has made the fish die.

A. pollution

B. pollute

C. polluted

D. polluting

4.If the air wasn’t dirty, I ________________ so much.

A. wouldn’t sneeze

B. sneeze

C. would sneeze

D. to sneeze

5. If the factory continues dumping poison into the lake, all the fish and other aquatic animals ______

A. die

B. to died

C. dead

D. will die

6. Water pollution is the ________________ in the lake has made the fish die.

A. contaminating

B. contaminate

C. contaminated

D. contamination

Question V. Put the verbs in brackets into the correct form.( 1.5 points)

1.He usually ( go) ______________ to school by bike.

2.My father used to (go) ______________fishing when he was a child.

3.They ( live) ______________ here for 8 years.

4.If we (recycle) ________ more, we will help the Earth.

5. Factories (not dump) ______________waste into rivers if the government fines them heavily.

6. If people travel to work by bus, there (be) ______________fewer car fumes.

C-READING:

Question VI Read the passage and choose the correct answer A, B, C or D.(2.0 points)

Environmental pollution is a term that (1)______ to all the ways by which man pollutes his surroundings. Man dirties the air with (2)______ gases and smoke, (3)_____ the water with chemicals and other substances, and damages the (4)_____ with too many fertilizers and pesticides. Man also pollutes his surroundings (5)_____ various other ways. For example, people ruin natural beauty by (6)_____ junk and litter on the land and in the water.

Environmental pollution is one of the most serious problems facing mankind today. Air, water and soil are necessary to the (7)_____ of all living things. Badly polluted air can cause illness, and (8)_____ death. Polluted water kills fish and other (9)_____ life. Pollution of soil reduces the amount of land that is available for growing food. Environmental pollution also brings ugliness to man’s (10)_____ beautiful world.

1. A. means B. refers C. provides D. reduces

2. A. thick B. natural C. exhaust D. influent

3. A. purifies B. pumps C. sprays D. poisons

4. A. soil B. forests C. streets D. beaches

5. A. on B. in C. by D. with

6. A. spoiling B. leaving C. scattering D. gathering

7. A. survival B. environment C. development D. growth

8. A. so B. ever C. too D. even

9. A. animal B. marine C. human D. plant

10. A. nature B. natural C. naturally D. natured

D-WRITING:

Question VII. There is a mistake in the four underlined parts of each sentence. Find the mistake (A, B, C, or D ) and correct it. ( 1. 0 point)

1.Waterpollute(A)in the lakehas (B)made(C)the fishdie. (D)

2. Factories (A)don’t (B) dumpwasteinto(C)rivers if the government fines themheavily.

3.The earthquakeoccurred(A)atmidday(B)whenmany(C)peoplehad (D)lunch.

4.Hundreds(A) ofhousesdestroyed(B)after a tornadohit (C)thesmall town(D)of Texas.

Question VIII.Complete the second sentence so that it has similar meaning to the first sentence.(1.0 point)

1.Students are more aware of protecting the environment. Teachers teach environmental issues at school.

If …………………………………………………………………………………………………

2.People speak English all over the world.

English …………………………………………………………………………………………..

3.Many rivers and lakes are poisoned.Factories produce waste and pour it into rivers and lakes.

Because ………………………………………………………………………………………….

4.They provided food then cleared up the debris.

After they………………………………………….

……..

Đáp án đề thi giữa kì 2 Anh 8

A.LISTENING

Question I:Mỗi ý đúng được 0,25 điểm

Question II: Listen to the tape and write the missing word : Mỗi ý đúng được 0,25 điểm

B.USE OF LANGUAGE

Question II: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm

Question IV: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm

Question V: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm

4.recycle

5.won’t dump

6.will have

C.READING

Question II : Mỗi ý đúng được 0,2 điểm

Answer

D.WRTING

Question VII Mỗi ý đúng được 0,25 điểm

1. A Water pollution

2.B won’t dump

3.D were having

4.B were destroyed

Question VIII Mỗi ý đúng được 0,25 điểm

1. If Teachers teach environmental issues at school, Students will be more aware of protecting the environment.

2. English is spoken all over the world.

3. Many rivers and lakes are poisoned because factories produce waste and pour it into rivers and lakes.

4. After they had provided food, they cleared up the debris.

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử 8

Ma trận đề thi giữa kì 2 Lịch sử 8

Tên chủ đề/

bài học

Nhận biết Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

Cuộc cách mạng tư sản Âu – mĩ – Nêu được các môc thời gian bùng nổ, các giai cấp tiến hành các cuộc cách mạng Trình bày được các sự kiện tiêu biểu của các cuộc cách mạng Phân tích được ý nghĩa của các sự kiện trong các cuộc cách mạng tư sản So sánh và đánh giá các cuộc cách mạng tư sản
Số câu 5 3 3 2
Số điểm 1.5 0.9 1.2 1
Các nước tư bản Âu- Mĩ cuối thế kỷ XIX đầu XX Nêu được tình hình kinh tế chính trị và vị trí của các nước tư bản – Trình bày các nội dung chính trong công xã Pari

– Trình bày nguyên nhân phát triển của các nước tư bản

– Giải thích được đặc điểm chủ nghĩa đế quốc
Số câu 7 4 1
Số điểm 2.1 1.2 0.4
Phong trào Công nhân cuối thế kỷ XVIII đầu XX Trình bày được phong trào đấu tranh của công nhân, nội dung chủ nghĩa Mác -Lý giải được sự nguyên nhân thất bại cảu phong trào công nhân

– So sánh tư tưởng của Mác và Ăng ghen

Số câu 3 2
Số điểm 0,9 0.8
Tổng số câu 12 10 6 2
Tổng số điểm 3.6 3 24 1
Tỉ lệ 36 30 24 10

Đề kiểm tra giữa kì 2 Sử 8

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Từ thế kỉ XII đến thế kỉ XIV, Nê-đéc- lan bị lệ thuộc vào vương quốc nào?

