Lịch sử 12

Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh

Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới lâm vào tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô. Thậm chí có lúc như bên bờ của một cuộc chiến tranh thế giới. Chiến tranh lạnh đã trở thành nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn 4 thập kỉ nửa sau thế kỉ XX. Sau đây, ConKec sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải bài tập để các bạn dễ nắm bắt hơn.

A. Kiến thức trọng tâm

I. Mâu thuẫn Đông – Tây và sự khởi đầu của chiến tranh lạnh.

  • Từ đồng minh chống phát xít, sau chiến tranh, 2 cường quốc Mĩ và Liên Xô nhanh chóng chuyển sang đối đầu và đi tới chiến tranh lạnh.
  • Chiến tranh lạnh là tình trạng đối đầu căng thẳng, là cuộc chạy đua giữa phe TBCN do Mĩ đứng đầu với XHCN do Liên Xô đứng đầu.
  • Nguyên nhân:
    • Do sự đối lập về mục tiêu của 2 cường quốc
    • Liên Xô: Duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ thành quả chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.
    • Mĩ chống phá Liên Xô và các nước XHCN, đẩy lùi phong trào cách mạng, mưu mô làm bá chủ thế giới.
  • Các sự kiện khởi đầu chiến tranh lạnh
    • 3/1947: Học thuyết Truman ra đời, mở đầu cho chính sách chống Liên Xô và tình trạng chiến tranh lạnh.
    • 6/1947: Kế hoạch Mác san =>Liên Xô thành lập khối SEV tạo ra sự đối đầu về kinh tế, chính trị giữa các nước TBCN và các nước XHCN.
    • 4/1949: Mĩ và phương Tâu thành lập khối NATO, đến năm 1955 Liên Xô và Đông Âu thành lập khối VACSAVA
  • Cục diện đối lập giữa hai phe được xác lập.

II. Sự đối đầu Đông – Tây và những cuộc chiến tranh cục bộ ác liệt.

Học sinh tự đọc thêm

III. Xu thế hòa hoãn Đông – Tây và chiến tranh lạnh chấm dứt.

  • Xu hướng hòa hoãn Đông – Tây
    • Đầu những năm 70, xu hướng hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện với những cuộc thương lượng Xô – Mỹ.
    • Ngày 9/11/1972, hai nước Đức ký  kết tại Bon Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức làm tình hình châu Âu bớt căng thẳng.
    • 1972, Xô – Mỹ thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược, ký Hiệp ước ABM (Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo), SALT-1(Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược), đánh dấu sự hình thành thế cân bằng về quân sự và vũ khí hạt nhân chiến lược giữa hai cường quốc.
    • Tháng 8/1975, 33  nước châu Âu và Mỹ, Canađa đã ký Định ước Hen-xin-ki, khẳng định những nguyên tắc  trong quan hệ  giữa các quốc gia và sự hợp tác giữa các nước, tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu lục này.
    • Từ 1985, nguyên thủ Xô – Mỹ tăng cường gặp gỡ, ký kết nhiều văn kiện hợp tác kinh tế – KHKT, trọng tâm là thuận thủ tiêu tên lửa tầm trung châu Âu, cắt giảm vũ khí chiến lược vàhạn chế chạy đua vũ trang.
  • Chiến tranh lạnh chấm dứt
    • Nguyên nhân khiến Xô – Mỹ kết thúc “chiến tranh lạnh”:
    • Cả hai nước đều quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” nhiều mặt.
    • Đức, Nhật Bản, Tây Âu vươn lên mạnh, trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt với Mỹ.
    • Liên Xô lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.
    • Xô – Mỹ  thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.

=> Chiến tranh lạnh chấm dứt đã mở ra nhiều hướng  và những điều kiện giải quyết hòa bình  các vụ tranh chấp, xung đột đang diễn ra  ở nhiều khu vực trên thế giới.

IV. Thế giới sau “Chiến tranh lạnh”.

  • Từ 1989 – 1991, chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu tan rã.
  • Ngày 28/6/1991, khối SEV giải thể
  • 01/07/1991, Tổ chức Varsava chấm dứt hoạt động.
  • Trật tự “hai cực” Yalta sụp đổ, phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu và châu Á mất đi, ảnh hưởng của Mỹ cũng bị thu hẹp ở nhiều nơi.
  • Sang thế kỷ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đang diễn ra thì vụ khủng bố 11.09.2001 ở nước Mỹ đã đặt các quốc gia, dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường, gây ra những tác động to lớn, phức tạp với tình hình chính trị thế giới và trong quan hệ quốc tế.
  • Ngày nay, các quốc gia dân tộc vừa có những thời cơ phát triển thuận lợi, đồng thời vừa phải đối mặt với những thách thức vô cùng gay gắt.

B. Bài tập & Lời giải

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC

Câu 1: Hãy nêu và phân tích những sự kiện dẫn tới tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai phe TBCN – XHCN?

Xem lời giải

Câu 2:  Hãy nêu và phân tích những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai phe TBCN – XHCN?

Xem lời giải

Câu 3: Hãy nêu những biến đổi chính của tình hình thế giới sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt?

Xem lời giải

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 2: Hãy nêu các xu thế  phát triển của thế giới sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt?

Xem lời giải

Câu 1: Hãy chọn những sự kiện tiêu biểu của thời kì Chiến tranh lạnh

Xem lời giải

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button