Bạn là một người yêu thích nhạc Kpop và thường nghe nói đến việc bias thần tượng. Vậy thì bias là gì? Ngoài bias ra còn có những thuật ngữ nào mà các fan hay dùng nữa? THPT Chu Văn An sẽ giải đáp giúp bạn trong bài viết sau đây.
Bias là gì?
Bias là gì?
Bias là một thuật ngữ tiếng Anh vừa đóng vai trò là một danh từ, một phó từ và cũng có thể là một ngoại động từ.
Được tài trợ
Bias là danh từ
Nếu đóng vai trò là danh từ, bias sẽ được hiểu theo những nghĩa sau:
Được tài trợ
- Đường cắt (vải) theo đường chéo.
- Độ dốc, độ xiên, độ nghiêng.
- Xu hướng, khuynh hướng (có thiên hướng yêu thích); thiên vị hoặc có thành kiến với ai đó (nghĩa bóng).
- Độ dịch: Cách biểu diễn số, dấu phẩy động. Nghĩa này được sử dụng trong Tin Học.
- Thế hiệu dịch: Thế hiệu dịch tự động. Nghĩa này được ứng dụng trong Vật Lý.
Như vậy, bias là danh từ được hiểu là thiên về một hiện tượng, khuynh hướng hay một người nào đó.
Bias là phó từ
Nếu đóng vai trò là phó từ, bias sẽ được hiểu theo nghĩa thu hút sự chú ý của người khác trong việc tác động đến một điều gì đó. Hoặc bias là sự yêu thích của cộng đồng dành cho một người nào đó, một vấn đề nào đó.
Hiện tại, nghĩa này của từ bias là được phổ biến và rộng rãi nhất.
Bias là ngoại động từ
Nếu đóng vai trò là ngoại động từ, bias thường sẽ mang các ảnh hưởng (xấu); định hướng dư luận của công chúng hay là có thành kiến đối với một ai đó.
Bias là gì trong thống kê?
Bias trong thống kê là sự sai lệch của trung bình dự đoán mô hình đang nghiên cứu với giá trị chính xác mà ta đang dự đoán. Một mô hình có trị số bias càng cao thì mô hình đó càng đơn giản, dẫn đến mức độ xảy ra lỗi càng cao.
Bias là gì trong Facebook?
Bias trong Facebook tương tự với khái niệm bias trong Kpop. Bởi vì các fan Kpop bây giờ hoạt động chủ yếu trên Facebook là chính. Họ thường xuyên cập nhật tin tức của idol thông qua mạng xã hội Facebook
Và để hiểu rõ hơn về khái niệm bias là gì trong Kpop, mời các bạn tìm hiểu trong phần tiếp theo nhé.
Bias là gì trong Kpop?
Bias là gì trong Kpop?
Bias trong Kpop là thuật ngữ dùng để chỉ thành viên mà bạn yêu thích nhất trong một nhóm nhạc thần tượng. Bạn bias họ vì ngưỡng mộ tài năng, tính cách hay nhan sắc của Idol.
Và đối với các thành viên còn lại trong nhóm, bạn vẫn dành sự yêu thích và tôn trọng họ. Nhưng bias vẫn sẽ là “chân ái” của bạn.
Hiện nay, bias được sử dụng phổ biến và không còn xa lạ với cộng đồng fan hâm mộ Kpop.
Ví dụ: Trong nhóm nhạc Black Pink, người mà bạn yêu thích nhất là Lisa thì Lisa chính là bias của bạn.
Ý nghĩa của Bias đối với người người hâm mộ
Ý nghĩa của Bias đối với người người hâm mộ:
Bias trong Kpop là một ngôn ngữ đặc biệt thể hiện sự ngưỡng mộ và yêu mến thần tượng của fan hâm mộ. Việc dùng bias để nói về thần tượng yêu thích của bạn với cộng đồng Fandom của mình sẽ giúp mọi người dễ hiểu và hình dung hơn.
Đây như một thuật ngữ, một cách giao tiếp của cộng đồng fan hâm mộ với nhau. Khi bạn có chung bias với một ai đó, việc tìm tiếng nói chung sẽ rất dễ dàng.
Các cụm từ liên quan đến Bias trong Kpop
Các cụm từ liên quan đến Bias trong Kpop:
- Bias + Tên nhóm nhạc
- Bias Wrecker
- Bias Idol
- Bias List
- Ultimate Bias
Sự khác biệt giữa Bias và Stan
Stan là gì trong Kpop?
Stan trong Kpop là một từ lóng được ghép bởi hai từ stalker và fan. Trong đó:
- Stalker: Ám chỉ những người theo dõi, hóng chuyện, quan tâm quá mức vào một vấn đề nào đó.
- Fan: Để chỉ đích danh những người hâm mộ.
Như vậy, ý nghĩa của stan là để chỉ những người hâm mộ cuồng nhiệt của một Idol nào đó. Họ có thể có những hành động cuồng hơi quá và hầu như chỉ dành thời gian để theo dõi, quan tâm đến thần tượng của mình.
Từ stan có nguồn gốc từ bài hát có tên “Stan” của Eminem – một rapper người Mỹ vào năm 2000. Nội dung bài hát mô tả những hành động và suy nghĩ của một fan hâm mộ cuồng loạn, mất hết lý trí.
Sự khác biệt giữa Stan và Bias là gì?
Nhiều người vẫn lầm tưởng stan và bias là hai thuật ngữ tương tự nhau. Nhưng trên thực tế, hai từ này lại mang những ý nghĩa khác nhau và hoàn toàn tách biệt.
Sự khác biệt giữa Stan và Bias là:
Về phần định nghĩa
- Stan: Dùng để chỉ những người hâm mộ, fan cứng luôn luôn theo dõi và ủng hộ hết mình đối với thần tượng.