A. Vương quốc Tây Ban Nha.
B. Vương quốc Bồ Đào Nha.
C. Vương quốc Bỉ.
D. Vương quốc Anh.

Câu 2: Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện, giai cấp nào đã xuất hiện?

A. Quý tộc mới
B. Tư sản và vô sản
C. Tư sản và tiểu tư sản
D. Tư sản và thợ thủ công

Câu 3:Cuộc nội chiến ở Anh bùng nổ vào thời gian nào?

A. Tháng 1 – 1642
B. Ngày 14 – 6 – 1645
C. Ngày 22 – 8 – 1642
D. Ngày 14 – 6 – 1642

Câu 4.Từ thế kỉ XVI, ngành sản xuất nào nổi tiếng nhất ở Anh?

A. Sản xuất thủ công nghiệp.
B. Sản xuất nông nghiệp.
C. Sản xuất len dạ.
D. Sản xuất và chế biến thủy tinh.

Câu 5: Quý tộc mới là một trong những thành phần lãnh đạo cuộc cách mạng nào?

A. Cách mạng Anh
B. Cách mạng Mỹ
C. Cách mạng Mỹ và Anh
D. Cách mạng Hà Lan.

Câu 6:Năm 1913 quốc gia đứng vị trí thứ 4 trong sản xuất là:

A. Anh
B. Pháp.
C. Mĩ
D. Đức

Câu 7: Nước có nhiều thuộc địa đứng thứ hai thế giới là nước nào?

A. Anh
B. Pháp
C. Đức
D. Mĩ

Câu 8:Quốc gia nào là chế độ quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang

A. Anh
B. Pháp
C. Mĩ
D. Đức

Câu 9: Chế độ chính trị của Mĩ là

A. Cộng hòa
B. Quân chủ chuyên chế
C. Quân chủ lập hiến
D. Phong kiến

Câu 10:Từ năm 1913 Đức đã vươn lên vị trí thứ mấy thế giới.

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 11: Chủ nghĩa Đế quốc cho vay lãi là quốc gia nào?

A. Mĩ
B. Anh
C. Đứ
D. Pháp

Câu 12: Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ mấy trên thế giới?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 13:Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao vào thời gian nào? Tương ứng với sự kiện gì?

A. Năm 1649, tương ứng với sự kiện Vua Sác-lơ I bị xử tử.
B. Năm 1648, tương ứng với sự kiện quân đội Sác-lơ I bị Quốc hội đánh bại.
C. Năm 1658, tương ứng với sự kiện quý tộc mới và tư sản chủ trương lập lại chẽ độ quân chủ.
D. Năm 1689, tương ứng với sự kiện tư sản và quý tộc mới đưa Vin- hem O-ran-giơ lên ngôi vua.

Câu 14.Các Mác viết: “Thắng lợi của giai cấp tư sản có nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến”, Đó là ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản nào?

A. Cách mạng tư sản Hà Lan.
B. Cách mạng tư sản Anh.
C. Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ.
D. Cách mạng tư sản Pháp.

Câu 15: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp có gì tiến bộ?

A. Đề cao vấn đề quyền tự do, bình đẳng của con người.
B. Bảo về quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội.
C. Bảo vệ quyền lợi cho tư sản.
D. Bảo vệ quyền lợi cho những người cầm quyền.

Câu 16:Vào thế kỉ XVIII, ở Pháp mâu thuẫn nào là mâu thuẫn cơ bản nhất?

A. Mâu thuẫn giữa phong kiến, nhà thờ với các tầng lớp nhân dân trong Đẳng cấp thứ ba.
B. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc phong kiến.
C. Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp tăng lữ.
D. Mâu thuẫn giữa công nhân, nông dân với chế độ phong kiến.

Câu 17: Trong các biện pháp của phái Gia-cô-banh, biện pháp nào mang lại quyền lợi thiết thực nhất cho giai cấp nông dân?

A. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
B. Đưa ra các chính sách chống lạm phát.
C. Thực hiện chính sách trưng thu lúa mì.
D. Quy định các mức lương cho người lao động làm thuê.

Câu 18:Nguyên nhân chủ yếu làm cho nền công nghiệp của Anh vào cuối thế kỉ XIX phát triển chậm hơn các nước Mỹ, Đức là gì?

A. Công nghiệp Anh phát triển sớm, nên máy móc nhanh chóng bị lỗi thời, cũ kĩ.
B. Giai cấp tư sản không chú trọng đầu tư công nghiệp, mà đầu tư nhiều vào khai thác thuộc địa.
C. Anh tập trung phát triển các ngành khác tạo thế cân bằng đối với sự phát triển của công nghiệp.
D. Sự vươn lên mạnh mẽ của công nghiệp Mỹ, Đức.

Câu 19:Đến cuối thế kỉ XIX, tại sao nền kinh tế Pháp phát triển chậm lại?.

A. Pháp tập trung nhiều vào việc khai thác thuộc địa.
B. Pháp thua trận và phải bồi thường chiến phí, tài nguyên
C. Pháp chỉ tập trung phát triển các ngành ngân hàng, cho vay lấy lãi.
D. Kinh tế Pháp phát triển không đều giữa các ngành.

Câu 20. Phong trào đấu tranh đầu tiên của công nhân diễn ra dưới hình thức nào?

A. Bỏ trốn tập thể để khỏi bị hành hạ.
B. Đánh bọn chủ xưởng, bọn cai ký.
C. Đập phá máy móc, đốt công xưởng.
D. Đập phá máy móc, đánh chủ xưởng.

Câu 21.Vì sao giới chủ lại thích sử dụng trẻ em

A. Nhanh nhạy trong sử dụng máy móc
B. Có sức khỏe dẻo dai
C. Có số lượng đông đảo
D. Khả năng phản kháng hạn chế

Câu 22:Bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do Mác và Ăng-ghen soạn thảo kết thúc bằng khẩu hiệu nào?

A. Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!
B. Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!
C. Các dân tộc bị áp bức hãy đoàn kết lại!
D. Nhân dân các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!

Câu 23: Vì sao Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là : Chủ nghĩa đế quốc thực dân”?

A. Nước Anh có thuộc địa và lãnh thổ rộng lớn.
B. Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa.
C. Tư sản Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn trên thế giới.
D. Anh có một nền kinh tế công nghiệp phát triển bậc nhất thế giới.

Câu 24:Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở Anh, Pháp, Đức những năm 30 của thế kỉ XIX thất bại vì sao?

A. Lực lượng quá yếu thiếu sự đoàn kết.
B. Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.
C. Không được sự ủng hộ của phong trào công nhân quốc tế.
D. Chưa có ý thức giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của mình.

Câu 25:Điểm giống nhau cơ bản trong tư tưởng của Mác và Ăng-ghen là gì?

A. Nhận thức rõ được bản chất xấu xa của chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản.
B. Chung tư tưởng đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản bất công và xây dựng một xã hội bình đẳng.
C. Khẳng định rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản trong việc đánh đổ giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản, giải phóng loài người.D. Nhận ra được nỗi thống khổ của giai cấp công nhân và
nông dân lao động dưới chế độ tư bản chủ nghĩa.

Câu 26:Vì sao việc đánh chiếm pháo đài Baxti đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng Pháp?

A. Pháo đài Baxti tượng trưng cho uy quyền nhà Vua.
B. Pháo đài được xây dựng để bảo vệ thành Pa-ri.
C. Pháo đài là nơi giam cầm những người chống chế độ phong kiến.
D. Chế độ quân chủ chuyên chế bị giáng đòn đầu tiên quan trọng, cách mạng bước đầu thắng lợi và tiếp tục phát triển.

Câu 27:Mặt hạn chế của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là gì?

A. Chỉ phục vụ cho quyền lực của giai cấp tư sản.
B. Phục vụ cho quyền lợi của giai cấp công nhân.
C. Phục vụ cho quyền lợi của tầng lớp địa chủ phong kiến.
D. Phục vụ cho các tầng lớp tham gia đấu tranh.

Câu 28. Nguyên nhân cơ bản nào chứng minh Cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?

A. Thiết lập được nền cộng hòa tư sản
B. Cách mạng đã đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia – cô – banh.
C. Cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng.
D. Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.

Câu 29. Điểm giống nhau về bối cảnh bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp và Anh là

A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xâm nhập vào nông nghiệp
B. Sự ra đời của tầng lớp quý tộc mới
C. Sự tồn tại của chế độ đẳng cấp
D. Cuộc khủng hoảng về tài chính của triều đại phong kiến

Câu 30:Vì sao cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại?

A. Do giai cấp tư sản lãnh đạo
B. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân
D. Thực hiện triệt để các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản

Đáp án đề thi giữa kì 2 Sử 8

1.A 2.B 3.C 4.C 5.A 6.A 7.B 8.D 9.A 10.B
11.D 12.B 13.A 14.B 15.A 16.A 17.A 18.A 19.B 20.C
21.D 22.B 23.C 24.B 25.C 26.D 27.A 28.D 29.D 30.D

………………….

Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý 8

Ma trận đề thi giữa kì 2 Địa 8

Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
Nội dung 1: Vị trí địa lý, giới hạn, hình dạng lãnh thổ. Vùng biển Việt Nam.

Nội dung 2: Quá trình hình thành lãnh thổ và tài nguyên khoáng sản.

Nội dung 3: Hiệp hội các nước ĐNÁ. Thực hành: Tìm hiểu về Lào và Campuchia

– Biết biển nước ta mang lại những thuận lợi và khó khăn cho nước ta.

– Nước ta hình thành trong giai đoạn Tân kiến tạo

– Lào thuộc khí hậu nào.

– Hiểu được những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí nước ta đối với việc phát triển kinh tế.

– Việt Nam gia nhập ASEAN có những thuận lợi và khó khăn.

– Sử dụng bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam để xác định và nhận xét vị trí địa lí, giới hạn và đặc điểm lãnh thổ Việt Nam.

– Đọc bản đồ khoáng sản Việt Nam : nhận xét sự phân bố khoáng sản ở nước ta; xác định được các mỏ khoáng sản lớn và các vùng mỏ trên bản đồ.