- Bias: Dùng để chỉ các fan hâm mộ có sự yêu thích và thiên vị với một thần tượng nào đó.
Về mức độ cuồng nhiệt
Stan được coi là một fan cuồng với những suy nghĩ và hành động hơi hướng tiêu cực. Trong khi đó, bias lại có những cử chỉ, hành động đẹp thể hiện là một fan chân chính.
Một số thuật ngữ liên quan
Lật Bias là gì?
Lật bias là một thuật ngữ sử dụng trong Kpop, được cộng đồng Army của BTS sử dụng đầu tiên. Bạn có thể hình dung lật bias giống như lật thuyền vậy.
Lật bias là tiếng lóng ám chỉ việc thay đổi thần tượng. Bạn từ bias thần tượng này lại chuyển sang bias thần tượng khác.
Ví dụ: Bạn đang yêu thích thành viên V của nhóm BTS vì đẹp trai và chất giọng trầm ấm thì bỗng đổ gục trước giọng rap mạnh mẽ của leader RM, vừa đa tài lại giỏi ngoại ngữ.
Ultimate Bias là gì?
Ultimate bias là từ ghép của hai từ ultimate và bias. Trong đó, ultimate có nghĩa là “quan trọng, tốt nhất trong tất cả các loại”.
Như vậy, bạn có thể hiểu ultimate bias là thần tượng mà bạn yêu thích nhất trong danh sách các thần tượng của bạn.
Ví dụ: Bạn bias nhóm nhạc quốc dân SNSD, trong đó bạn yêu thích nhất là thành viên Yoona. Vậy thì Yoona chính là ultimate bias của bạn.
Card Bias là gì?
Card bias là một trong những phụ kiện của fan Kpop bên cạnh lipstick, poster,… Đây là những bức ảnh/thẻ có kích thước nhỏ in hình ảnh các idol của bạn.
Card bias thường được bán phổ biến, in theo yêu cầu hoặc đi kèm trong các album nhạc của idol. Các fan thường mua card bias để dùng trang trí phòng hoặc bỏ ví, làm móc khóa treo túi,…
Cognitive Bias là gì?
Cognitive bias được hiểu là định kiến về một vấn đề nào đó. Thuật ngữ này không có liên quan gì đến cộng đồng Kpop. Cognitive bias được dùng chủ yếu trong các lĩnh vực khoa học đời sống như Marketing, Tâm lý học,…
Trong Marketing
Cognitive bias là “định kiến nhận thức”. Nó là những quan điểm đã ăn sâu vào tiềm thức của khách hàng từ lâu, rất khó để thay đổi. Có bốn hiện tượng “định kiến nhận thức” ảnh hướng đến Marketing là:
- Nỗi lo mất mát: Khiến khách hàng kiên trì giữ lấy những gì họ đang có.
- Hiệu ứng “neo” tâm lý: Khách hàng thường chỉ tập trung vào thông tin đầu tiên mà họ tiếp nhận.
- Hiệu ứng thiên vị trong lựa chọn: Những gì quen thuộc sẽ khiến khách hàng thoải mái và bỏ qua các thông tin trái chiều.
- Hiệu ứng diễn đạt: Đánh giá tính tích cực hay tiêu cực của một sản phẩm, dịch vụ hay sự việc.
Trong Tâm lý học
Cognitive bias là hiện tượng tâm lý phổ biến. Nó được định nghĩa là một loại “lỗi” trong quá trình tiếp nhận, xử lý và giải mã những thông tin mà bộ não con người tiếp nhận.
Bias wrecker là gì?
Bias wrecker là từ ghép giữa bias và wrecker. Trong đó, wrecker có thể hiểu là “kẻ chen chân”, “người phá hoại”.
Đây là thuật ngữ dùng để chỉ một thành viên khác trong cùng một nhóm đang bắt đầu đe dọa vị trí bias của bạn nhưng không (hoặc chưa) là bias của bạn.
Bạn có thể có bias trong nhiều nhóm Kpop nhưng với mỗi bias wrecker phải thuộc cùng một nhóm. Và bạn có thể có nhiều hơn một bias wrecker trong cùng một nhóm.
Ví dụ: Bias của bạn trong nhóm Red Velvet là Joy và và bias wrecker là Wendy, họ đều cùng thuộc Red Velvet.
Bias BTS là gì?
Bias BTS là chỉ những fan hâm mộ của nhóm nhạc thần tượng BTS. Đây là nhóm nhạc nam đình đám tại Hàn Quốc gồm có 7 thành viên. Đặc biệt, lượng fan của BTS (Army) rất đông đảo và đến từ khắp nơi trên toàn thế giới.
Hiện nay, BTS được đánh giá là nhóm nhạc hàng đầu Kpop. Nhóm đã thiết lập nên nhiều kỷ lục mới và làm rạng danh ngành công nghiệp Kpop.
Bias Idol là gì?
Bias Idol là sự yêu thích một nghệ sĩ thần tượng có ảnh hưởng lớn, được nhiều người yêu thích và hâm mộ. Một bias idol sẽ luôn luôn ủng hộ cũng như tin tưởng thần tượng của họ trong bất kỳ dự án âm nhạc nào.
Idol hoạt động trong Kpop luôn cần tới fan hâm mộ. Idol sẽ là người ảnh hưởng tới fan. Và fan chính là động lực, là sự ủng hộ tuyệt đối đối với Idol.
Bài viết trên đã chia sẻ cho các bạn biết về bias là gì cũng như một vài thuật ngữ mà cộng đồng Kpop vẫn hay sử dụng. Nhớ để lại bình luận cho chúng tôi và đừng quên theo dõi THPT Chu Văn An nhé!