Số câu:13

Số điểm: 10

Tỉ lệ 100 %

Số câu: 3

Số điểm: 1.6

Số câu: 2

Số điểm: 4.3

Số câu: 8

Số điểm: 4.1

Tổng số câu: 13

Tổng số điểm:10

Số câu: 3

Số điểm: 1.6

Số câu: 2

Số điểm: 4.3

Số câu: 8

Số điểm: 4.1

Đề kiểm tra giữa kì 2 Địa

I.TRẮC NGHIỆM (3 điểm)Khoanh vào chữ cái trước ý em cho là đúng nhất:

Câu 1:Việt Nam có chung đường biên giới trên đất liền với:

A. Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.

B. Cam-pu-chia, Thái Lan, Trung Quốc.

C. Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.

D. Trung Quốc, Lào, Thái Lan.

Câu 2: Khoáng sản của nước ta phần lớn tập trung ở:

A. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

B. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Vùng núi và Trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.

D. Vùng núi và Trung du Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

Câu 3: Khi tham gia vào ASEAN, Việt Nam không gặp khó khăn về mặt nào sau đây?

A. Bất đồng ngôn ngữ.

B. Khác biệt về thể chế chính trị.

C. Thiếu lao động trẻ.

D. Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế.

Câu 4:Lãnh thổ Việt Nam trải dài trên bao nhiêu vĩ độ?

A. 14 vĩ độ.

B. 15 vĩ độ.

C. 16 vĩ độ.

D. 17 vĩ độ.

Câu 5:Nếu mỗi múi giờ cách nhau 15 kinh tuyến .Vậy quần đảo Trường Sa của nước ta nằm ở 120ºĐ thì ở múi giờ thứ:

A. 6

B. 7

C. 8

D. 9

Câu 6:Các mỏ than lớn của nước ta phân bố tập trung ở:

A. Lạng Sơn, Hà Giang.

B. Đồng bằng Sông Cửu Long.

C. Cao Bằng, Thái Nguyên.

D. Quảng Ninh.

Câu 7:Vận động Tân kiến tạo còn có tên gọi khác là:

A. Vận động Calêđôni.

B. Vận động Hecxini.

C. Vận động Inđôxini.

D. Vận động Himalaya.

Câu 8:Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay:

A. Đang khủng hoảng kinh tế một cách trầm trọng.

B. Đang khủng hoảng kinh tế nhưng có một số ngành mũi nhọn phát triển.

C. Đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế và liên tục phát triển.

D. Đã trở thành nước công nghiệp mới (NIC).

Câu 9:Điểm Cực Bắc của lãnh thổ phần đất liền nước ta ở 23º23’ Bắc thuộc:

A. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

B. Xã Lũng Cú, tỉnh Hà Giang.

C. Xã Lũng Cú, tỉnh Cao Bằng.

D. Xã Đất Mũi, tỉnh Hà Giang.

Câu 10:Kiểu khí hậu phổ biến ở Lào là:

A. Nhiệt đới gió mùa.

B. Cận nhiệt lục địa.

C. Cận nhiệt gió mùa.

D. Nhiệt đới khô.

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: (4,0 điểm)

Vị trí địa lí nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì về mặt tự nhiên, kinh tế – xã hội?

Câu 2: (1,0 điểm)

Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta?

Câu 3: (2,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang Hành chính, hình thể) và kiến thức đã học hãy nêu vị trí địa lí, giới hạn và đặc điểm lãnh thổ Việt Nam.

Đáp án đề thi giữa kì 2 Địa lí 8

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đ.A A C C B C D D C B A

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu Đáp án Điểm
1

(4,0 điểm)

Vị trí địa lí nước ta có những thuận lợi và khó khăn:

* Thuận lợi :

– Nước ta nằm trong miền nhiệt đới gió mùa, tài nguyên thiên nhiên đa dạng , phong phú tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế toàn diện

( nông nghiệp , công nghiệp , dịch vụ… )

– Việt Nam có thể hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới .

* Khó khăn :

– Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chống thiên tai (bão , lụt , hạn hán, cháy rừng, sóng biển …) và chống ngoại xâm (xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời của Tổ quốc)

1,5

1,5

1,0

2

(1,0

điểm)

* Thuận lợi:Vùng biển nước ta có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, là điều kiện để phát triển kinh tế đất nước:

+ Khoáng sản: dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại.

+ Hải sản: cá, tôm, cua, rong biển…

+ Có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng vịnh thuận lợi để phát triển nghề cá; khai thác và chế biến khoáng sản; du lịch biển đảo; giao thông vận tải biển…

*Khó khăn:Một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta: bão, triều cường, sạt lở bờ biển, sóng to…

0,2

0,2

0,2

0,2

0,2

3

(2,0 điểm)

Vị trí địa lí và giới hạn :

* Tọa độ địa lí phần đất liền:

– Điểm cực Bắc: xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, vĩ độ 23o23′ B

– Điểm cực Nam: xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, vĩ độ

8o34′ B

– Điểm cực Tây: xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên , kinh độ 102o10′ Đ

– Điểm cực Đông: xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, kinh độ 109o24′ Đ

* Phần biển có diện tích khoảng 1 triệu km2. Các đảo xa nhất về phía đông của Việt Nam thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa)

Đặc điểm lãnh thổ:

– Kéo dài chiều bắc – nam 1650 km. Nơi hẹp nhất chiều đông – tây chưa đầy 50 km (Quảng Bình). Bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3260 km. Đường biên giới trên đất liền dài khoảng 4 600 km.

– Phần biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam. Trên biển nước ta có rất nhiều đảo và quần đảo.Trường Sa và Hoàng Sa là hai quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam..

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

0,25

0,25

………………………………………

Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học 8

Ma trận đề thi giữa kì 2 Hóa học 8

TT Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức Mức độ kiến thức, kĩ năng

cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo các mức độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu
1 Chương 4

Oxi – Không khí

Tính chất của oxi. Nhận biết

– Tính chất vật lí của oxi: Trạng thái, màu sắc, mùi, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí.

– Tính chất hoá học của oxi : Oxi là phi kim hoạt động hóa học mạnh đặc biệt ở nhiệt độ cao: tác dụng với hầu hết kim loại (Fe, Cu…), nhiều phi kim (S, và hợp chất (CH4…).

– Hoá trị của oxi trong các hợp chất thường bằng II.

Thông hiểu

– Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh phản ứng của oxi với Fe, S, P, C, rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của oxi.

Vận dụng

– Viết được các PTHH.

– Tính được thể tích khí oxi (đktc) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.

Vận dụng cao

Lập công thức hóa học của oxit

2

1*

2 Sự Oxi hóa, phản ứng hóa hợp, ứng dụng của oxi Nhận biết

Biết được:

– Sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất khác.

– Khái niệm phản ứng hoá hợp.

– Nhận biết được một số phản ứng hoá học cụ thể thuộc loại phản ứng hoá hợp.

Thông hiểu

Xác định được có sự oxi hoá trong một số hiện tượng thực tế.

Vận dụng

– ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.

2

3 Oxit Nhận biết

Biết được:- Định nghĩa oxit.

– Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hóa trị, oxit của phi kim có nhiều hóa trị.

– Cách lập CTHH của oxit.

– Khái niệm oxit axit, oxit bazơ.

– Gọi được tên một số oxit theo công thức hoá học hoặc ngược lại.

Thông hiểu

– Phân loại được oxit bazơ, oxit axit dựa vào CTHH của một số chất cụ thể.

Vận dụng

– Vận dụng tính chất của Oxi để giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến chúng.

– Lập CTHH oxit khi biết hoá trị của nguyên tố và ngược lại biết CTHH cụ thể, tìm hoá trị của nguyên tố.

Vận dụngcao

+ Lập được CTHH của oxit dựa vào hóa trị, dựa vào % các nguyên tố

3

4 Điều chế Oxi, phản ứng phân hủy + thực hành Nhận biết

– Phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm (hai cách thu khí oxi) – Khái niệm phản ứng phân huỷ .

Thông hiểu

– Xác định được một số phản ứng cụ thể thuộc loại phản ứng phân hủy hay phản ứng hóa hợp.

Vận dụng

– Viết được các PTHH điều chế khí oxi từ KMnO4và từ KClO3.

Vận dụngcao

– Tính thể tích khí oxi điều chế được (ở đktc) trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

2

5 Không khí, sự cháy + luyện tập

Nhận biết

Biết được:

– Thành phần của không khí theo thể tích và theo khối lượng.

– Sự oxi hoá chậm là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng.

– Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng.

– Ôn tập lại kiến thức trong chủ đề oxi

Phân biệt được sự oxi hoá chậm và sự cháy trong một số hiện tượng của đời sống và sản xuất

Thông hiểu

– Các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy; cách phòng cháy và dập tắt đám cháy trong tình huống cụ thể; biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra một cách hiệu quả.

Vận dụng

– Sự ô nhiễm không khí và cách bảo vệ không khí khỏi bị ô nhiễm.

3

1*

6

Chương 5. Hiđro – Nước

Tính chất, ứng dụng của hiđro

Nhận biết

– Tính chất vật lí của hiđro: Trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước.

– Tính chất hoá học của hiđro : Tác dụng với oxi, với oxit kim loại. Khái niệm về sự khử và chất khử.

– ứng dụng của hiđro : Làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp.

– Tính được thể tích khí hiđro (đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm

Thông hiểu

– Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh thực nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hoá học của hiđro.

Vận dụng

– Viết được PTHH minh hoạ tính khử của hiđro. – Tính được thể tích khí hiđro (đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm

Vận dụng cao

– Tính được thể tích khí hiđro (đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm. Biện luận lượng chất phản ứng còn dư

2

1*

7 Điều chế

hiđro, phản

ứng thế

Nhận biết

– Phương pháp điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm cách thu khí hiđro bằng cách đẩy nước và đẩy không khí.

– Phản ứng thế. là phản ứng ứng trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong phân tử hợp chất.

– Viết được các PTHH điều chế khí hiđro từ kim loại (Zn, Fe) và dung dịch axit ( HCl, H2SO4loãng).

Thông hiểu

– Quan sát thí nghiệm, hình ảnh… rút ra được nhận xét về phương pháp điều chế và cách thu khí hiđro.

Vận dụng

Phân biệt phản ứng thế với phản ứng oxi hoá – khử. Nhận biết phản ứng thế trong các PTHH cụ thể.

Vận dụng cao

– Tính được thể tích khí hiđro điều chế được ở đkc

2

1*

Tổng 16 1,5
Tỉ lệ % từng mức độ nhận thức 40% 30%
Tỉ lệ chung 70%

Đề thi giữa kì 2 Hóa 8 năm 2021

I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm, mỗi câu 0,25 điểm)

Em hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1:Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Oxi là chất khí ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.

B. Oxi là chất khí tan vô hạn trong nước và nặng hơn không khí.

C. Khí oxi dễ dàng tác dụng được với nhiều đơn chất và hợp chất

D. Ở nhiệt độ cao, khí oxi dễ dàng tác dụng được với nhiều đơn chất (Kim loại, phi kim) và hợp chất.

Câu 2:Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí dựa vào tính chất nào sau đây của oxi?

A. Khí O2nặng hơn không khí

B. Khí O2là khí không mùi.

C.Khí O2dễ hoà tan trongnước

D. Khí O2nhẹ hơn không khí

Câu3:Hai chất khí nhẹ hơn không khí là

A. H2và N2

B. H2và CO2

C. H2và O2

D. H2và SO2

Câu 4:Đâu là phản ứng hóa hợp trong các phản ứng hoá học sau?

A. MgCO3MgO + CO2

B. H2O + SO2H2SO3

C. 2HCl + CaO →CaCl2+ H2O

D. Fe + H2SO4FeSO4+ H2

Câu5:Cho những chất sau: CaO, Mg(OH)2, Na2O, CuO, KOH, H3PO4những chất là oxit?

A. CaO, Na2O, KOH, CuO

B. Mg(OH)2, KOH, H3PO4

C.CaO, Na2O, CuO

D. CuO, KOH, H3PO4

Câu 6:Dãy gồm các chất thuộc loại oxit axit là

A. CO2, SO2, Na2O,

B. CaO, CO2, SO2

C. SO2, SO3, P2O5

D. CO2, P2O5, Fe2O3

Câu 7:Công thức hóa học điphotpho pentaoxit là:

A. P2O5

B. P2O3

C.PO

D. P5O2.

Câu 8:Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế từ nguyên liệu nào?

A. KMnO4hoặc KClO3

B. KMnO4hoặc KCl

C. Không khí hoặc nước

D. Không khí hoặc KMnO4

Câu 9:Phản ứng nào dưới đây là phản ứng phân hủy?

A. CuO + H2 →Cu + H2O

B. CO2+ Ca(OH)2→CaCO3+ H2O

C. CaO + H2O → Ca(OH)2

D. Ca(HCO3)2CaCO3+CO2+H2O

Câu 10:Điều khẳng định nào sau đây là đúng:Không khí là

A. một chất

B. một đơn chất

C. một hợp chất

D. một hỗn hợp

Câu 11:Sự cháy là

A. sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng

B. sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.

C. sự oxi hóa nhưng không tỏa nhiệt.

D. sự oxi hóa nhưng không phát sáng.

Câu 12:Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây về thành phần theo thể tích của không khí:

A. 21% khí nitơ, 78% khí oxi, 1% các khí khác (CO2,CO, khí hiếm…).

B. 21% các khí khác, 78% khí nitơ, 1% khí oxi.

C. 21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% các khí khác (CO2,CO, khí hiếm…).

D.21% khí oxi, 78% các khí khác, 1% nitơ.

Câu13:Khí Hiđro được dùng để nạp vào khinh khí cầu vì:

A.khí H2là đơn chất.

B. khí H2là khí nhẹ nhất.

C. khí H2khi cháy tỏa nhiều nhiệt.

D. khí H2ít tan trong nước.

Câu 14: Hỗn hợp của hiđro với oxi nổ mạnh nhất khi tỉ lệ H2: O2là

A. 1:1

B. 3:1

C. 2:1

D. 4:1

Câu 15:Cho các chất sau: HCl, CaO, Mg, S, O2, NaOH, Fe. Các chất dùng để điều chế khí H2là:

A. HCl, CaO.

B. Mg, NaOH, Fe.

C.HCl, S, O2.

D. HCl, Mg, Fe.

Câu 16:Trong các phản ứng sau, phản ứng thế là:

A. Zn + CuSO4→ ZnSO4+ Cu

B. 2KClO32KCl + 3O2

C. 3Fe + 2O2Fe3O4

D. 2Al + 3Cl22AlCl3

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 17: (2,0 điểm)Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

a . C4H10+ O2.→….. + ……..

b. Fe + ……….. →Fe3O4

c. H2+ O2…………….→

d. Al + O2…..→

Câu 18: (1 điểm)Hãy giải thích hiện tượng sau: Khi quạt gió vào bếp củi vừa bị tắt, lửa sẽ bùng cháy?

Câu 19: (3 điểm)Cho 13 gam kẽm phản ứng hoàn toàn với dung dịch axit clohiđric (vừa đủ).

a. Tính thể tích khí hidro sinh ra (đktc)?

b. Nếu dùng toàn bộ lượng hidro bay ra ở trên đem khử 12 gam bột CuO ở nhiệt độ cao thì chất nào còn dư? Dư bao nhiêu mol?

Cho biết: Cu = 64; Zn = 65; O = 16;

Đáp án đề thi giữa học kì 2 lớp 8

Hướng dẫn chung:

Chú ý:Học sinh có thể giải theo những cách khác nhau, nếu đúng thì giám khảo vẫn cho điểm tối đa ứng với phần đó.

I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Câu Đáp án các mã đề Điểm
Mã đề 01 Mã đề 02
Câu 1 D A 0.25
Câu 2 A A 0,25
Câu 3 A C 0,25
Câu 4 B A 0,25
Câu 5 C B 0,25
Câu 6 C C 0,25
Câu 7 A A 0,25
Câu 8 A D 0,25
Câu 9 D B 0,25
Câu 10 D D 0,25
Câu 11 B D 0,25
Câu 12 C C 0,25
Câu 13 B C 0,25
Câu 14 C D 0,25
Câu 15 D A 0,25
Câu 16 A B 0,25

II. TỰ LUẬN(6,0điểm)

Câu17 (2,0 điểm).Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

………………

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học 8

Ma trận đề thi giữa kì 2 Sinh 8

Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng chung
TN TL TN TL TN TL
Chủ đề 1:(3 tiết)

Bài tiết

Quá trình lọc máu ở thận Cấu tạo, chức năng hệ bài tiết nước tiểu Vai trò cơ quan bài tiết
Số câu 3

Số điểm: 03

Tỉ lệ %: 30%

1 câu

0,5 điểm

5%

1 câu

0,5 điểm

5%

1 câu

2 điểm

20%

3câu

3điểm

30%

Chủ đề 2:(2 tiết)

Da

Cách rèn luyện da Vai trò của da Chức năng của da
Số câu: 03

Số điểm: 3

Tỉ lệ %: 30%

1 câu

0,5 điểm

5%

1 câu

0,5 điểm

5%

1 câu

2 điểm

20%

3câu

30%

Chủ đề 3:(13 tiết)

Thần kinh và giác quan

Não bộ,tủy sống, Dây thần kinh tủy

Cơ quan phân tích

Cấu tạo hệ thần kinh
Số câu: 5

Số điểm: 4

Tỉ lệ %: 40%

2 câu

1 điểm

10%

2 câu

1điểm

10%

1 câu

2 điểm

20%

5câu

40%

Tổng số câu:

Tổng số điểm:

Tỉ lệ %:

4 câu

2 điểm

20%

4 câu

2 điểm

20%

3câu

6 điểm

60%

11 câu

10 đ

100%

Đề thi giữa kì 2 Sinh 8 năm 2021

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)Học sinh chọn đáp án đúng bằng cách ghi vào giấy thi.

Câu 1.Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là:

A. Thận

B. Ống dẫn nước tiểu

C. Bóng đái

D. Ống đái

Câu 2. Quá trình lọc máu diễn ra tại đâu trong đơn vị chức năng của thận:

A. Ống thận

B. Cầu thận

C. Nang cầu thận

D. Bóng đái

Câu 3.Lớp mỡ dưới da có vai trò gì:

A. Giúp da không bị thấm nước

B. Giúp da luôn mềm mại

C. Chứa mỡ dự trữ và cách nhiệt.

D. Cảm thụ xúc giác: nóng, lạnh.

Câu 4.Đây là phần phát triển và lớn nhất của não bộ:

A. Tiểu não

B. Đại não

C. Não trung gian

D. Hành tủy

Câu 5.Thời gian tắm nắng phù hợp nhất để da có thể hấp thu vitamin D là:

A. Từ 8-9 giờ ánh sáng vừa phải

B. Buổi trưa ánh sáng mạnh

C. Tắm sau 1h lúc vẫn còn nắng rát

D. Lúc đói cơ thể mệt mỏi

Câu 6.Cơ quan phân tích gồm mấy bộ phận:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 7. Hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa hoạt động của các cơ quan:

A. Hô hấp và cơ bắp

B. Vận động

C. Dinh dưỡng và sinh sản

D. Liên quan đến cơ vân

Câu 8.Có bao nhiêu đôi dây thần kinh tủy :

A. 11

B. 31

C. 13

D. 21

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1( 2 điểm)Bài tiết có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống? Tại sao không nên nhịn tiểu lâu ?

Câu 2. ( 2 điểm). Da có những chức năng gì? Những đặc điểm cấu tạo nào của da giúp da thực hiện những chức năng đó?

Câu 3: ( 2 điểm). Trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng dưới hình thức sơ đồ?

– Hết –

Đáp án đề thi giữa kì 2 Sinh 8

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)Mỗi ý đúng được 0,5 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B A A B A B C C

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu Nội dung Điểm
1 – Bài tiết là hoạt động của cơ thể thải loại các chất cặn bã và các chất độc hại khác để duy trì tính ổn định của môi trường trong,tạo điều kiện thuận lợi cho cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường

– Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay,không nên nhịn lâu, tạo điều kiện cho sự tạo thành nước được liên tục, để hạn chế tạo sỏi ở bóng đái

2 điểm

0,5điểm

0,5 đ

0,5 điểm

0,5điểm

2 – Tạo nên vẻ đẹp của con người

– Bảo vệ cơ thể

– Điều hòa thân nhiệt

– Các lớp da đều phối hợp để thực hện chức năng này

2 điểm

0,5 điểm

0,5đ

0,5đ

0,5 điểm

3 Hệ thần kinh gồm:

Trung ương và ngoại biên

+ Trung ương gồm não và tủy sống

+ Ngoại biên gồm: Dây thần kinh và hạch thần kinh

· Dây TK gồm bó sợi vận động va bó sợi cãm giác

2 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Đề thi giữa kì 2 môn Công nghệ 8

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 Công nghệ 8

Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao
TNKQ TL TNKQ TL

1.Đồ dùng loại điện – quang

– Biết được cấu tạo, đặc điểm của đồ dùng loại điện – quang – Trình bày được nguyên lí làm việc của đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang
Số câu hỏi 1 1 1 3
Số điểm 0,5 2,0 2,0 4,5
2.Đồ dùng loại điện – nhiệt – Biết được cấu tạo, nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện nhiệt – Trình bày được nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện – nhiệt. Kể được tên một số đồ dùng biến điện năng thành nhiệt năng

– Trình bày được những hiểu biết về ĐD loại điện nhiệt

Số câu hỏi 1 1 1 3
Số điểm 0,5 1,0 1,0 2,5
3. Đồ dùng loại điện – cơ

Giải thích được số liệu kĩ thuật có ghi trên đồ dùng điện nhiệt – Giải thích và lựa chọn được loại đồ dùng phù hợp(Pisa)
Số câu hỏi 1 1 2
Số điểm 1,0 2,0 3,0
Số câu hỏi 3 3 2 8
Số điểm 3,0 4,0 3,0 10
Tỉ lệ 30% 40% 30% 100 %

Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 8

I. Trắc nghiệm (2,0đ)

* Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng trong câu 1, 2.

Câu 1. Cấu tạo đèn sợi đốt gồm:

A. Sợi đốt, bóng thủy tinh

B. Bóng thủy tinh, đuôi đèn

C. Sợi đốt

D. Ống thủy tinh

Câu 2.Cấu tạo của bàn là điện gồm:

A. Dây đốt nóng

B. Thân bếp.

C. Động cơ

D. Vỏ

Câu 3.Đúng ghi Đ, sai ghi S ở các câu dưới đây cho đúng với đồ dùng loại điện nhiệt(1,0đ)

Nội dung Đ S
1. Sử dụng đúng điện áp định mức của bàn là
2. Dây đốt nóng đồ dùng điện nhiệt làm bằng vật liệu có điện trở suất nhỏ
3. Dây đốt nóng của bếp điện được đúc kín trong ống có chất chịu nhiệt và cách điện bao quanh
4. Lò vi sóng không thể dùng để nấu, hâm nóng lại thức ăn

II. Tự luận (8,0đ)

Câu 4 (2,0đ).Em hãy nêu đặc điểm của đèn sợi đốt ?

Câu 5 (1,0đ). Trên bàn là có ghi 1000W – 220V. Em giải thích ý nghĩa của số liệu kĩ thuật có ghi trên bàn là?

Câu 6 (2,0đ).Trình bày nguyên lí làm việc của đèn huỳnh quang?

Câu 7 (1,0đ).Kể tên những đồ dùng biến điện năng thành nhiệt năng mà em biết?

Câu 8 (2,0đ).Chủ đề: Đồ dùng loại điện – cơ

Trong thực tế tại các cửa hàng bán đồ điện gia dụng có bán rất nhiều các loại quạt điện phục vụ sinh hoạt của con người như quạt có số liệu kĩ thuật: Quạt điện thứ nhất có ghi (220V – 120W); Quạt điện thứ hai có ghi (127V – 350W); Quạt điện thứ ba có ghi (110V – 39W). Và để giảm bớt được sức nóng khi nhiệt độ tăng cao cần lựa chọn quạt điện cho phù hợp khi sử dụng.

Câu hỏi: Qua đoạn thông tin trên em hãy lựa chọn một chiếc quạt phù hợp với phòng học của mình có mức điện áp nguồn là 220V và nêu lí do tại sao chọn loại quạt đó và không chọn hai loại quạt còn lại.

Đáp án đề thi giữa kì 2 Công nghệ 8

TRƯỜNG THCS………………

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II

Năm học: 2021-2022

Môn: Công nghệ 8

(Đáp án – thang điểm gồm có 03 trang)

Câu
1 – Mức đầy đủ: B, C

– Mức không đầy đủ: khoanh B hoặc C (0,25đ)

– Mức không tính điểm: không khoanh được đúng

2 – Mức đầy đủ: A, D

– Mức không đầy đủ: khoanh A hoặc D (0,25đ)

– Mức không tính điểm: không khoanh được đúng

3 Mỗi ý đúng được0,25đ

1 – Đ 2 – S 3 – Đ 4 – S

4

(2đ)

Đặc điểm đèn sợi đốt

– Đèn phát ra ánh sáng liên tục

– Hiệu suất phát quang thấp: chỉ khoảng 4% đến 5% điện năng tiêu thụ được biến đổi thành quang năng phần còn lại tỏa nhiệt

– Tuổi thọ thấp: khi làm việc sợi đốt bị đốt nóng ở nhiệt độ cao nên nhanh hỏng

– Tuổi thọ của đèn thấp chỉ khoảng 1000 giờ

5

(1đ)

Trên bàn là có ghi 1000W – 220V

– 1000W: Công suất định mức của bàn là

– 220V: điện áp định mức của bàn là

6

(2đ)

Nguyên lí làm việc của đèn huỳnh quang

– Khi có điện, giữa hai điện cực sẽ phóng điện tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác động vào lớp bột huỳnh quang phát ra ánh sáng.

– Màu của ánh sáng phụ thuộc vào lớp bột huỳnh quang

7

(1đ)

Đồ dùng biến điện năng thành nhiệt năng.

– Nồi cơm điện, bếp điện, máy sấy tóc, tủ lạnh, bình nóng lạnh, lò vi sóng

8

(2đ)

– Phòng học có điện áp nguồn là 220V vì vậy lựa chọn quạt có số liệu kĩ thuậtP = 120W, U = 220V để phù hợp với mức điện áp có trong phòng mà không cần đến thiết bị chuyển đổi điện áp.

– Không lựa chọn hai loại quạt còn lại vì có mức điện áp không phù hợp với điện áp có trong phòng.

………………………………………………………………………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button